Con lớn lên cứ đụng tới sách là sợ, nguyên nhân vì hành động sai lầm này của mẹ từ khi còn nhỏ

Theo dõi VGT trên

Có những phụ huynh đầu tư cho con cả tủ sách, trong nhà đi đâu cũng thấy sách hay, sách đắt tiền nhưng tại sao những đứa trẻ không hề hứng thú?

Dù không thể nhớ những cuốn sách đã đọc trong đời nhưng bằng một cách nào đó, những cuốn sách trong vô thức vẫn làm cho chúng ta trở thành người tốt hơn, hiểu biết hơn, yêu thương nhiều hơn.

Những đứa trẻ thích đọc luôn có hành vi tốt và sẽ chẳng bao giờ bị thất thế với xã hội. Sách giúp trẻ tích hợp kiến thức và mở rộng tầm nhìn, sống trách nhiệm, bao dung. Đằng sau những đứa trẻ này phải có những bậc phụ huynh luôn âm thầm khích lệ và cổ vũ văn hóa đọc cho con.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh nhầm lẫn giữa khuyến khích và bắt ép, thay vì tạo niềm yêu thích và đam mê bằng cách xây dựng thói quen đọc sách ngay từ nhỏ. Họ dùng quyền để bắt con cái đọc sách, điều này không những khiến trẻ không tiếp thu được kiến thức mà còn thấy sách là ám ảnh.

Con lớn lên cứ đụng tới sách là sợ, nguyên nhân vì hành động sai lầm này của mẹ từ khi còn nhỏ - Hình 1

Đằng sau những đứa trẻ thích đọc sách là những bậc phụ huynh luôn âm thầm khích lệ và cổ vũ văn hóa đọc cho con. (Ảnh minh họa)

Mẹ “nhồi sách”, con bội thực

Chị Minh Thư (quận 5, TP. HCM) kể, hai vợ chồng là công chức nhà nước, nhà lúc nào cũng có sách. Để nuôi dưỡng niềm đam mê đọc sách cho con, ngay từ khi thời kì mang thai chị đã thường xuyên đọc cho con nghe. Sau khi con chào đời, chị đã chuẩn bị cả kệ sách lớn cho con, hy vọng con được chìm trong kiên thức để yêu thích việc đọc.

Con học lớp mầm, quy định “bất thành văn” trong nhà chị là cứ 8h tối làm gì thì làm, con phải ngồi nghe mẹ đọc sách hoặc tự đọc sách tranh đơn giản. Với niềm tin “mưa dầm thấm lâu”, cứ tạo thói quen thì đến một ngày con sẽ xem sách là người bạn tốt nên từ truyện tranh, truyện ngụ ngôn, cổ tích cho tới khoa học, sách nào chị cũng chịu khó đọc cho con nghe.

Nhưng mọi nỗ lực đó của chị đã không được “đền đáp”. Con vào tiểu học, dù đã có thể tự đọc sách nhưng chẳng bao giờ đụng tay vào. Nhiều hôm bạn bè cùng lúc tới chơi, mấy đứa nhỏ thấy kệ sách nhiều sách đẹp sách hay tranh nhau đọc, chỉ có con chị Thư là vẫn thờ ơ.

Mỗi khi nghe tiếng mẹ nhắc: “Con lấy cuốn sách đọc đi”; “Không đọc sách sao mà thông minh được” là thằng bé kiếm cớ đánh trống lảng. Lắm lúc ép quá con cũng cầm cuốn sách đọc nhưng vài trang là nằm luôn trên bàn, mẹ nạt nộ thì khóc lóc mếu máo. Chị bảo: “Thấy bất lực vì có một đứa con không biết niềm yêu thích sách là gì”.

Cha mẹ chỉ lướt điện thoại không thể trách con lười đọc sách

Thực tế, nếu bố mẹ ép con đọc sách, những kiến thức thu được từ sách sẽ hoàn toàn là thụ động và đối phó, lợi ích tốt đẹp của việc đọc sách đã không còn. Nhiều phụ huynh mua sách chât đây nhà, nhưng lại không hê biêt con thích điêu gì, thích và không thích sách gì.

