Con kiểm tra học kì, cha mẹ cũng hụt hơi

Theo dõi VGT trên

Nhiều môn học được kiểm tra dồn dập khiến học sinh quá tải, cùng với đó cha mẹ cũng mệt nhoài với con.

Khoảng gần một tuần trước kì kiểm tra học kì 1 năm học 2019-2020, chúng tôi nhận được thư mời họp phụ huynh của một trường trung học cơ sở ở quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chúng tôi tham dự cuộc họp với giáo viên chủ nhiệm lớp 7 để chuẩn bị cho kì kiểm tra học kì 1 của con em được tốt nhất.

Chỉ là một kì kiểm tra học kì bình thường, thế nhưng, giáo viên chủ nhiệm gọi đó là “kì thi” khiến phụ huynh không khỏi lo lắng.

Giáo viên cũng không quên liệt kê nhiều học sinh có điểm kiểm tra tháng dưới mức trung bình để phụ huynh quan tâm hơn đến con em.

Nhằm giúp học sinh đạt điểm cao trong kì thi này, giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở phụ huynh phải đồng hành cùng con. Cha mẹ, người thân phải đốc thúc con cái học bài, dò bài cho con và nhắc con tạm gác vui chơi giải trí.

Cùng với đó, những học sinh yếu của lớp sẽ được giáo viên bộ môn tăng cường phụ đạo vào thời gian rảnh trong tuần.

Con kiểm tra học kì, cha mẹ cũng hụt hơi - Hình 1

Cho con đi học thêm, cha mẹ thêm gánh nặng về tiền bạc và thời gian đưa đón. (Tranh minh họa: Congan.com.vn)

Chúng tôi xem lịch kiểm tra của các môn thì không khỏi bàng hoàng, bởi thời gian gấp rút, trong khi đó có quá nhiều môn kiểm tra.

Cụ thể, chỉ trong một tuần nhưng học sinh lớp 7 phải kiểm tra đến 9 môn (Công nghệ, Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngữ văn, Vật lí, Toán, Lịch sử, tiếng Anh và Sinh học).

Mỗi môn kiểm tra, giáo viên đều cho sẵn đề cương giới hạn nội dung ôn tập. Học sinh chỉ việc làm hết các nội dung trong đó là có thể tự tin làm bài.

Thế nhưng, để học hết nội dung ôn tập này trong khoảng 2 tuần, thực sự là quá sức với học sinh.

Chúng tôi đếm được, các môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh có khoảng 15 đề ôn tập, với hơn 20 trang đề cương/môn. Các môn còn lại, nội dung ôn tập từ 5-7 bài và đề cương có độ dài cũng không kém các môn nhiều tiết.

Với các môn khoa học xã hội, chúng tôi có thể dò bài cho con, chỉ cần con học thuộc. Và thế là, không kể giờ nghỉ trưa hay buổi tối, cha mẹ, người thân phải tranh thủ dò bài cho con hết môn này đến môn khác, đến khi con đọc thuộc lòng mới thôi.

Video đang HOT

Không được nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi, cộng với việc phải bỏ nhiều thời gian dò bài cho con, khiến chúng tôi mệt nhoài.

Nhưng với các môn khoa học tự nhiên, chúng tôi đành bất lực bởi thiếu kiến thức, thiếu phương pháp. Và thế là, dù muốn hay không, chúng tôi phải cho con đi học thêm để không thua chúng kém bạn.

Chúng tôi trao đổi với con về việc học các môn tự nhiên ở trên lớp thì con nói rằng, nếu không đi học thêm, những bạn giỏi cũng chỉ trên 8 điểm, còn bạn khá trên 6 một chút là cùng.

Lí do con đưa ra điểm số như vậy bởi đề ra luôn có những bài tập khó, thầy cô không có nhiều thời gian giảng trên lớp. Cho nên, học sinh nào đi học thêm thì được luyện tập nhiều, làm đi làm lại mới có thể đạt điểm khá, giỏi.

