Cơn mưa đêm và bài học thức tỉnh cho nàng dâu đối với mẹ chồng bị liệt nửa người
Trong cơn mưa nặng hạt giữa đêm, hành động của mẹ chồng trên chiếc xe lăn khiến tôi chế.t lặng.
Một nụ cười hiền hậu mà cũng đầy trách nhiệm đã thức tỉnh tôi, buộc tôi đối diện với những sai lầm của chính mình.
Ảnh minh họa.
Chồng tôi là một người đàn ông đáng tự hào, nhưng để trở thành vợ anh, tôi đã phải đấu tranh với chính mình. Bố anh mất sớm, mẹ anh – một người phụ nữ tần tảo – phải gánh vác gia đình và chịu ta.i nạ.n khiến bà phải ngồi xe lăn suốt quãng đời còn lại. Ngày cưới anh, tôi biết mình không chỉ cưới một người đàn ông, mà còn phải gánh vác trách nhiệm với gia đình anh, đặc biệt là với người mẹ chồng khuyết tật.
Tôi từng tự nhủ sẽ cố gắng yêu thương bà, nhưng sự im lặng của bà, cùng những khác biệt trong cách sống, đã vô tình tạo nên khoảng cách. Mẹ chồng tôi không phải người dễ gần. Bà trầm mặc, không bao giờ than phiền, chỉ lặng lẽ sống và chăm lo cho gia đình bằng cách riêng của mình. Nhưng tôi, trong cái thế giới nhỏ nhoi của mình, đã không đủ kiên nhẫn để tìm hiểu bà.
Mẹ chồng tôi dù ngồi xe lăn nhưng chưa bao giờ chịu nghỉ ngơi. Bà chăm chút mấy con gà ngoài sân, tự nấu ăn và luôn muốn bữa cơm trong nhà là do người trong gia đình chuẩn bị. Với tôi, điều đó nhiều lần trở thành áp lực. Tôi thấy khó chịu khi phải thay đổi thói quen vì bà, và thường chọn cách lảng tránh thay vì đối thoại.
Video đang HOT
Từ khi mang thai, sự nóng nảy thất thường của tôi càng khiến khoảng cách giữa tôi và mẹ chồng thêm lớn. Thậm chí khi bà làm thịt gà nấu riêng cho tôi, tôi cũng nghĩ đó là sự sắp đặt của chồng để làm tôi vui. Trong mắt tôi, bà chỉ là một người mẹ chồng xa cách và phiền phức.
Trưa hôm qua, cơn mưa đến bất ngờ. Đang say ngủ, tôi giật mình tỉnh dậy và vội vã chạy ra sân để rút quần áo, lo cho những bộ đồ phơi ngoài trời sẽ ướt hết. Nhưng khi ra tới nơi, tôi đứng sững lại. Mẹ chồng tôi, trên chiếc xe lăn cũ kỹ, đang chật vật kéo cây phơi đồ vào trong mái vòm. Một tay bà lăn bánh xe, tay còn lại nắm cây phơi đồ. Gương mặt bà đỏ ửng vì cố gắng, nhưng ánh mắt vẫn ánh lên sự kiên định.
Khi thấy tôi, bà quay lại, nở một nụ cười rạng rỡ. “Con vào nghỉ đi, để mẹ lo.” Lời nói ấy vang lên nhẹ nhàng nhưng nặng trĩu trong lòng tôi. Dưới cơn mưa, mái tóc bà ướt sũng, nhưng bà không một lời trách móc hay oán giận.
Tôi đứng đó, nước mưa lẫn nước mắt ướt đẫm mặt. Cảm giác hối hận xâm chiếm tâm hồn. Từ trước đến nay, tôi luôn lẩn tránh sự quan tâm của bà, luôn đặt mình vào vị trí của người chịu đựng mà quên rằng, bà cũng là người mẹ đang cố gắng hết mình để yêu thương và bảo vệ tôi.
Làm sao tôi có thể chuộc lỗi với bà đây? Làm sao tôi có thể bù đắp cho những tháng ngày vô tâm ấy?
Mưa đã tạnh, nhưng trái tim tôi vẫn gợn sóng. Tôi biết, từ hôm nay, tôi cần thay đổi. Không chỉ để làm tròn trách nhiệm của một người con dâu, mà để học cách yêu thương một người mẹ – người mà tôi đã vô tình lãng quên trong hành trình xây dựng hạnh phúc gia đình.
Bị 'mượn tạm' vàng cưới, nàng dâu gật đầu cái rụp với điều kiện lạ khiến mẹ chồng xanh mặt
Nhưng vì thế mà gia đình chồng tôi trở nên căng thẳng. Tôi phải làm sao đây?