Và cũng sẽ hết sức vô lý khi cha mẹ, người lớn trong nhà lúc nào cũng cầm trên tay những chiếc điện thoại để lướt, để quẹt nhưng lại trách móc con cái trong gia đình tại sao không siêng năng đọc sách.

Chị Trần Thị Bích Thủy (quận Phú Nhuận, TP. HCM), mẹ của hai bé Nancy và Nina chia sẻ: “Để tạo cho con yêu thích việc đọc sách hay thói quen đọc sách là một quá trình kiên trì và tâm lý, không thể chỉ mua thật nhiêu sách, bày ra cho con và nghĩ răng con ở gân sách con sẽ yêu sách.

Con lớn lên cứ đụng tới sách là sợ, nguyên nhân vì hành động sai lầm này của mẹ từ khi còn nhỏ - Hình 2

Video đang HOT

Tất nhiên, sách phải có sẵn thì con mới đọc được. Có lẽ hơi thừa, nhưng mình thấy nhiều bố mẹ vẫn nghĩ “con còn nhỏ, có đọc được gì đâu mà đầu tư sách”, theo mình, tư tưởng đó sẽ không giúp trẻ yêu sách được.

Những cuốn sách đầu tiên mình mua cho con khi biết ngồi là sách vải, lúc đó bé chỉ gặm ngắm là chính. Đến giai đoạn tiếp theo chuyển qua sách giấy thì con chỉ nghịch sách, lật tới lật lui, không xem một cuốn mà chuyển từ cuốn này sang cuốn khác. Tuy nhiên, mình nghĩ đây chính là những hoạt động cần thiết đầu tiên để con tạo thói quen đọc sách, không thể ngay lập tức bắt bé thích đọc sách ngay được. Và thực tế, phải cả năm sau mình mới nhận ra kết quả.

Con lớn lên cứ đụng tới sách là sợ, nguyên nhân vì hành động sai lầm này của mẹ từ khi còn nhỏ - Hình 3

Phải 1 năm sau ngày làm quen cuốn sách đầu tiên, bé nhà chị Thủy mới bắt đầu thích đọc sách.

Mình cũng không bao giờ nói với con: “Cuốn này mới hay chứ” khi đi chọn sách, bởi nhiều cuốn theo cách nhìn của người lớn thì rất hay nhưng lại quá tầm của một đứa trẻ, nếu đọc không hiểu chúng sẽ chán và đọc đối phó. Cứ để con tự quyết định cuốn sách của mình. Có thể vài lần con chọn chưa đúng, chưa hợp gu của con, nhưng dần con trẻ sẽ tự tìm nguồn, hoặc nhờ tư vấn, để có được lựa chọn chính xác sách hợp với mình hơn.

Nhà mình có một giá sách nhỏ để bé có thể tự lấy khi muốn, gần giá sách đặt một vài chiếc gối, một chiếc đệm nhỏ… vì thú vui đọc sách luôn gắn với tư thế ngồi thoải mái khi đọc. Bna đầu, mình đọc sách cùng bé 15 phút, sau tăng dần từ từ lên thành 30 phút, 1 tiếng… Bé mệt thì mình sẽ cho nghỉ, không ép. Bên cạnh đó, “kỹ thuật” đọc sách hấp dẫn, thú vị và hài hước của bố mẹ cũng chính là một yếu tố quan trọng duy trì niềm vui đọc sách. Vợ chồng mình thỉnh thoảng nhập vai hay biểu cảm bằng các giọng đọc khác nhau dành riêng cho mỗi nhân vật, các bé rất hào hứng.