Con cái đi học thêm, chúng tôi thêm gánh nặng về tiền bạc đã đành, nhưng còn mất nhiều thời gian đưa đón. Ở thành phố lớn, việc cha mẹ đưa đón con thật khó khăn vô cùng, đôi lúc không biết phải sắp xếp thời gian sao cho hợp lí.

Cha mẹ làm việc ở công ty, cơ quan cứ nơm nớp lo lắng về thời gian đưa đón con, nên cũng khó chú tâm vào công việc.

Nhiều phụ huynh không an tâm để con tự đi bộ, đi xe đạp hay phương tiện khác vì không đảm bảo an toàn giao thông.

Và chưa biết kết quả sắp tới của con cái thế nào, nhưng cứ đến kì kiểm tra là tất cả đều quá mệt mỏi.

Học sinh lớp 7, chỉ mới 13 tuổi, nhưng các con phải nạp một lượng kiến thức quá sức.

Đành rằng, có những đơn vị kiến thức học sinh cần phải học thuộc, ví như những công thức, định nghĩa, định lí… Nhưng có cần thiết, bất cứ môn nào cũng phải thuộc lòng hay không?

Đến môn Ngữ văn, nhiều giáo viên cũng bắt học sinh phải học thuộc văn mẫu vì lo sợ các em bị điểm thấp, sẽ ảnh hưởng đến thi đua người thầy.

Hơn nữa, chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, mà cái gì cũng học thuộc liệu có hợp lí không?

Thầy cô có dám chắc, sau kì kiểm tra học sinh có nhớ hết kiến thức, hay chữ thầy lại trả cho thầy bởi lối học vẹt, học nhồi nhét?

Chúng tôi nhận thấy, học sinh ở các cấp học hiện nay đều bị quá tải bởi chương trình nặng nề. Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường, thầy cô nhiều nơi đã biến kiểm tra định kì thành kì thi làm cho việc học càng thêm áp lực.

Qua bài viết này, chúng tôi hi vọng đợt thay sách giáo khoa sắp tới học sinh sẽ không còn bị bội thực kiến thức nữa.

Thay vào đó, học sinh sẽ được học tập nhẹ nhàng, được rèn thêm kĩ năng sống và được sống đúng nghĩa với tuổi thơ, tuổi hồn nhiên của học sinh.

Cao Nguyên

Theo giaoduc.net

Thí điểm cho học sinh nghỉ học ngày thứ Bảy

Một số địa phương trên cả nước bắt đầu thí điểm cho học sinh THCS và học sinh THPT nghỉ học ngày thứ Bảy. Phương án này đã và đang được dư luận xã hội, đặc biệt là phụ huynh học sinh rất quan tâm.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh, sắp xếp thời gian học là sự chủ động của các địa phương phù hợp với điều kiện thực tế và nguyện vọng của đông đảo phụ huynh học sinh. Miễn sao nghỉ học thứ 7 không khiến chương trình học, lịch học của các em bị cắt xén, dồn ép gây bất tiện.

Chị Lê Ngọc Lan ở Nguyễn Văn Cừ, Long Biên (Hà Nội) cho biết: Khi con gái còn học Tiểu học, gia đình chị thường lên kế hoạch đi về quê, thăm họ hàng, dã ngoại vào hai ngày cuối tuần. Cả nhà có thời gian dành cho nhau, gia đình gắn kết, con cái có cơ hội được trải nghiệm...

Nhưng hơn một năm nay, khi con gái đầu lên cấp 2 thì những dịp như thế này ngày càng trở nên hiếm hoi vì con phải học ngày thứ Bảy. Chỉ còn mỗi ngày Chủ nhật, gia đình chị cũng chỉ đi được quanh quẩn ở trong thành phố.

Thí điểm cho học sinh nghỉ học ngày thứ Bảy - Hình 1


Một số cơ sở giáo dục đang tự xoay xở để cho học sinh được nghỉ học ngày thứ Bảy.

