“Cơn khát” sạc, tai nghe điện thoại và cơ hội của startup Make in Việt Nam
Chỉ mới xuất hiện 2 năm, Velaboost đã phát triển được 29 loại sản phẩm khác nhau và bán ra thị trường khoảng 24.500 sản phẩm phụ kiện công nghệ.
Hãng lớn cắt giảm phụ kiện, thời cơ vàng của startup Việt Nam
Chương trình Shark Tank mới đây vừa chứng kiến sự xuất hiện của một startup khá đặc biệt. Đó là công ty sản xuất phụ kiện công nghệ Make in Việt Nam Velasboost của nhà sáng lập Lê Hải Vũ.
Velasboost là công ty chuyên sản xuất các sản phẩm phụ kiện dùng cho máy tính và smartphone. Startup này đã đạt 5 chứng chỉ chất lượng MFi (Made For iPhone/iPad/iPod) được cấp bởi Apple.
Velaboost còn sản xuất thành công tai nghe true wireles Việt Nam đầu tiên đạt chuẩn APTX của Qualcom và được xuất hiện trên website của hãng.
Mẫu tai nghe true wireless do Velaboost sản xuất.
Theo nhà sáng lập Lê Hải Vũ, Velaboost đã phát triển được 29 loại sản phẩm khác nhau, bán ra thị trường khoảng 24.500 sản phẩm, đạt doanh thu 6 tỷ với lợi nhuận gộp hơn 2 tỷ đồng.
Thống kê của Research & Market cho thấy, trong 2 năm gần đây, khoảng 17-18 triệu smartphone đã được bán ra tại Việt Nam. Việt Nam cũng là 1 trong 10 thị trường smartphone có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới.
“Các hãng smartphone đang dần tiến tới việc cắt bỏ sản xuất sạc và tai nghe. Bây giờ không phải người dùng muốn hay không mà là bắt buộc phải mua sạc và tai nghe để sử dụng”, nhà sáng lập Lê Hải Vũ của Velaboost nhận định.
Với kết quả kinh doanh của thương hiệu Velaboost cùng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, đến với Shark Tank Việt Nam, nhà sáng lập này đã kêu gọi đầu tư 4,5 tỷ cho 15% cổ phần.
Phụ kiện Việt Nam, gia công tại chuỗi cung ứng Apple
Nhà sáng lập Velaboost cho hay, cách đây 8 năm khi còn là sinh viên, anh đã mở cửa hàng kinh doanh dòng điện thoại BlackBerry. Tuy nhiên, nhận thấy thương hiệu điện thoại này không chống lại được Apple, Samsung và các dòng điện thoại tới từ Trung Quốc nên anh quyết định chuyển sang làm phụ kiện công nghệ.
Video đang HOT
Lê Hải Vũ lựa chọn trở thành nhà phát triển nghiên cứu sản phẩm theo tiêu chuẩn Apple với chương trình MFi. Sau đó, anh tiến hành thuê các nhà máy trong danh sách cung ứng của Apple để gia công sản phẩm.
Nhà sáng lập Velaboost – Lê Hải Vũ.
Cuối năm 2020, đầu năm 2021 Velasboost cho ra đời sản phẩm đầu tiên là bộ sạc nhanh 18W đạt chuẩn MFi của Apple. Sau 5 ngày mở hàng, startup đã bán được 2.000 sản phẩm sạc và cáp.
Theo nhà sáng lập, sản phẩm của Velasboost hiện được gia công tại Trung Quốc và nhập về chính ngạch. Các sản phẩm nhỏ như cáp được Velasboost làm từ A đến Z, chấp nhận mở khuôn sản xuất với giá từ 50-100 triệu đồng.
Với những mẫu sản phẩm đã được bán ở những nước khác, cần nhiều chi phí cho nghiên cứu, phát triển và mở khuôn sản xuất, Velaboost sẽ bỏ tiền mua lại để được độc quyền ở Việt Nam.
Hải Vũ nhận định hiện có hai phân khúc sản phẩm sạc, cáp trên thị trường. Phân khúc đến từ các hãng lớn như Anker, Belkin, Morphie có giá thành rất cao. Phân khúc còn lại là các hãng giá rẻ đến từ Trung Quốc. Sản phẩm cũng những hãng giá rẻ rất đa dạng, thế nhưng lại không có chứng chỉ chất lượng đảm bảo.
Theo Lê Hải Vũ, việc các hãng lớn cắt bỏ phụ kiện đính kèm trong sản phẩm chính là thời cơ của các công ty chuyên sản xuất phụ kiện công nghệ.
“Velasboost đang cung cấp sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý. Tất cả chứng chỉ hãng lớn có thì Velaboost cũng có. Hiện mô hình kinh doanh của Velaboost bao gồm cả bán buôn và bán lẻ tới người dùng trực tiếp. Lợi nhuận bán lẻ đạt 50 – 70% tùy loại sản phẩm”, anh chia sẻ.
Theo nhà sáng lập Velaboost, với kinh nghiệm 8 năm kinh doanh, từng tiếp xúc với nhiều người yêu công nghệ, bản thân anh tự tin về việc mình hiểu khách hàng Việt Nam cần những sản phẩm như thế nào.
Bắt tay “cá mập”, kiếm nhà máy sản xuất sản phẩm Việt Nam
Trước màn chia sẻ ấn tượng của startup, Shark Phú (Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT tập đoàn SunHouse) cho biết, doanh nghiệp của ông đang có nhà máy SMT (Surface Mount Technology – công nghệ dán bề mặt) để sản xuất mạch.
Shark Phú cũng nghiên cứu làm các sản phẩm sạc nhưng vấp phải trở ngại về giá thành. Để bán được vào các siêu thị điện máy lớn tại Việt Nam, nhà sản xuất cần phải tiêu thụ 4-5 triệu cái.