Bố mẹ cũng nên là tấm gương, ít nhất trước giờ đi ngủ dù đọc ít đọc nhiều cũng cầm sách đọc. Có 1 thời gian mình cũng rất lười, không muốn đọc gì cả, nhưng không thể để bé thấy được tình trạng lười của mẹ, thế là mình mua ngôn tình về đọc, mỗi tối mẹ và con vẫn cùng nhau đọc sách. Đi mua sách cũng là phần thưởng khi con làm tốt việc gì đó mà mình thường áp dụng.

Con lớn lên cứ đụng tới sách là sợ, nguyên nhân vì hành động sai lầm này của mẹ từ khi còn nhỏ - Hình 4

Hai bé nhà chị Thủy rất thích đi nhà sách cùng bố mẹ vào mỗi cuối tuần.

Ở Sài Gòn hay có những buổi giao lưu kí tặng sách, mình nghĩ việc cho con gặp gỡ, giao lưu với tác giả, họa sỹ, nghe những câu chuyện từ chính tác giả, cả bố mẹ và con trẻ sẽ biết trân trọng người làm sách và những cuốn sách mình đang có.

Mình học theo mẹo hay của một mẹ chia sẻ là tặng con một cuốn sổ thật đẹp để làm “nhật kí đọc sách”. Khi con biết viết, mình hướng dẫn con ghi lại tên cuốn sách, tên các nhân vật trong sách và đặc điểm của từng nhân vật, ghi lại cảm xúc của mình về một nhân vật yêu thích hay vẽ lại nhân vật theo trí tưởng tượng của con. Mình nghĩ đọc sách cũng như nhiều thứ khác, khi con nhận ra điều đó là tốt và tìm thấy niềm vui thì chúng sẽ tự làm mà không cần phải nhắc nhở, thúc giục.

Rất nhiều bé khi đã thích đọc rồi sẽ đọc tất cả mọi thứ (như con mình), nhưng cũng nhiều bé do tiếp xúc muộn, chưa có thói quen thì trước hết bố mẹ phải tìm hiểu xem con mình có sở thích về lĩnh vực gì, và lựa chọn sách về lĩnh vực ấy trước. Hãy kiên nhẫn và giúp con hình thành thói quen từ từ và cuối cùng, trẻ sẽ ham đọc sách lúc nào mà bạn cũng không hay.

Đưa tiết đọc sách vào giờ học chính khóa để phát triển thói quen đọc sách

Đó là mong mỏi đầy tâm huyết từ ông Lê Hoàng - Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam trong cuộc trao đổi với Đồng Nai Cuối tuần nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Xuất bản, in và phát hành sách Việt Nam (10-10-1952 - 10-10-2020).

Đưa tiết đọc sách vào giờ học chính khóa để phát triển thói quen đọc sách - Hình 1

Tiết học hạnh phúc - chuỗi chương trình khuyến đọc trong nhà trường và cộng đồng của Anbooks - Ankids tại các trường tiểu học phía Nam kể từ ngày 5-10 đến tháng 12-2020. Ảnh: P.T

Là chuyên gia am hiểu và có nhiều cống hiến trong ngành Xuất bản, sách báo, ông Lê Hoàng luôn quan tâm, trăn trở đến việc làm sao phát triển văn hóa đọc, tức thói quen đọc sách trong xã hội.

* Người Việt Nam ít đọc sách

Đưa tiết đọc sách vào giờ học chính khóa để phát triển thói quen đọc sách - Hình 2

Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam dẫn chứng số liệu về hoạt động xuất bản tại Việt Nam trong 5 năm gần nhất (2014-2019) - không tính số sách giáo khoa - để thấy các tín hiệu tăng khả quan như: số tựa sách (tăng 30% với 37.100 tựa sách năm 2019), số bản in (tăng 19%) và tỷ lệ sách/đầu người (tăng 12%). Dù vậy, tỷ lệ đọc sách của Việt Nam còn tụt hậu so với các nước châu Á như: Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc...

