Con làm “6 : 6 : 6 : 6 = 1″ bị cô giáo chấm sai, mẹ bức xúc lên trường “kiện” thì nhận về cái kết bẽ bàng
Bạn nghĩ đáp án đúng sẽ là gì?
Để theo sát tiến độ học tập và giúp con hình thành thói quen học tập tốt, nhiều bậc phụ huynh đã tích cực đồng hành cùng con trong quá trình làm bài tập về nhà, đặc biệt là ở giai đoạn tiểu học.
Đối với nhiều cha mẹ, bài tập tiểu học dường như là chuyện nhỏ. Những kiến thức cơ bản ấy quá dễ dàng với người lớn. Tuy nhiên, để giúp trẻ phát triển tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề, nhiều bài tập được thiết kế với những tình huống đòi hỏi sự tinh ý và sáng tạo đã ra đời, khiến không ít phụ huynh, ngay cả những người có trình độ học vấn cao cũng không tránh khỏi việc rơi vào “bẫy” những câu hỏi tiểu học này.
Chẳng hạn như câu chuyện được chia sẻ trên MXH của vị phụ huynh sau đây. Được biết, trong quá trình hướng dẫn cậu con trai đang học lớp 4 làm bài tập toán, nữ phụ huynh này đã gặp một câu hỏi yêu cầu tìm ra đáp án của phép tính “6 : 6 : 6 : 6″ bằng bao nhiêu.
Người mẹ rất sốc vì bài toán con làm bị chấm sai.
Người mẹ vô cùng tự tin vào trình độ kiến thức của mình. Cô ấy đã giải thích với con rằng, vì 6 : 6 = 1 nên dù chia bao nhiêu lần cũng sẽ đều bằng 1. Cậu con trai cũng rất ngoan ngoãn nghe lời mẹ, liền viết số 1 vào ô đáp án. Thế nhưng không ngờ rằng, vào ngày hôm sau, khi cậu bé đi học về đã khóc rất to và nói rằng sẽ không bao giờ tin tưởng mẹ nữa bởi vì bài tập mẹ hướng dẫn ngày hôm qua đã bị cô giáo chấm sai. Vị phụ huynh này vô cùng bất ngờ, không tin mình lại làm sai một bài toán đơn giản của tiểu học. Thế là, người mẹ đã đến gặp cô giáo để hỏi han về kết quả của phép tính này.
Người mẹ thẳng thắn hỏi: “Tại sao cô giáo lại chấm bài tập này của con tôi là sai?”.
Video đang HOT
Trước sự nghi ngờ và tức giận của phụ huynh, cô giáo cũng rất kiên nhẫn viết trực tiếp các bước giải bài toán này ra giấy nháp và giải thích rằng: “Mục đích của phép tính này muốn kiểm tra lại kiến thức về nguyên tắc tính toán và rèn luyện khả năng quan sát của học sinh, vậy nên nếu không cẩn thận và tinh ý sẽ rất dễ nhầm lẫn. Rất nhiều học sinh trong lớp đã mắc lỗi ở câu hỏi này giống như con trai của chị. Các em lầm tưởng rằng khi chia cho cùng một số thì kết quả phải bằng 1. Đây thực sự là một cách hiểu sai lầm. Câu trả lời cần được thực hiện đúng theo trình tự các thao tác lần lượt từ trái qua phải như sau:
6 : 6 : 6 : 6
= 1 x 1/6 x 1/6
= 1/6 x 1/6
= 1/36
Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi này phải là 1/36 chứ không phải 1″.
Sau khi nghe xong, nữ phụ huynh cảm thấy vô cùng xấu hổ nhưng không phải là do đã làm sai bài tập, mà là vì người mẹ thấy mình đã trách lầm cô giáo.
Điều quan trọng với tư cách là cha mẹ, chúng ta cần phải trở thành tấm gương sáng cho con cái. Việc trả lời sai một câu hỏi không quan trọng bằng việc cha mẹ luôn giữ vững tinh thần học hỏi. Chính sự tò mò và khát khao tìm hiểu không ngừng của phụ huynh sẽ truyền cảm hứng cho con cái, giúp các em hình thành thói quen tự học suốt đời.
Tương lai của mỗi học sinh không chỉ được quyết định bởi sự nỗ lực cá nhân mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự đồng hành của gia đình. Cha mẹ là người thầy đầu tiên và quan trọng nhất của con cái. Việc giao tiếp thường xuyên với nhà trường, thấu hiểu những khó khăn và thành công của con sẽ giúp cha mẹ hỗ trợ các em một cách hiệu quả. Hãy luôn là tấm gương sáng để con em noi theo và cùng nhau không ngừng học hỏi, tiến bộ.
