Con ‘me’ và hi vọng của Nay Khoen
Thầy Ninh Văn Dậu báo tin vui rằng Khoen vẫn học tốt, vẫn tiếp tục đến trường và từ ngày được nhận bò đến nay, ngày nào đi học về cũng tự tay cầm dây thừng đi ra đồng chăn cho bò béo.
Con bò cái đã sinh con “me” trong niềm vui rạng rỡ của cậu học trò Nay Khoen – Ảnh: NINH VĂN DẬU
Gần 1h sáng, tin nhắn điện thoại của tôi rung lên. Tôi cầm máy lên thì thấy những dòng chữ từ tài khoản Facebook cá nhân thầy giáo Ninh Văn Dậu: “Báo cho em một tin mừng, bò của Nay Khoen vừa sinh một con “me” (con bê) cái”.
Thầy Dậu được nhiều bạn đọc báo Tuổi Trẻ biết đến với câu chuyện nhận nuôi những đứa học trò nghèo. Năm 2017, thầy Dậu cũng được nhiều người biết đến hơn với câu chuyện tìm mọi cách để “lấy” cậu học trò Ksor Gol về với lớp khi cậu học trò này vì nghèo mà bỏ học dang dở.
Những dòng tin nhắn về con “me” gợi lại cho chúng tôi hình ảnh về một cậu học trò Ja Rai Nay Khoen ở buôn Drai (xã Ia Dreh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai).
Video đang HOT
Năm 2015, thầy Dậu dạy học ở Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, nơi mà đa số học trò của thầy là con em đồng bào Ja Rai đầu tóc khét nắng, trong đó có Nay Khoen – lúc đó đang học lớp 2 Trường tiểu học số 1 xã Ia Dreh.
Hằng ngày thầy đến trường trong bộ quần áo sạch sẽ, trên chiếc xe máy mà Khoen lại “xển” tới rách đũng quần trên đường làng để đến lớp học chữ.
“Mình thương nhưng biết tiền cho Khoen bao nhiêu cho đủ. Khoen tàn tật nhưng vẫn “xển” được, vẫn chăm lũ gà được mẹ cho để làm “kế hoạch nhỏ”. Mình nghĩ giá như Khoen có một con bò giống, mọi thứ có lẽ sẽ có niềm hi vọng sáng sủa hơn” – thầy Dậu nói khi ấy.
Câu chuyện của Khoen làm lay động nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ. Một tuần sau, báo Tuổi Trẻ đã gửi số tiền đủ để thầy Dậu có thể thực hiện ước nguyện của mình: mua cho Khoen một con bò giống.
Chiều 28-4, thầy Dậu háo hức tới nhà gặp Khoen rồi chụp những tấm hình về con “me”, con bò cái mà thầy đã mua ngày nào để gửi cho chúng tôi. Thầy báo tin vui rằng Khoen vẫn học tốt, vẫn tiếp tục đến trường và từ ngày được nhận bò đến nay, ngày nào đi học về cũng tự tay cầm dây thừng đi ra đồng chăn cho bò béo.
“Mình vui như con bò của mình đẻ con ấy. Mà thật, từ hồi được bạn đọc báo Tuổi Trẻ giao nhiệm vụ tặng bò đến bây giờ hầu như vài ngày mình lại qua coi con bò có còn không. Mình sợ họ túng quẫn rồi lại bán, hoặc lại mổ ăn. Nhưng thật vui, Khoen chắc chắn lại có thêm điều kiện đến trường”.
THÁI BÁ DŨNG
Theo tuoitre.vn
Ai có xe đạp cũ tặng học sinh miền núi?
Thấy học trò nghèo nhà ở xa phải đi bộ đến trường, thầy Nguyễn Tất Tài (Trường phổ thông dân tộc bán trú, THCS Tri Lễ, huyện Quế Phong, Nghệ An) lên mạng xã hội xin xe đạp cũ về rồi sửa chữa, tặng học sinh.
ảnh minh họa
Rồi từ đó sau giờ tan trường, khoảng sân nhỏ trước nhà công vụ giáo viên trở thành một "tiệm sửa xe" di động của các thầy giáo. Những chiếc xe đạp cũ lần lượt được các thầy giáo kiểm tra, sửa chữa từng bộ phận từ nhông xích, bánh xe đến hệ thống phanh.
Có chiếc xe đạp bị thủng săm hay mòn xích sau thời gian dài không sử dụng được các nam giáo viên vá, tra dầu lại một cách cẩn thận. Cạnh đó, một chiếc xe đạp bị gỉ sét cũng được thầy giáo tự tay sơn lại gần như mới. Đây đều là những chiếc xe đạp cũ được thầy Tài cùng những người bạn kêu gọi xin về cho học sinh nghèo của trường.
Gắn bó với việc gieo chữ cho học trò ở vùng cao Quế Phong gần 12 năm nay, thầy Tài thấu hiểu được nỗi nhọc nhằn trong hành trình tìm con chữ của các học sinh nơi đây. "Có nhiều học trò ở xa phải đi bộ đến trường. Tôi mong muốn giúp đỡ các em có xe đi lại" - thầy Tài . Từ suy nghĩ đó, thầy đem câu chuyện "học trò miền núi cần xe đạp đến trường, ai có xe đạp cũ không dùng đến thì tiếp sức các em" lên Facebook cá nhân.
Sau gần một tháng kêu gọi, vận động, có 14 chiếc xe đạp cũ từ khắp nơi chuyển về cho trường trong niềm vui của thầy và trò. Thời gian dài không sử dụng nên những chiếc xe đạp gỉ sét, các thầy tranh thủ thời gian rảnh đem ra sửa chữa, thay thế phụ tùng.
Trong giờ chào cờ đầu tuần, những chiếc xe đạp cũ sau khi đã sửa sang lại được trao tận tay cho học sinh nghèo. Những chiếc xe này sẽ được các thầy giáo kiểm tra định kỳ mỗi tháng một lần để đảm bảo an toàn nhất cho các em khi sử dụng.
Thầy Hoàng Ngọc Thanh - hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú, THCS Tri Lễ - cho biết trường có hơn 750 học sinh, trong đó có hơn 300 học sinh ở bán trú. Nhiều em ở xa không có xe đạp phải đi bộ rất vất vả, nhất là những ngày mưa bão.
"Việc làm của thầy Tài và các giáo viên nhằm động viên, tiếp sức các em đến trường. Thời gian tới, nếu các thầy cô giáo kêu gọi được xe đạp cũ mà cần thay thế phụ tùng, nhà trường sẽ tiếp tục vận động thầy cô ủng hộ thêm để sửa chữa" - thầy Thanh nói.
Theo TTO
Nặng lòng với học sinh vùng cao Với tình yêu nghề, 16 năm qua, cô giáo Bùi Thị Thuyên - Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học xã Hồ Thầu (huyện Tam Đường) vượt qua khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và thắp sáng ước mơ cho học trò nghèo. Cô giáo Bùi Thị Thuyên hướng dẫn học sinh luyện chữ đẹp. Trường Phổ thông...