"Nguyên nhân chính có thể liệt kê là do thiếu tiết đọc sách trong khung thời khóa biểu học tập chính thức của nhà trường; các bậc phụ huynh thiếu sự quan tâm, khuyến khích thói quen đọc sách từ bé cho trẻ và các NXB, công ty kinh doanh sách chưa thật sự quan tâm công tác nghiên cứu thị trường và góp phần nâng cao thói quen đọc sách trong công chúng.

Văn hóa đọc của người Việt Nam chúng ta là quá thấp, do đa số người Việt Nam không có thói quen đọc sách - một thói quen chưa được tạo dựng từ khi còn bé và còn ngồi trên ghế nhà trường" - ông Lê Hoàng chỉ rõ.

* Phát triển thói quen đọc

Nhân dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Xuất bản, in và phát hành sách Việt Nam 2020, ông Lê Hoàng tiếp tục kiến nghị những giải pháp thúc đẩy thói quen đọc sách, cụ thể là: "Chúng ta có thể thành lập một ủy ban quốc gia phát triển văn hóa đọc Việt Nam bao gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước liên quan tới đọc, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực liên quan tới đọc, đại diện các tổ chức xã hội. Mỗi 5 năm một lần, chúng ta tổ chức tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực trạng đọc trong xã hội để làm cơ sở xây dựng các kế hoạch dài hạn phát triển toàn diện, đồng bộ văn hóa đọc".

Theo ông Lê Hoàng, Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho các hệ thống thư viện trường học có đủ kinh phí hoạt động và phát triển ngang tầm các hệ thống thư viện tương ứng trong khối ASEAN, đặc biệt là hệ thống thư viện văn hóa khoa học tổng hợp (là nơi "học tập suốt đời" cho mọi công dân). "Tôi cũng đề nghị cần bổ sung một điều khoản về nội dung phát triển văn hóa đọc vào Bộ luật Xuất bản sửa đổi sắp tới như Luật Thư viện, Điều lệ Trường học đã làm. Một điều tôi rất "thao thức" và mong đợi là Bộ GD-ĐT xem xét việc đưa tiết đọc sách vào khung giờ chính khóa của trường học. Tháng 7 vừa qua Hội Xuất bản Việt Nam đã có công văn kiến nghị Bộ GD-ĐT về việc này" - ông Lê Hoàng cho hay.

Việc đẩy mạnh các hoạt động sôi nổi, thiết thực để phát triển thói quen đọc sách nhân dịp Ngày Sách Việt Nam (21-4 hằng năm) là điều rất nên làm, theo ông Lê Hoàng. Dịp này các hội chợ sách không chỉ tổ chức ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM mà tổ chức trên cả 63 tỉnh, thành cả nước. Các đường sách, phố sách được thành lập tại các tỉnh, thành. Các hội sách online hợp xu thế thời đại và sự phát triển công nghệ cũng cần đẩy mạnh.

Các NXB ứng dụng giải pháp công nghệ Reading code góp phần chống sách giả và tương tác tốt hơn với người đọc, có bước chuyển mạnh mạnh mẽ về đội ngũ làm nội dung (tiếp cận thị trường tiêu thụ sách thường xuyên và nắm bắt tình hình để định hướng đề tài, tổ chức đề tài gắn với xu hướng thị trường), tiếp thị online và phát hành đến các đối tượng riêng biệt trong xã hội.

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chủ trương, chỉ thị nhằm nâng cao thói quen đọc sách trong xã hội. Chỉ thị 42 của Ban Bí thư về "Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản" ngày 25-8-2004 đã nêu rõ ở điều 2.3: "Chăm lo phát triển nhu cầu văn hóa đọc của các tầng lớp nhân dân, tổ chức và phát triển các lực lượng, mạng lưới phát hành xuất bản phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ, đúng đối tượng và địa bàn, đặc biệt quan tâm vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và miền núi. Phát triển hệ thống sách song ngữ, xuất bản nhiều sách bằng tiếng dân tộc với trình độ thích hợp, đáp ứng nhu cầu của đồng bào các dân tộc thiểu số".

