Con học online gặp “cảnh nóng”, cha mẹ rụng rời
Đang nấu ăn, chị H. thả đũa bát khi nghe con gái đang học online hét toáng: “Mẹ ơi, bậy bạ quá!”. Chạy lại, chị rụng rời tay chân khi thấy cảnh trên màn hình và nhanh tay úp máy tính xuống.
Chị L.T.H. ôm lấy cô con gái học lớp 7 để cháu bình tĩnh lại, run rẩy nói với con, đó là cảnh không hay, có thể kẻ xấu vào lớp học quấy rối. Chị nhanh tay đóng máy nhưng con cũng đã chứng kiến, bị ám ảnh bởi cảnh không nên nhìn thấy một chút nào.
Con gái chị đang học tại một trường tư thục ở TPHCM. Trước đó, trong một tiết học khác, các con cũng phải chứng kiến hình ảnh bậy bạ bằng tranh vẽ, cô giáo chưa kịp xử lý ngay nên kéo dài vài phút.
Phụ huynh rụng rời tay chân khi con chứng kiến “cảnh nóng” trong giờ học online (Ảnh minh họa)
Sau sự việc này, cô giáo chủ nhiệm có nhắn cho phụ huynh nói về tình trạng có người lạ vào phá lớp học. Đồng thời cô cũng dặn phụ huynh nhắc nhở con em, không cung cấp thông tin về lớp học ra ngoài. Thế nhưng, lại một lần nữa sự cố diễn ra, mức độ đáng ngại hơn.
Mới đây, chị H. đã ngưng quyết định báo với cô giáo về việc học trực tuyến của con. Ngoài lo sợ việc có những tình huống không lường được xảy ra trong lớp học, chị nhận thấy việc học online của con mình không mấy hiệu quả, nếu không muốn nói là thêm mệt mỏi, căng thẳng. Có khi cả tiết học loay hoay với trục trặc về máy móc, nhập vào lại thoát ra, thoát ra lại nhập vào.
Video đang HOT
Thời gian qua, nhiều phụ huynh phản ánh tình trạng, con chứng kiến những cảnh không hay từ chửi bậy, la hét om sòm cho đến những hình ảnh “nóng” như ảnh khỏa thân, clip sex trong giờ học online.
Anh Nguyễn Văn Thạnh có con học lớp 4 cho hay, con trai anh rành công nghệ hơn bố mẹ nhưng giờ học bố mẹ phải thay nhau ngồi cạnh. Bởi con cũng đã từng chứng kiến cảnh không hay trong lớp học, sau lần đó thì tâm trí, đầu óc của con lửng lơ, tò mò, muốn hỏi cho bằng được.
Thế là ngoài việc học của con, vợ chồng anh lại “đau đầu” xử lý tình huống, làm thế nào khi con tò mò về “chuyện người lớn”, xem cảnh nóng.
Giờ học, con trốn xem phim nóng, chơi game
Chị P.T.A. có con học lớp 7 chia sẻ trường hợp của con mình để nhiều phụ huynh cảnh giác hơn. Con chị khá tự lập, khi học online là cháu vào phòng khóa kín cửa, không ai được vào. Bản thân chị cũng không thấy vấn đề gì.
Cho đến hôm vừa rồi, chị vô tình đẩy cửa, cửa lại không khóa, đập ngay vào mắt chị là cảnh phim người lớn đang ở chế độ dừng trên màn hình máy tính. Lúc đó, con chị đang trong nhà vệ sinh… Chị cố giữ bình tĩnh và lấy hết dũng khí để nói chuyện với con thì cháu nói bạn gửi cho mình, con chỉ mới xem được… lần thứ 4.
Giáo viên và phụ huynh khó kiểm soát được việc học online của trẻ (Ảnh minh họa)
Hỏi han, chị mới biết nhiều học trò khác trong giờ học online đã ngồi xem phim nóng, “cày” game hoặc chat với nhau.
Rất nhiều phụ huynh cũng chia sẻ tình huống, trong giờ học, các con trốn chơi game hay làm nhiều việc khác nhưng cha mẹ, giáo viên không biết cho đến khi vô tình phát hiện ra. Nhiều em nói, việc học online không hiệu quả, chán… nên các con mày mò cái khác.
Về vấn đề này, một giáo viên dạy Văn ở TPHCM cho biết, có thể khi vào lớp học nhưng vào được một lúc thì các em bị out ra, sau đó các em ngồi chơi game hoặc làm gì đó suốt quãng thời gian còn lại của buồi học.
Do lúc điểm danh, học sinh đó có mặt nên cuối buổi giáo viên vẫn thông báo trong nhóm lớp học sinh tham gia học bài đầy đủ. Cha mẹ vẫn tưởng con học nhưng thực tế trẻ chơi game hay làm những việc khác.
Trước tình trạng này, nhiều quản lý trường học đã viết thư ngỏ, nhắn nhủ học sinh không chơi game, không làm việc riêng trong thời gian học online, cần thể hiện sự tôn trọng giờ học, giáo viên… Họ thừa nhận, rất khó để kiểm soát hết được, tùy thuộc vào ý thức của học sinh. Trong khi ý thức học tập của học sinh, đặc biệt là khi học online – một hình thức học tập các em chưa được làm quen, áp dụng trong bối cảnh hoàn toàn bị động – còn rất nhiều vấn đề.
Trong báo cáo việc dạy học online trong thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Sở GD&ĐT TPHCM cảnh báo: Khi áp dụng dạy học theo hình thức trực tuyến vì chưa có phần mềm đạt yêu cầu (chuẩn hóa, quản lý được người học, an toàn, bảo mật…), nhiều giáo viên tự chọn lựa các phần mềm miễn phí, dễ sử dụng nên không quản lý được giờ học và nguy cơ mất an toàn là điều không thể tránh được.
Lê Đăng Đạt
Học sinh Bà Rịa - Vũng Tàu không đến trường ngày 27/4, tiếp tục nghỉ học chờ thông báo mới
Trước đó, Sở GD-ĐT đã có văn bản đề xuất UBND tỉnh về việc cho HS khối 9, 12 đi học trở lại từ 27/4 và HS các khối lớp còn lại đi học từ ngày 4/5.
Mới đây, bà Trần Thị Ngọc Châu, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT cho biết, ngày 22/4, Sở GD-ĐT đã có văn bản đề xuất UBND tỉnh ra quyết định cho HS đi học trở lại. Theo đề xuất này, HS khối 9, 12 đi học trở lại từ 27/4 và HS các khối lớp còn lại đi học từ ngày 4/5.
Tuy nhiên, căn cứ tình hình thực tế phòng, chống dịch tại địa phương, UBND tỉnh chưa phê chuẩn đề xuất của Sở GD-ĐT.
Ảnh minh họa
Như vậy, HS các cấp học trên địa bàn tỉnh tiếp tục được nghỉ học để phòng, chống dịch cho đến khi có thông báo mới của UBND tỉnh. Các trường học tiếp tục tổ chức học online theo kế hoạch đã đề ra.
Sóc nâu
Không để học sinh bỏ học vì không theo kịp chương trình Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu đảm bảo vệ sinh, an toàn phòng dịch và có kế hoạch dạy bù nhằm không để học sinh nào phải bỏ học vì không theo học chương trình dạy trên truyền hình và online. Ngày 25-4, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và ông Bùi Thanh Hà,...