Con ngã sưng đầu mà nhà lại không có đá để chườm, cách xử lý của bà mẹ khiến cộng đồng mạng ngả mũ bái phục vì độ sáng tạo
Trẻ rất hiếu động và nghịch ngợm nên dù các cha mẹ có cố gắng quan sát và giữ trẻ thế nào thì việc trẻ bị ngã vẫn là chuyện không thể tránh tuyệt đối được.
Mới đây, hình ảnh bé gái bị ngã sưng đầu được lan truyền trên mạng xã hội khiến cộng đồng mạng được một phen “dở khóc dở cười”. Phần thì thương em bé với đôi mắt lưng tròng và phần trán sưng u, phần lại không thể nhịn cười với cách xử lý khi nhà không có đá để chườm của bà mẹ.
Được biết, bé gái trong ảnh tên là Phương Chi (7 tuổi, hiện đang sinh sống tại Hà Nội).
Để giải quyết nhanh chóng, bà mẹ này đã nghĩ ra cách sử dụng… túi thịt trong ngăn đông lạnh để thay thế bằng đá chườm cho con.
Mẹ bé Phương Chi chia sẻ, do lục tung cả tủ lạnh không thấy chút đá nào mà tìm trong ngăn đá lại thấy túi thịt gà để sẵn trong đó nên đã nảy ra suy nghĩ dùng luôn cách đó để chườm cho bé. Vì nếu để lâu, vết sưng trên trán sẽ càng sưng to nhanh hơn.
Túi thịt gà được bà mẹ sử dụng để chườm vào vết sưng trên trán của con.
Điệu bộ của bé Phương Chi lúc này khiến nhiều người vừa thương vừa buồn cười.
Bài viết sau khi được đăng tải lên một nhóm cộng đồng đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo các thành viên. Không ít người công nhận sự nhanh trí của bà mẹ, song cũng có những người cho rằng cách này không nên làm vì không thật sự đảm bảo vệ sinh. Do đó, đã có không ít người bày cách khác để xử lý trong trường hợp này.
Video đang HOT
“Nếu không có đá mà có sấu để ngăn đá thì mang ra chườm là ok nhất”
“Lần sau bạn lấy con dao nhỏ đặt vào chỗ sưng xong bỏ ra rồi lại đặt vào 7 cái nhé, hết sưng đấy… Chữa mẹo của các cụ mình cũng làm vậy cho các con mình…”
“Có cách khác mà. Mẹ nó lấy cái thìa hoặc dao hoặc vật dụng nào đó bằng sắt, hơ lên lửa, để ấm một chút rồi ấn vào đó cũng có tác dụng đỡ sưng đấy.”
“Bé đầu nhà mình trước cũng vậy. Nhà không có đá mẹ lấy lon bia trong tủ lạnh chườm. Nhanh cực kỳ luôn. Quả ổi đang sưng to đùng mà lăn cho phát hết luôn, còn hơi sưng sưng thôi.”
Cũng theo mẹ của bé gái, hiện giờ bé đã đỡ hơn rất nhiều, trán cũng bớt sưng hơn.
Quả thật, bọn trẻ đúng là rất đáng yêu, nhưng đôi khi, chúng cũng là “tâm điểm” của muôn vàn rắc rối và nuôi con luôn là một hành trình mà các bố các mẹ không phải cứ chăm chỉ, kiên nhẫn là đủ. Chúng ta còn cần phải rất nhanh trí và sáng tạo để xử lý các tình huống nữa.
Cách xử lý khi trẻ bị ngã sưng đầu cha mẹ cần nắm rõ
- Nêu thây tre co vêt bâm sưng, nên chươm đa tai chô sưng cho trẻ ngay lâp tưc. Chươm đa liên tuc trong khoang 15 – 20 phut. Xư tri ban đâu nay se giup chô bâm không tiên triên nhiêu hơn va giup tre đơ đau hơn hăn. Nêu thây bâm nhiêu, chung ta co thê chươm đa lai lân nưa 1 giơ sau đo, va lam thương xuyên, 2-3 lân môt ngay, trong 1-2 ngay sau nưa.
- Nêu thây co trây xươc nông, nên rưa sach băng nươc va xa phong.
- Nêu thây co chay mau it, nên sư dung gac y tê sach, hoăc miêng khăn sach, ân thăng vao vêt thương để cầm máu trong khoang 10 phut, hoăc cho đên khi không con chay mau thêm.
- Nêu tre oi 1-2 lân, nên cho tre nghi ngơi, chi uông nươc loc nêu cân. Nêu tre uông đươc va không oi thêm, ban co thê băt đâu cho tre ăn uông binh thương 1-2 giơ sau đo. Tiếp theo nên cho tre năm nghi ngơi, theo doi sat tre trong 2 giơ đâu sau chân thương.
- Nêu tre than đau tai chô, hoăc nhưc đâu, ban co thê cho tre uông giam đau khi cân, nhưng phai đơi it nhât 2 giơ sau chân thương mơi đươc băt đâu cho uông! Khoang cach 2 giơ nay, la đê giup tranh trương hơp tre bi oi khi uông thuôc ngay khi đung đâu, lam chung ta co thê lo lăng hơn.
- Nêu tre ôn đinh, hoan toan binh thương, ban co thê theo doi con thêm trong 48-72 giơ sau, đê biêt chăc không co gi cân lưu y.