"Giờ cuộc sống áp lực, bố mẹ đi làm, con đi học suốt ngày nên những ngày cuối tuần rất quan trọng đối với mọi người. Nếu nhà trường sắp xếp được lịch học hợp lý để các con được nghỉ học ngày thứ Bảy thì tốt quá" - chị Lan nêu ý kiến.

Chị Nguyễn Thu Hải ở quận Hoàng Mai - Hà Nội cũng bày tỏ mong muốn học sinh THCS và THPT được nghỉ học ngày thứ Bảy để con có thể tham gia nhiều hơn vào các hoạt động trải nghiệm thực tế ngoài nhà trường.

Câu chuyện học sinh THCS và THPT học hay nghỉ ngày thứ Bảy không phải đến bây giờ mới được đề cập mà lâu nay, nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này đã được đưa ra. Và trên thực tế, đã có một số trường tại một số địa phương trên cả nước như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội và Lào Cai đã triển khai việc nghỉ học ngày thứ 7.

Theo ông Nguyễn An Ninh, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai, trước khi thực hiện chủ trương này, ngành Giáo dục đã tổ chức hai cuộc hội thảo để thảo luận, phân tích những ưu điểm, nhược điểm, lấy ý kiến giáo viên và phụ huynh học sinh.

Qua xin ý kiến, việc cho học sinh THCS học chính khóa 5 ngày một tuần đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của các cơ sở giáo dục và cũng đáp ứng nhu cầu của xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh.

Đặc biệt, đối với nhiều địa bàn vùng cao của tỉnh Lào Cai, việc được nghỉ thêm một ngày trong tuần giúp học sinh có thêm thời gian giúp đỡ gia đình và giáo viên có thêm thời gian về thăm nhà.

"Hiện 187 trường THCS trong toàn tỉnh đã áp dụng học 5 ngày/tuần, trong đó 5 buổi sáng và 2 buổi chiều thực hiện chương trình của Bộ GD&ĐT, các buổi chiều còn lại là hoạt động bổ trợ, ngoại khóa, trên nguyên tắc không gây quá tải cho học sinh, đồng thời thường xuyên có điều chỉnh cho phù hợp.

Với học sinh ở trường nội trú, nội trú dân nuôi thì việc nghỉ học thứ Bảy đặc biệt có ý nghĩa khi các em có thêm một ngày nghỉ để về thăm gia đình, tạo tâm lý thoải mái khi trở lại học tập vào đầu tuần.

Nhờ vậy mà tỷ lệ chuyên cần của học sinh cao hơn so với khi học cả thứ Bảy - các em không phải tự ý nghỉ học để có thêm thời gian ở nhà với gia đình"-lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai cho biết.

Tại Hà Nội, vài năm trở lại đây, một số trường THTP cũng đã "nói không" với việc học chính khóa vào ngày thứ bảy. Tại Trường THPT Phan Huy Chú, Trường THPT Yên Hòa... thay vì học chính khóa vào ngày thứ Bảy, nhà trường đã tổ chức các hoạt động thể chất, ngoại khóa theo sở thích của học sinh.

Bà Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) cho biết: Nhà trường đã áp dụng việc nghỉ học thứ bảy cho học sinh. Để làm được điều này, đòi hỏi Hội đồng giáo dục nhà trường phải chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện đi kèm, đặc biệt là việc thiết kế thời khóa biểu với các tiết học, môn học, hoạt động giáo dục phù hợp.

Cũng theo bà Nhiếp, việc học sinh không phải học ngày thứ bảy sẽ là khả thi và có thể triển khai đồng loạt nếu thực hiện được những giải pháp đồng bộ kèm theo như đổi mới sách giáo khoa theo cách giảm tải, cải tiến cơ sở vật chất nhà trường.

