Con nghỉ vì lo corona, nghỉ rồi lại sợ con… mất bài
‘Học sinh nghỉ vì dịch bệnh, tôi thấy rất nhiều trường tổ chức dạy trực tuyến nhưng trường của con tôi thì không. Cháu bị hổng kiến thức so với học sinh các trường khác thì làm sao thi cuối năm?’, nhiều phụ huynh lo lắng.
Thầy Hoàng Thế Dương (Trường THPT Gia Định, quận Bình Thạnh, TP.HCM) đang giảng bài môn hóa và quay video để tải lên nhóm cho học sinh học trong thời gian nghỉ do dịch COVID-19, sáng 12-2 – Ảnh: NHƯ HÙNG
Lo nhất là những phụ huynh có con đang học lớp 9 và lớp 12, bởi con em họ sắp bước vào kỳ thi quan trọng: thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi THPT quốc gia.
Được nghỉ, khi đi học lại phải dạy bù
Ông Phạm Phương Bình – phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, quận Thủ Đức – thừa nhận: Trong thời gian học sinh nghỉ học dài ngày như hiện tại, tình trạng phụ huynh sợ con em mình “mất bài” là có thật. Ngoài những bài thầy cô gửi, một số phụ huynh còn bắt con ở nhà phải chép lại bài học vô tập và giao rất nhiều bài cho con tự học.
“Thật ra chép bài cũng là một cách học, nhưng học mà không hiểu thì không ghi nhớ được. Và rồi những gì chúng ta bắt các em làm cũng sẽ bị các em quên đi nhanh chóng” – ông Bình nói.
Thông tin thêm về vấn đề trên, ông Lê Duy Tân – trưởng phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT TP.HCM – cho biết sở khuyến khích các giáo viên ứng dụng CNTT giảng dạy từ xa trong giai đoạn học sinh nghỉ ở nhà như hiện nay. Tuy nhiên, tất cả chỉ dừng ở mức ôn tập kiến thức đã học mà thôi.
Khi học sinh đi học lại, bắt buộc các trường phải lên kế hoạch giảng dạy cho học sinh đầy đủ các bài trong chương trình. “Các tiết dạy học từ xa không thể thay thế các tiết dạy trực tiếp có sự tương tác giữa thầy và trò…” – ông Tân nói.
Tương tự, thầy M. – giáo viên môn toán ở quận 5 – chia sẻ: “Rất nhiều phụ huynh, học sinh gọi cho tôi thắc mắc rằng sao thầy không dạy bài mới mà cứ cho ôn tập kiến thức cũ. Như vậy làm sao học sinh đủ kiến thức để đi thi THPT quốc gia. Mà điểm thi THPT quốc gia lại dùng để xét tuyển vào ĐH, học sinh trường mình thiếu kiến thức so với trường khác coi như rớt ĐH…”.
Video đang HOT
Trả lời những thắc mắc trên, thầy M. phân tích: “Tôi rất thông cảm với sự sốt ruột của phụ huynh, học sinh các lớp cuối cấp. Nhưng chúng ta phải bình tĩnh hiểu rằng học sinh được nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh thì sẽ có thời gian để học bù, chứ không phải nghỉ là mất bài”.
Bộ GD-ĐT đã công bố sẽ lùi thời gian kết thúc năm học thì phụ huynh cũng không nên quá lo lắng về việc con em mình bị “mất bài”. Các nhà trường sẽ điều chỉnh thời gian năm học theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT và lên kế hoạch giảng dạy chương trình học kỳ 2 theo tinh thần năm học sẽ kết thúc trễ hơn mọi năm.
Ông Lê Duy Tân (trưởng phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT TP.HCM)
Đừng lo sợ “mất bài”
Được biết, khi có thông báo học sinh nghỉ học kéo dài do dịch bệnh, rất nhiều phụ huynh sợ con mình bị mất bài nếu không học trực tuyến, như trường hợp của chị Nguyễn Tâm Giao có con học lớp 9 ở quận 3 (TP.HCM).
Chị nói: “Sau kỳ nghỉ tết 16 ngày, học sinh lại được nghỉ thêm để phòng tránh dịch bệnh nhưng nhà trường và các thầy cô giáo của cháu không đả động gì đến bài vở. Nay học sinh lại được nghỉ đến cuối tháng 2-2020, lúc này các thầy cô bộ môn mới cho bài để học sinh tự làm ở nhà.