Ngoài ra các cha mẹ cũng cân nhơ la không nên chi tâp trung vao đâu, thay vào đó hãy kiêm tra xem tre co bi chân thương ơ nơi nao khac hay không, đặc biệt là phần cổ.
Phụ huynh tố cô giáo tát bé 21 tháng thâm tím mặt, in dấu tay lên má: Con hoảng loạn sợ hãi, về bám chặt người nhà, thấy cô giáo là khóc thét
Ban đầu chị D. nghĩ con bị bạn cấu như cô giáo giải thích trước đó, nhưng khi đến đón con về, chị hốt hoảng thấy một bên má con bầm tím, còn hằn nguyên dấu lằn các ngón tay.
Được biết, sự việc trên xảy ra ở một trường mầm non công lập thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Theo chị D., chiều 10/11, chị nhận được điện thoại của cô giáo đứng lớp thông báo việc con chị là bé Đ. bị bạn cùng lớp cào thâm hết mặt, cô có chườm đá cho con nhưng không đỡ. Cô cũng nói thêm là mong gia đình thông cảm vì không ngăn cản kịp, sợ bố mẹ hiểu lầm con bị đánh. "Vốn dĩ mình nghĩ chuyện con đi lớp có đụng qua lại với bạn học là bình thường nên lúc đó còn bảo không sao và nhờ cô để ý con giúp, nhưng khi thấy con thì thực sự không bình tĩnh nổi", chị D. nói.
Tin nhắn cô giáo cho rằng con bị bạn cấu, sợ gia đình hiểu sai do cô đánh.
Nhìn vết lằn ngón tay người lớn in rất rõ, trên mặt con lại không có vết xước da hay chảy máu gì, chị D. khẳng định chắc chắn con bị tát. Để khỏi nghi oan cho nhà trường, chị nhắn tin cho một người quen cũng là cô giáo dạy lớp con, người này lúc đầu khẳng định là con bị bạn khác cấu. Nhưng sau một hồi nói chuyện, trước lập luận của chị D., người này cuối cùng thừa nhận con bị một cô giáo tên H. "đánh lỡ tay".
Chị D. chia sẻ, con chị mới 21 tháng chưa biết nói nhưng ai cũng khen ngoan, không quấy phá, ai bế cũng theo, nhiều khi cáu con không dám đánh cái nào vậy mà cô nỡ tát cháu ra nông nỗi này. Bức xúc hơn nữa là lúc bà bé Đ. tới đón, cô giáo còn đổ lỗi cho một bé ở trong lớp. Sự việc xảy ra khiến chị vô cùng phẫn nộ và quyết định làm cho ra lẽ.
Đánh con vì lo con không ăn sẽ bị đói?
Theo chị D., vào hơn 23h khuya 10/11, cô giáo có nhắn tin xin lỗi, nhận sai và xin phép được đến nhà nói chuyện nhưng chị không trả lời. Cô giáo cho rằng thường ngày cô rất thương cháu, chăm sóc cháu chu đáo, cháu ngủ cũng phải gối tay cô nằm mới ngủ được. Lý do cô giáo đưa ra là đánh vì cháu không chịu ăn, "muốn cháu no và ngoan". "Trăm ngàn cái sai cũng tại chị không đúng. Chị xin em và gia đình", cô giáo nói.
Cô giáo nhắn tin xin lỗi, nhận sai và xin phép được đến nhà nói chuyện.
Ngay trong sáng sớm ngày 11/11, cô giáo đã đến xin lỗi gia đình. Đại diện trường cũng đã đến làm việc và nhận lỗi với phụ huynh vì hành vi của cô giáo. Phía nhà trường cũng mong chị D. thông cảm vì hoàn cảnh cô H. có nhiều khó khăn và chịu nhiều áp lực, đồng thời xin chị D. gỡ bài viết trên mạng xã hội. Tuy nhiên, chị không chấp nhận và yêu cầu về trường giải quyết vì không thể cứ bạo lực với trẻ rồi xin lỗi.
Chị cho rằng, áp lực trong cuộc sống thì ai cũng có, không thể đem hoàn cảnh ra để bao che cho hành động bạo hành trẻ. "Trường không có camera, làm sao mình biết được con mình hay các bé khác có bị đánh những lần khác nữa mà bố mẹ không biết hay không? Bé không chỉ đau về thể xác mà còn bị ảnh hưởng tâm lý, thấy cô giáo tới nhà thì khóc thét, chắc chắn con sẽ ám ảnh lâu dài vì điều này" , chị D. nói.
Được biết, theo kết quả giám định chiều nay 11/11, bé Đ. bị chấn thương phần mềm, ngày mai 12/11 cháu sẽ gây mê để kiểm tra tổn thương màng nhĩ. Theo chị D., từ hôm bị đánh đến nay con bị sốt và có biểu hiện sợ hãi người lạ, cứ bám chặt bố mẹ với bà nội, cả đêm khóc rên liên tục.
Hiện chị vẫn đang chờ nhà trường đưa ra phương án giải quyết hợp lý.
10 biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút Gút (gout ) là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng acid uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat tại khớp, gây viêm khớp. Không có cách chữa khỏi bệnh gút, vì vậy việc kết hợp thuốc và các biện pháp điều trị tại nhà có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Bệnh gút...