Lãnh đạo Trường THCS Chu Văn An, quận Tây Hồ (Hà Nội) cũng cho rằng: Việc cho học sinh và giáo viên nghỉ trọn vẹn hai ngày nghỉ cuối tuần như người lao động các ngành nghề khác luôn là mong muốn của nhà trường. Tuy vậy, "vướng" nhất hiện nay là điều kiện cơ sở vật chất, vì nếu muốn nghỉ ngày thứ bảy, thì sẽ phải tổ chức dạy 2 buổi/ngày. Kèm theo đó là những giải pháp đồng bộ để có thể tổ chức bán trú cho học sinh.

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc học sinh phổ thông không phải học ngày thứ Bảy sẽ phù hợp với Luật Lao động, và cũng giảm quá tải đối với học sinh.

Trước đây, khi thảo luận, lấy ý kiến về Luật Giáo dục sửa đổi, đã có nhiều ý kiến đề xuất đưa quy định này vào Luật. Tuy nhiên, cuối cùng quy định này đã không được đưa vào vì sẽ khó triển khai đồng loạt trong bối cảnh hiện nay.

Lý do là hiện nay nhiều trường đều học 1 buổi/ngày mới đủ lớp, đủ thầy cô dạy và chương trình đang được ổn định, thiết kế học 6 ngày/tuần. Nếu tăng lên học 2 buổi/ngày thì không phải nơi nào cũng đáp ứng được.

Phương án tăng số tiết học mỗi buổi cũng khó khá thi vì nhiều ngày trong tuần, các em học tới 5 tiết đã rất vất vả. Ngược lại, phương án cắt giảm nội dung kiến thức truyền đạt trong mỗi tiết học thì cũng không đảm bảo lượng kiến thức cần nắm được nên cũng không khả thi.

Ngoài những khó khăn này, việc triển khai nghỉ học ngày thứ Bảy có làm tăng thời lượng học thêm của học sinh vì yêu cầu thi cử vẫn không giảm bớt cũng là vấn đề đang được đặt ra.

GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho rằng: Các địa phương đã được giao quyền tự chủ, tự quyết nên cơ sở tự sắp xếp theo quy định của chương trình là đủ số tiết học.

Hiện chương trình dạy học dựa trên văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước quy định nên học sinh phải học đủ giờ. So với chương trình giáo dục của nước ngoài, khối tiểu học và THCS ở Việt Nam hiện còn thiếu khoảng 1.500 giờ học. Vì vậy, nếu học 2 buổi/ngày thì học sinh mới có thể nghỉ thứ 7.

Quan trọng nữa là khi tổ chức nghỉ học thứ 7, các trường, các địa phương phải có sự sắp xếp, điều chỉnh chương trình sao cho phù hợp, không dồn ép giờ học, không cắt xén chương trình chung.

Huyền Thanh

Theo CAND

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lộ tin nhắn gây tranh cãi của Thanh Thuỷ về chiếc váy "sóng gió" trước khi đăng quang Miss International 2024
07:02:48 13/11/2024
Cuộc thi Miss International mà Hoa hậu Thanh Thuỷ vừa đăng quang có quy mô "khủng" thế nào?
06:27:19 13/11/2024
Mua tặng bố mẹ căn chung cư, tôi không ngờ mẹ cho luôn em trai, cũng may tôi đã đề phòng trước
07:10:03 13/11/2024
Phim Việt giờ vàng được khán giả mong ngóng từng ngày: Dàn cast "đỉnh hiếm có", nội dung cực xúc động
05:57:34 13/11/2024
1 điểm thể hiện rõ kỷ luật gắt gao của Kỳ Duyên tại Miss Universe 2024
06:45:15 13/11/2024
Chi Dân giàu cỡ nào ở tuổi 35?
06:36:21 13/11/2024
Vì sao sê ri 'Harry Potter' gặp khó khi tuyển diễn viên vào vai cụ Dumbledore?
05:51:35 13/11/2024
Trong buổi họp lớp, tôi nói dối mỗi tháng kiếm được 14 triệu: Bạn cũ thay đổi thái độ, tôi rời khỏi nhóm
07:15:50 13/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đẹp mê mẩn những triền đê ở Hải Dương trong chiều nắng tắt

Du lịch

08:19:03 13/11/2024
Trong ánh nắng chiều, những triền đê ở TP Hải Dương và huyện Tứ Kỳ trở nên đẹp hơn khiến nhiều người đi qua mê mẩn.