Hay Quyết định số 329/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 có mục tiêu chung là: "Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên... góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xã hội học tập".

* Những hành động cụ thể

Ông Lê Hoàng cho rằng trọng tâm và mục đích cuối cùng của phát triển văn hóa đọc của mỗi cá nhân gồm 3 thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc, kỹ năng đọc và diễn giải. "Việc đọc sách chỉ có thể trở thành thói quen khi nó được lặp đi lặp lại với một tần suất nhất định, trong một thời gian đủ dài. Sở thích đọc thì phụ thuộc hoàn toàn vào từng cá nhân cụ thể (trình độ giáo dục và thiên tư cá nhân).

Còn kỹ năng đọc thì có 4 thao tác tư duy bắt đầu từ việc lựa chọn đề tài cần đọc, các cách đọc khác nhau phù hợp với từng loại tài liệu đọc cho đến biết cách vận dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc" - ông Hoàng nói.

Đưa tiết đọc sách vào giờ học chính khóa để phát triển thói quen đọc sách - Hình 3

Giáo viên cùng học sinh tiểu học đọc sách tại trường. Ảnh: T.S.K

Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam bày tỏ: "Các NXB, công ty làm sách nên tham gia đẩy mạnh các hoạt động phát triển văn hóa đọc tại các trường học. Tôi nhận thấy đã có nhiều hoạt động "hội sách mini" rất linh hoạt, các chương trình sinh hoạt chuyên đề, giao lưu tác giả - tác phẩm, tác giả ký tặng sách... được tổ chức rất sống động và thu hút.

Các cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc, Lớn lên cùng sách, Bình luận về sách... Các đơn vị làm sách có thể giới thiệu danh mục sách tham khảo cho thư viện trường học, đồng thời cung cấp sách cho thư viện nhằm bổ trợ cho các môn học để phục vụ cho việc học tập và nâng cao kiến thức của học sinh trong nhà trường" .

Ở chiều ngược lại, ông Lê Hoàng gợi mở làm sao các bậc phụ huynh trong gia đình cũng quan tâm và hiểu biết việc giáo dục kỹ năng đọc sách giấy truyền thống lẫn sách điện tử, sách trên mạng đối với con em mình. Ông nói: "Cần kích hoạt các giải pháp để mỗi gia đình xây dựng được một tủ sách gia đình và góc sách cho trẻ em tại gia. Nhiều nhà có tủ sưu tập rượu, có phòng karaoke giải trí... thì cũng rất cần sự hiện diện của tủ sách, kệ sách giá trị như một tiêu chí của gia đình văn hóa".

12 ý tưởng hỗ trợ học sinh phát triển thói quen đọc sách trong nhà trường:

1. Nắm các biểu hiện đặc trưng của thói quen đọc.

2. Hiểu lợi ích của việc có thói quen đọc.

3. Hình thái "đọc để thưởng thức vui" là con đường tốt nhất để hình thành thói quen đọc.

4. Giới thiệu 10 điều kiện cơ bản để xây dựng thói quen đọc cho học sinh cấp 1.

5. Giới thiệu 9 thói quen của người đọc tốt.

6. Trang bị và chọn lựa sách, tài liệu đọc cho học sinh.

7. Mỗi giáo viên là một người đọc gương mẫu.

8. Xây dựng giáo viên thành cộng đồng người đọc.

9. Tạo phong cách người đọc độc lập.

10. Mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông quốc gia đề cập đến phát triển văn hóa đọc sách cho học sinh trong nhà trường.