Lúc tôi nói với gia đình muốn gả cho Việt, cha mẹ tôi lưỡng lự không đồng ý. Ông bà cho rằng tôi sẽ chịu khổ khi làm dâu nhà anh. Vì mẹ của anh có tiếng keo kiệt tiề.n bạc nhất trong xóm. Không chỉ vậy, Việt còn có một em gái được bà Hoa cưng như trứng. Bao nhiêu tiề.n Việt kiếm về, bà Hoa đều để dành cho con gái lấy chồng.
Nhưng tôi và Việt thương nhau từ thời đi học, giờ hai đứa có việc làm ổn định rồi nên muốn gắn bó với nhau cả đời. Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời, cha mẹ tôi cuối cùng cũng gật đầu đồng ý để chúng tôi lấy nhau.
Ngày cưới bên nhà trai tổ chức sơ sài đến mức cha tôi tức giận ra mặt. Việt đi làm suốt 5 năm cố gắng không ngừng, tiề.n anh có bao nhiêu đều gửi mẹ để sau này lấy vợ. Nhà Việt cũng có cửa hàng tạp hóa buôn bán khấm khá. Vậy mà tiệc cưới nhà trai chỉ vỏn vẹn 10 mâm, đến đồ ăn đãi khách cũng ít ỏi đáng thương. Mẹ chồng không tặng tôi bất cứ món gì. Dù có chút tủi thân nhưng nghĩ sau này được sống với người mình thương nên tôi cũng gắng bỏ qua.
Ngày hôm sau đám cưới, chúng tôi vẫn ở nhà chồng chưa vội lên thành phố. Mẹ chồng tôi bỗng gõ cửa muốn nói chuyện riêng với tôi. Mẹ chồng mở lời ngọt ngào với tôi:
"Con giờ là con dâu nhưng mẹ coi con là con gái trong nhà. Người thân trong nhà thì mình phải yêu thương giúp đỡ nhau phải không con?".
Mẹ chồng không tặng tôi bất cứ món gì - Ảnh minh họa: Internet
Tôi cười vâng dạ nhưng trong lòng linh tính sắp có chuyện. Quả chẳng sai,mẹ chồng liền nói thẳng:
"Cái Lý em gái của chồng con sắp lên xe hoa rồi. Con cũng biết là mẹ một mình nuôi chồng con ăn học, giờ nó nên người, kiếm được vợ rồi thì cũng ráng phụ mẹ lo cho em gái. Con cho mẹ mượn tạm vàng cưới để hôm đó mẹ có cái trao cho cái Lý. Chứ để em con về nhà chồng người ta co.i khin.h nhà mình nghèo thì đâu có được đâu phải không con?".
Tôi nghe mẹ chồng mượn vàng cưới mà trong lòng vừa tủi vừa tức. Ngày cưới của tôi thì bà làm sơ sài, đến một món quà cưới cũng không cho tôi. Đám cưới của con gái thì bà muốn tổ chức rình rang, còn đòi mượn tạm vàng cưới của tôi. Nhưng tôi chẳng thể hiện gì ra mặt, chỉ nhẹ nhàng ra một điều kiện khiến bà xanh mặt:
"Ngày cưới cha mẹ con cho vàng con đeo nhưng lại bảo để lại cho cháu ngoại sau này, chỉ cho tụi con giữ tạm. Vậy thì tụi con cũng không có quyền gì khác. Mẹ muốn mượn vàng của cháu nội thì viết giấy nợ giúp con. Mẹ viết rõ ràng bao giờ trả để mình người thân trong nhà không khó dễ với nhau. Như vậy được không mẹ?".
Nghe tôi nói vậy, mẹ chồng tôi tái xanh mặt tức giận lắm, bà bỏ thẳng ra ngoài. Bà còn nhiều lần nói bóng gió rằng chồng tôi lấy phải người vợ mưu mô tinh quái, trước sau gì cũng hối hận.
Chồng tôi thấy tình hình căng thẳng thì khuyên tôi cho mẹ chồng mượn vàng, làm phật ý bà cũng không hay. Nhưng tôi nghĩ đó là vàng cha mẹ tôi cho, vì sao tôi phải đưa cho mẹ chồng? Đưa rồi nếu không đòi lại được thì sao? Đó cũng là vàng làm của cho con cái tôi sau này, sao có thể để mất như thế? Huống hồ, mẹ chồng cư xử với con cái không công bằng thì sao tôi phải làm theo ý bà?
Nhưng vì thế mà gia đình chồng tôi trở nên căng thẳng. Tôi phải làm sao đây?
Nghỉ lễ 2/9 ngỏ lời về quê ngoại, nàng dâu bị mẹ chồng 'tính kế' 5 năm lấy chồng, chưa năm nào tôi được về nhà bố mẹ đẻ dịp 2/9. Lần nào tôi muốn về là mẹ chồng và chồng đều giữ lại. Nhiều năm ở nhà chồng, tôi chỉ tranh thủ những dịp lễ được nghỉ dài để về quê ngoại, nhưng lần nào tôi muốn về là nhà chồng lại có việc. Tết, tôi phải...