Nhưng những bài này chỉ dừng ở mức ôn tập, củng cố kiến thức. Tôi thực sự sốt ruột. Sao các trường công lập không tổ chức dạy trực tuyến cho học sinh trong những ngày nghỉ để học sinh đỡ mất bài như các trường tư?”.
Ngược lại, chị Bùi Minh Huệ – phụ huynh có con học lớp 12 ở quận Bình Thạnh – lại bức xúc: “Trường của con tôi giao quá nhiều bài, gây áp lực cho học sinh. Chỉ riêng môn toán, thầy giáo cho lớp của con tôi 121 bài tập để học sinh tự làm trong tuần vừa rồi, chưa kể các môn khác. Con tôi than thở: những môn như sử, địa toàn câu hỏi, yêu cầu học sinh nhìn sách giáo khoa rồi chép vào tập. Như thế này đi học còn sướng hơn và vui hơn”.
Nói thêm về việc học khi học sinh trở lại trường, ông Bình cho rằng việc dạy và học phải có sự tương tác giữa thầy và trò. Vì vậy, những biện pháp mà giáo viên thực hiện trong thời điểm hiện nay như: dạy học qua mạng, giao bài tập… chỉ là một hình thức giúp học sinh đừng quên kiến thức, đồng thời rèn cho học sinh thói quen tự học ở nhà.
“Ở Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, khi học sinh đi học lại, nhà trường sẽ có kế hoạch để các thầy cô giáo dạy đầy đủ kiến thức theo phân phối chương trình, không bỏ qua mà cũng không dạy lướt bài nào cả” – ông Bình trấn an.
Theo tuoitre
Giảng viên trong mùa dịch Covid-19: Nhớ sinh viên, 'thèm' đứng lớp lắm rồi!
Tiếp tục nghỉ thêm 2 tuần để tránh dịch Covid-19, nhiều giảng viên cho biết mình cảm thấy nhớ da diết cảnh điểm danh, những màn tranh luận đỏ mặt, cùng sự nhí nhố đáng yêu của sinh viên trên giảng đường.
Thạc sĩ Châu Thế Hữu (giữa, đeo kính) bên sinh viên - NVCC
"Nhớ tụi nhỏ quá"
Thạc sĩ Nguyễn Thiện Thanh, giảng viên ngành cảnh quan và kỹ thuật hoa viên, Khoa Môi trường tài nguyên của Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết đây là kỳ nghỉ dài nhất từ trước tới giờ của mình. "Nghỉ lâu thấy nhớ tụi nhỏ quá. Công việc hằng ngày của giảng viên tụi mình là gắn với sinh viên, ngày nào cũng gặp gỡ, chia sẻ, nhất là mình còn làm thêm công tác đoàn hội. Nhớ cảnh lên giảng đường chia sẻ kiến thức cũng như nhiều câu chuyện vui buồn trong cuộc sống, rồi cảnh dẫn sinh viên đi thực tập, kiến tập xa... vui lắm. Mình nhớ cả những tình huống tranh luận theo chủ đề trong các tiết học, các em mặt đỏ rần quyết bảo vệ chính kiến, tạo cho mình sự hứng thú và cảm xúc vô cùng thú vị", thạc sĩ Thanh kể. Điều mong muốn nhất lúc này của thầy Thanh là muốn dịch Covid-19 nhanh chóng bị khống chế để sinh viên và giảng viên được trở lại trường sớm nhất.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoàn, giảng viên khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng không giấu được tâm trạng nhớ giảng đường, nhớ học trò. "Nhớ nhất là những tiết giảng sinh viên thảo luận sôi nổi, tương tác với nhau, làm việc nhóm để đưa ra cách giải quyết tốt nhất cho các tình huống mà giảng viên đưa ra. Nhìn sinh viên hào hứng, nhí nhố và nhiệt tình, mình như được truyền thêm cảm hứng mỗi lần lên giảng đường. Mấy ngày nay nghỉ học nhớ trường, nhớ các em lắm", tiến sĩ Hoàn chia sẻ.
Giảng viên Nguyễn Minh Trí nhớ trường, nhớ sinh viên vì kỳ nghỉ dài không được đứng lớp - NVCC
Trong khi đó, Nguyễn Minh Trí, giảng viên môn tiếng Anh, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cảm thấy trống vắng khi dịch Covid-19 khiến 2 tháng mình không được đứng lớp. Trí bày tỏ: "Nhớ sinh viên lắm chứ. Nhất là mấy lúc điểm danh, các cô cậu toàn lén lén chui vào bằng cửa sau và bẽn lẽn vào chỗ ngồi, hoặc những khi các bạn đi trễ và xin điểm danh lại với vô vàn lý do như đưa bà ngoại đi khám bệnh, bận đám giỗ, thậm chí là vì... thất tình hay đi làm phù dâu... làm mình không nhịn được cười. Nhớ cảnh tụi nhỏ "ăn vụng" bánh tráng trong giảng đường, bị mình nhắc, thế mà hôm sau lại mua một bịch thật to tặng thầy...".