Con làm phép tính "4 + 6 + 1 = 11" bị cô giáo gạch đỏ, phụ huynh tưởng cô chấm sai, tới lớp hỏi và cái kết "bức xúc tăng gấp bội"
Phụ huynh đã nghĩ rằng giáo viên chấm nhầm khi gạch sai đáp án trong bài thi của con gái. Sau khi nghe cô giáo giải thích đáp án, phụ huynh thấy không đồng tình.
Toán học là một môn học rất thú vị, giúp rèn luyện khả năng tư duy, suy luận logic của học sinh. Hiện tại, ở bậc tiểu học, bên cạnh các bài toán cần thực hiện phép tính thông thường, cộng, trừ, nhân, chia, còn có nhiều bài toán khá "hóc búa", đòi hỏi học sinh phải tư duy logic, áp dụng kiến thức thực tế.
Trong quá trình học tập của trẻ, toán cũng là môn học mà các bậc phụ huynh đều rất coi trọng. Tuy nhiên, khi hướng dẫn con làm bài tập toán, nhiều phụ huynh gặp phải những tình huống đặc biệt.
Trên MXH, từng xuất hiện 1 bài toán tiểu học ở Trung Quốc, được các phụ huynh chia sẻ, bàn luận. Câu trả lời của bài toán tưởng chừng là phép tính đơn giản nhưng lại bị giáo viên gạch sai.
Một phụ huynh có con học tiểu học tại Trung Quốc đã chia sẻ lại bài toán của con gái mình. Con gái của chị học toán rất giỏi, mỗi lần thi cuối kỳ đều đạt điểm tuyệt đối, xếp hạng top đầu trong lớp nhưng lần này bài thi toán chỉ được 95 điểm.
Khi cô bé cầm tờ bài thi về nhà, trên mặt cô bé thể hiện rõ sự không vui. Vị phụ huynh nhìn vào bài thi và phát hiện có điều gì đó không ổn. Chị thấy câu hỏi mà con gái làm sai là như thế này.
Cụ thể, đề bài như sau: "Heo Peppa đặt câu hỏi: Đứng trước tôi có 4 người, đứng sau tôi có 6 người. Hỏi tổng cộng có bao nhiêu người?".
Với đề bài này, cô bé đã viết đáp án của mình là "4 6 1 = 11 (người)", nhưng lại bị giáo viên đánh dấu đỏ và trừ 5 điểm.
Phụ huynh đã đọc đi đọc lại câu hỏi và phần trả lời của con gái, không phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào. Phụ huynh rất thắc mắc, nghĩ rằng giáo viên nhìn nhầm nên đã đánh dấu sai cho bài thi của con gái? Phụ huynh mang bài thi đến gặp giáo viên để hỏi rõ về câu hỏi này, lý do tại sao gạch sai đáp án đó.
Khi phụ huynh đến và bày tỏ sự thắc mắc, giáo viên toán đã trả lời: "C hú heo Peppa là một nhân vật hoạt hình, câu hỏi trong bài hỏi tổng cộng có bao nhiêu người trong hàng, vì vậy không thể tính chú heo Peppa vào, câu trả lời phải là 4 6 = 10 (người)".
Sau khi nghe cô giáo giải đáp bài toán, vị phụ huynh cảm thấy bức xúc, không đồng ý với cách giải thích như vậy. Theo vị phụ huynh này, vì nếu đã nói như vậy, chú heo Peppa là một chú heo trong phim hoạt hình thì làm sao có thể đặt ra câu hỏi? Và làm sao có thể xếp hàng? Giáo viên đã phản biện rằng, mục đích của bài toán này là đang rèn luyện khả năng tư duy và ứng biến của trẻ.
Ảnh minh họa.
Phụ huynh vẫn không hài lòng với cách giải thích này, cho rằng đề bài trong bài thi toán cần chặt chẽ, chứ không phải đưa ra những câu hỏi mập mờ như "đố mẹo".
Các phụ huynh khác cũng lần lượt bày tỏ quan điểm của mình, nhiều người cho rằng những câu hỏi kiểu đố mẹo như vậy tốt nhất không nên dùng trong bài thi toán, mà chỉ nên dùng để các em làm thêm trên lớp.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về bài toán này, liệu có phù hợp với một bài thi toán tiểu học?
Con gái không bao giờ ngủ trưa ở nhà nhưng đi học lại thay đổi 180 độ, mẹ thầm điều tra thì phát hiện bí mật ẩn sau chiếc chăn Chính người mẹ cũng vô cùng bất ngờ trước sự thay đổi của con gái. Khi con cái bắt đầu vào mẫu giáo, nhiều phụ huynh vui mừng nhận thấy những thay đổi tích cực ở con. Không chỉ các kỹ năng được cải thiện rõ rệt mà phần đông trẻ còn trở nên tự lập hơn rất nhiều. Ví dụ, những đứa...