Sau cú bắt tay với “cá mập” Shark Tank – Velaboost đang có tham vọng muốn tự chủ hơn nữa việc sản xuất sản phẩm tại Việt Nam.
“Cá mập” này cũng cho biết với hệ thống dây chuyền, máy móc trong tay, điều ông cần là một đội ngũ R&D (nghiên cứu phát triển) sản phẩm. Đây cũng là thế mạnh mà Velaboost đang sở hữu.
Ngỏ lời với startup, với lợi thế có đầy đủ hệ sinh thái sản xuất, hệ sinh thái kho bãi, Shark Phú đề nghị đầu tư 6 tỷ đổi lấy 50% cổ phần của Velasboost.
Bên cạnh số tiền đầu tư ban đầu theo tỷ lệ đã cam kết, “cá mập” này khẳng định nếu startup cần thêm tiền, ông sẽ cho vay mà không thay đổi tỷ lệ. Shark Phú chỉ tham gia sản xuất các sản phẩm quy mô lớn, còn những mẫu mã mới, startup có thể tùy ý triển khai.
Trước lời mời gọi của “cá mập”, startup sau đó đã nhanh chóng xuôi lòng. “Velaboost hiện rất cần nhà máy vì có nhiều cái muốn tự chủ. Đó là lý do tôi chấp nhận lời đề nghị từ “cá mập” của chương trình”, anh nói.
Hà Nội chìm trong rét đậm, rét hại, vì sao nông dân ở đây vẫn phấn khởi ra đồng chăm rau?
Thủ đô Hà Nội đang bước vào những ngày rét kỉ lục, rét đậm, rét hại, nhiệt độ có lúc xuống tới 8 - 9 độ C.
Nhưng nhiều nông dân ở xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức vẫn miệt mài dầm mình xuống đồng làm đất, tưới rau, thu hoạch rau cũ để kịp lên luống rau mới.
Theo các hộ trồng rau ở xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội, những ngày gần đây giá rau xanh tăng gấp 2 lần so với trước Tết. Thậm chí, có những loại rau củ gia vị như: gừng, sả, tía tô... tăng đến 3 - 4 lần do nhu cầu của người mua tăng cao.
Chính vì vậy, dù Hà Nội đang chìm trong rét đậm, rét hại, song các hộ trồng rau nơi đây vẫn phấn khởi ra đồng từ sớm để chăm sóc, thu hoạch rau.
Mặc dù rét kèm mưa từ những ngày trước, nhưng 2 ngày gần đây thời tiết trở nên hanh khô, rau vẫn cần cung cấp rất nhiều nước. Giữa cái rét buốt của Hà Nội, người nông dân xã Tiền Yên (Hoài Đức) vẫn miệt mài tưới nước để rau phát triển trong điều kiện tốt nhất.
Để kịp thời vụ, ngay từ sớm, dù nhiệt độ chỉ khoảng 10 độ C nhưng trên những cánh đồng trồng rau tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức đã khá đông bà con nông dân đã tranh thủ ra đồng.
Giá rau tăng cao nên dù rét mướt, người nông dân vẫn phấn khởi thu hoạch. Được biết, giá rau tăng gấp 2 lần so với trước Tết, có những loại rau tăng đến 3, 4 lần.
Cô Nguyễn Thị Hà (Hoài Đức, Hà Nội) vừa làm cỏ ruộng vừa bộc bạch: "Chưa đợt rét nào trời rét như đợt này, mấy hôm trước còn vừa rét vừa mưa. Sáng cô 4, 5h là đã phải ra đồng rồi, không muốn đi làm đâu nhưng nông dân mà không ra ruộng thì không có gì để ăn".
Thời tiết khắc nghiệt cũng là điều kiện để sâu bệnh phát triển. Nếu ngại cái lạnh giá mà không bám đồng chăm rau thì người nông dân rất có thể hỏng cả một vụ rau.
Rất nhiều loại rau như cải cúc, su hào, súp lơ,... đã được người dân thu hoạch sau mưa rét. Chị Nguyễn Thị Thủy (Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ: "Phải tranh thủ thu hoạch vì mấy hôm vừa rồi mưa, mai kia nắng lên là hỏng hết rau".
Lý giải về điều này, nhiều nông dân cho biết, vì mưa rét quá sâu nên rau rất khó sinh trưởng đúng thời gian. Chị Nguyễn Thị Hà (Hoài Đức, Hà Nội) cho hay: "Như bình thường rau cải cúc chỉ độ 1 tháng 5 ngày là được bán, giờ rét này thu cải cúc cũng phải tháng rưỡi".
Thời tiết cực đoan làm gián đoạn quá trình sinh trưởng của rau nên dù rau "đắt như tôm tươi", nhưng nhiều hộ nông dân cũng chưa có rau để bán ra thị trường. Nhiều người nông dân phải mặc áo phao, đội mũ kín mít mới trụ nổi dưới cái rét thấu da. Tuy nhiên vì cuộc sống dựa hoàn toàn vào mấy ruộng rau nên dù vất vả họ vẫn cố gắng mưu sinh.
Thời cơ vàng đã điểm, 3 con giáp tiền đổ về đầy túi trong tháng 11 ÂL, tài lộc rực sáng, công thành danh toại Là một trong những con giáp phát tài trong tháng 11 ÂL, bạn sẽ kiếm về được cho mình và gia đình bộn tiền. Tuổi Tý Phương diện tiền bạc của Tý trong tháng 11 ÂL có nhiều khởi sắc. Dù chưa chắc đã bứt phá ngoạn mục nhưng Tý có các khoản thu đều đặn từ công việc cố định hoặc từ...