Vẫn làm việc để chuẩn bị cho học kỳ mới
Dù được nghỉ để tránh dịch Covid-19 nhưng do trường triển khai hình thức học online trên hệ thống E-Learning trong 3 tuần sắp tới nên giảng viên Nguyễn Minh Trí đang khẩn trương cập nhật tài liệu môn học, giáo trình, bài giảng, các video hướng dẫn lên hệ thống để sinh viên có thể truy cập và tự học tập, nghiên cứu với sự hướng dẫn từ xa của giảng viên.
Hiện thầy Trí vẫn đang dạy lớp online kèm 1-1, đồng thời tổ chức các cuộc thảo luận online bằng giao diện ZOOM trên hệ thống của trường để trao đổi những vấn đề cần thiết với sinh viên. Theo Trí, tuy gặp phải nhiều khó khăn về tương tác giảng dạy, nhưng đây cũng là dịp các trường khai thác hệ thống giảng dạy trực tuyến, cũng là một xu hướng mới trên thế giới nhằm xóa mờ khoảng cách địa lý trong giáo dục. Mặt tích cực là sinh viên có thể học ở mọi nơi chỉ với kết nối internet và một cái tai nghe, không phải di chuyển quá nhiều tốn thời gian và bị ảnh hưởng bởi khói bụi hay kẹt xe.
Với thạc sĩ Châu Thế Hữu, giảng viên tiếng Anh Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, lúc đầu được nghỉ để phòng chống dịch Covid-19 thì cảm thấy mừng vì có thêm một chút thời gian cho gia đình và những việc cá nhân chưa làm được trong tết, nhưng khi thời gian nghỉ càng lâu, lại thấy lo lắng nhiều hơn. Thạc sĩ Hữu cho hay: "Mình lo sinh viên nghỉ lâu quá dễ quên kiến thức và tâm lý thụ động khi trở lại học tập cũng sẽ tăng cao. Bản thân mình cũng thấy bứt rứt lắm rồi, muốn trở lại giảng đường để tiếp tục công việc. Những ngày nghỉ này mình chuẩn bị cho học kỳ mới như làm danh sách lớp, hướng dẫn sinh viên thực tập... Ngoài ra, nghiên cứu và viết các báo cáo, tham luận khoa học, soạn thảo đề cương môn học và chương trình đào tạo...".
Giảng viên Châu Thế Hữu mong sớm đi dạy lại vì lo sinh viên quên kiến thức - NVCC
Thạc sĩ Châu Thế Hữu còn chủ động tương tác với sinh viên trên Facebook, lập group theo môn học để các bạn có thể ôn tập và tìm hiểu một phần kiến thức. "Xét ở góc độ giảng dạy thì mình thấy đợt nghỉ tránh Covid-19 này cũng là một thách thức cho những trường chưa có hoặc chưa hoàn thiện hệ thống đào tạo online. Dù rằng, có những trải nghiệm trên lớp mà việc giảng dạy online khó có thể thay thế được, ví dụ như việc tương tác bằng lời nói, gương mặt với người học, việc tổ chức trò chơi, hoạt động làm việc nhóm... Không khí sôi nổi với tiếng cười, lời nói ồn ào và cả những gương mặt lo âu, khó có thể tìm được những cảm nhận đó nếu không đến trường, đến lớp", thạc sĩ Hữu nhìn nhận.
Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoàn cho rằng trong thời gian nghỉ tránh dịch Covid-19 này cô cũng đang kiểm tra lại đề cương chi tiết các môn học, họp chuyên môn chuẩn bị cho học kỳ 2, làm công tác biên soạn giáo trình cho năm học tiếp theo...
Theo Thanh niên
Đến trường khi Covid-19 rình rập Học sinh nghỉ Tết Nguyên đán khoảng 10 ngày chuẩn bị trở lại trường thì lại nghỉ thêm 1 tuần vì Covid-19. Rồi cũng tại dịch bệnh nguy hiểm này mà học sinh cả nước lại tiếp tục nghỉ học thêm 1 tuần nữa. Đến nay hạn nghỉ 2 tuần đã hết, nhiều tỉnh thành đã ra thông báo cho học sinh đi...