Chị em công sở trẻ hóa với mẹo phối đồ gam màu ấm

Thời trang

08:13:33 13/11/2024
Hoặc, một chiếc áo cardigan màu đỏ rực rỡ đi với chân váy midi hoặc maxi yêu kiều, quyến rũ mang gam màu trắng nhẹ nhàng hay gam đen, xanh thẫm là hiện thân của một phụ nữ trẻ năng động, mạnh mẽ, vui tươi, yêu đời.

Sai lầm chăm sóc da buổi sáng dễ làm tổn thương da

Làm đẹp

08:03:28 13/11/2024
Tẩy tế bào chết vào buổi sáng khiến làn da mỏng và nhạy cảm hơn, rất dễ bị tổn thương, da dễ bắt nắng, thâm sạm... khi tiếp xúc với môi trường khói bụi, ánh nắng mặt trời.

Đến nhà anh trai ngủ nhờ, nửa đêm khó ngủ lại nghe tiếng gõ cửa vang trời, tôi lọ mọ xuống xem thì chết đứng khi gã hàng xóm đang ôm chầm lấy chị dâu

Góc tâm tình

07:50:09 13/11/2024
Sau đó, tôi điếng người thấy cảnh tượng bất ngờ. Chị dâu tôi đang đỡ anh hàng xóm vào phòng. Anh ta liên tục ôm rồi hôn chị dâu.

Testosterone thấp ở nam giới cảnh báo nhiều bệnh toàn thân

Sức khỏe

07:47:46 13/11/2024
Theo PGS. Hoài Bắc, trước đây việc chẩn đoán suy giảm testosterone ở nam giới dựa trên ngưỡng về nồng độ nội tiết trong máu theo khuyến cáo của các hội chuyên ngành.

Đôi bạn tù kết thân cùng nhau trộm cắp liên tỉnh

Pháp luật

07:21:10 13/11/2024
Trong thời gian chấp hành án, Lộc và Bảo kết thân với nhau. Sau khi ra tù, cả hai vẫn giữ liên lạc. Do cùng bị nghiện ma túy nên cả hai đã bàn nhau đi thuê xe ô tô rồi hành nghề trộm cắp.

Độc đạo - Tập 31: Hồng gặp lại em trai thất lạc, khóc nghẹn không dám nhận

Phim việt

06:54:03 13/11/2024
Đổi lấy thông tin về con đường độc đạo, Hồng được Long cung cấp những thông tin về em trai ruột. Hai anh em gặp nhau, nhưng Hồng không biết nói ra sự thật như thế nào và chưa dám nhận em trai.

"Em gái quốc dân" kiện 180 người

Sao châu á

06:32:38 13/11/2024
Nữ ca sĩ, diễn viên IU - người có biệt danh Em gái quốc dân của Hàn Quốc - đang quyết liệt ứng phó với hoạt động của tội phạm trực tuyến.

Mì xào thịt gà - bữa ăn nhanh gọn, đầy đủ dinh dưỡng cho cả gia đình

Ẩm thực

06:08:12 13/11/2024
Hương vị đậm đà của thịt gà kết hợp với vị ngọt thanh của bông cải xanh tạo nên món mì xào thịt gà thơm ngon, hấp dẫn.

Mỹ nhân Hoa ngữ đóng phim nào cũng cưới ít nhất 2 lần: Nhan sắc phong thần mặc đồ tân nương càng thêm xinh đẹp

Hậu trường phim

05:56:31 13/11/2024
Thời điểm hiện tại, Ngu Thư Hân đang gây sốt cõi mạng với vai nữ chính Lăng Diệu Diệu trong bộ phim cổ trang đình đám Vĩnh dạ tinh hà .