11. Tạo động lực cho học sinh "đọc, đọc nữa, đọc mãi".

12. Chú ý đặc trưng thể loại của văn bản đọc khi hướng dẫn học sinh đọc thành tiếng và đọc hiểu.

(Theo ông Lê Hoàng - Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024
Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng
05:55:29 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024
Cả ngày chỉ ăn một bữa cơm nhưng gạo vẫn hết, vợ trẻ lén lắp camera rồi điếng người khi thấy mặt thủ phạm 'thập thò'
05:46:52 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Về Bến Tre, khám phá kiến trúc tòa thánh Châu Minh

Du lịch

09:36:40 18/11/2024
Tòa thánh Cao Đài Châu Minh, tọa lạc tại thị trấn Tiên Thủy, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh của tín đồ đạo Cao Đài mà tòa thánh còn là điểm đến có giá trị văn hóa và lịch sử

Cảnh tượng hoang tàn sau cuộc dội bom đồng loạt của Israel xuống Gaza, Liban

Uncat

09:33:30 18/11/2024
Theo Cơ quan y tế của Dải Gaza, tính từ ngày 7/10/2023 đến nay các cuộc tấn công của Israel đã khiến khoảng 43.799 người dân tại khu vực này thiệt mạng.

Thêm quan chức Hezbollah được cho là thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel

Thế giới

09:25:33 18/11/2024
Cuộc tấn công vào Beirut tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban, trong bối cảnh xung đột trong khu vực ngày càng leo thang và gây thiệt hại nghiêm trọng cho dân thường.

Huỳnh Tú Anh hóa Cám trên sàn diễn

Thời trang

08:15:23 18/11/2024
Quán quân The Face Huỳnh Tú Anh trong vai trò vedette với trang phục ấn tượng cùng hình ảnh nhân vật Cám đa nhân cách trong chiếc mặt nạ cầu kỳ.

Sao Hàn 18/11: Tài tử Song Seung Hun ngỏ ý cầu hôn 'nữ hoàng cảnh nóng'

Sao châu á

08:12:44 18/11/2024
Tài tử Song Seung Hun ngỏ ý cầu hôn nữ hoàng cảnh nóng ; Á hậu bị đế chế Samsung ruồng bỏ nói về tin đồn săn trai trẻ.

Sao Việt 18/11: Thu Quỳnh gợi cảm sau sinh, Trấn Thành đổi phong cách mới

Sao việt

08:07:48 18/11/2024
Diễn viên Thu Quỳnh đẹp mặn mà sau khi sinh con thứ 2 được vài tháng, MC Trấn Thành được khen ngày càng trẻ ra.

Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà

Tin nổi bật

07:15:49 18/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, trong 10 tháng đầu năm, cả nước có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về đoàn tụ với gia đình vì tai nạn giao thông.

Khởi tố Giám đốc công ty trốn thuế 5,8 tỷ đồng

Pháp luật

07:13:18 18/11/2024
Cơ quan chức năng xác định, từ năm 2021 đến năm 2023, Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như đã có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 5,8 tỷ đồng.

Loại rau có thể phòng đến 4 loại ung thư: Được bán quanh năm ở chợ Việt, dễ tìm, dễ nấu

Ẩm thực

05:55:57 18/11/2024
Loại rau đang được nhắc tới có khả năng hỗ trợ phòng ung thư, đó chính là rau họ cải. Rau họ cải được bày bán hầu như quanh năm ở các chợ Việt.

Đêm cuối trước khi ly hôn, chồng bất ngờ gõ cửa rồi đưa ra lời đề nghị khiến tôi nghẹn ngào

Góc tâm tình

05:52:37 18/11/2024
Nhiều lần em khuyên chồng nên ly hôn vợ để đến với người khác. Thế nhưng lần nào nghe vợ nói, chồng em cũng gạt luôn. Anh bảo không có con thì có thể xin con nuôi.

Phim cổ trang Việt hay đến mức chiếm top 1 rating cả nước, nữ chính đẹp đúng chuẩn "khuôn vàng thước ngọc"

Phim việt

05:52:31 18/11/2024
Thời gian gần đây có khá nhiều phim truyền hình hot được khán giả Việt chú ý. Một trong số đó là Tham Vọng Giàu Sang - phim cổ trang hiếm hoi hiện đang ra mắt trên sóng truyền hình Việt.