Con học online cả ngày mà nhà lại không có máy tính, bố mẹ “bỏ túi” ngay mẹo siêu hay này: Vừa tiết kiệm vừa giúp con đỡ mỏi cổ, hại mắt
Trong bối cảnh việc mua máy tính gặp nhiều khó khăn, đây là giải pháp thay thế giúp con học online tiện lợi hơn.
Từ 6/9, hàng triệu học sinh trên cả nước bắt đầu học online qua các ứng dụng như Zoom, Google Meet… Tuy nhiên, không phải ai cũng có sẵn hoặc có thể mua máy tính cho con, đa số các con học bằng điện thoại mà màn hình điện thoại nhỏ rất khó quan sát và đọc chữ.
Nhiều phụ huynh vì thế đã sử dụng phương pháp kết nối điện thoại tới TV, lúc này hình ảnh từ màn hình học trực tuyến sẽ được truyền lên TV nhưng con phát biểu bài vẫn dùng micro và camera của điện thoại. Cách này giúp bố mẹ không cần mua laptop, nhưng con vẫn có thể học qua màn hình lớn, loa lớn, dễ nghe và không hại mắt.
Không phải ai cũng có sẵn hoặc có thể mua máy tính cho con học online. (Ảnh minh họa)
Các bước kết nối điện thoại với TV
Đầu tiên, đảm bảo cả điện thoại và TV cùng sử dụng chung một Wi-Fi. Trên màn hình TV, bấm chọn biểu tượng nhà/Home Dashboard. Bấm chọn tính năng Screen Sharing, Air Paly, AirScreen, Smart View… trên màn hình TV Samsung, Sony, LG tùy theo hệ điều hành máy điện thoại là iOS hay Android.
Cuối cùng, trên điện thoại chọn phản chiếu màn hình và chọn TV bạn muốn kết nối. Chẳng hạn, với điện thoại Iphone, ta chọn phím Home ảo, rồi chọn “Trung tâm điều khiển”, chọn “Phản chiếu màn hình”, chọn TV cần kết nối. Lúc này trên TV hiện lên 1 dãy số, nhập dãy số đó vào điện thoại là xong. Với điện thoại Samsung tương ứng sẽ là chức năng Smartview.
Video đang HOT
Chọn “Phản chiếu màn hình” trên Iphone.
Và Smartview trên Samsung.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp với các gia đình có sẵn các loại TV và smartphone đời mới với tính năng chia sẻ màn hình không dây. Nếu TV không hỗ trợ kết nối Wi-Fi, người dùng cần mua thêm dây cáp nối từ điện thoại ra TV.
Lưu ý, các phương tiện học trực tuyến (điện thoại, laptop, máy tình bảng, TV thông minh…) phải luôn được kiểm tra thường xuyên, lưu ý hệ thống kết nối mạng liên tục, sạc pin đầy đủ. Bố trí không gian học hợp lý nhằm tạo tâm lý thoải mái vừa giảm tác động của môi trường xung quanh như tiếng ồn, và để kết nối mạng (Wi-Fi…) được tốt nhất.
Vì số lượng truy cập rất lớn trong thời gian này, nên đôi khi việc truy cập vào học có thể sẽ chậm, sẽ xảy ra tình trạng nghẽn mạng. Cho nên học sinh cần kiên trì, chịu khó đăng nhập nhiều lần để được vào học.
Học sinh TP.HCM không học online sẽ tiếp nhận kiến thức thế nào?
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM chia sẻ giải đáp về việc tổ chức năm học mới trong điều kiện dịch bệnh.
Chiều 6/9, báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm trực tuyến "Năm học mới trong đại dịch" với sự tham dự của đại diện Bộ GD&ĐT, lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM và NXB Giáo dục Việt Nam.
Tại tọa đàm, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, đề cập phương án hỗ trợ các học sinh không đủ điều kiện học online.
Ông Nguyễn Văn Hiếu phát biểu tại tọa đàm chiều 6/9. Ảnh: Người Lao Động .
51.000 học sinh tiểu học gặp khó khăn khi học trực tuyến
Ông Hiếu cho biết, số liệu của sở cập nhật hiện nay có khoảng 77.000 học sinh không có điều kiện học trực tuyến. Tuy nhiên, đây là con số bao gồm những học sinh gặp khó khăn về đường truyền, đi lại hoặc không có phụ huynh kèm cặp, hỗ trợ.
Thực tế, khoảng 51.000 học sinh tiểu học tại TP gặp khó khăn khi học online, trong đó có khó khăn về vấn đề đường truyền. Sắp tới, sở sẽ xin UBND thành phố chủ trương để các đơn vị giới thiệu các gói giải pháp như thiết bị, đường truyền để cung ứng cho nhà trường và học sinh.
Với những học sinh không thể học online do thiếu máy móc hoặc Internet, sở xây dựng phương án phát triển phiếu học tập. Ban đầu, thầy cô sẽ giao bài, đội ngũ tình nguyện viên sẽ thu phiếu và gửi lại giáo viên để đánh giá trình độ, năng lực học tập của các em.
Sở cũng chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch học tập riêng cho các đối tượng học sinh này, nhằm giúp các em tiếp cận việc học một cách thuận lợi.
Với các học sinh đang kẹt lại ở các địa phương khác, Sở GD&ĐT TP.HCM đã làm việc với lãnh đạo địa phương để tạo điều kiện thuận lợi, giúp các em được học tập, tiếp cận tri thức đầy đủ.
Về vấn đề cung ứng sách giáo khoa, Ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam, cho biết phía nhà xuất bản đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, đề nghị tạo điều kiện phát hành sách giáo khoa. UBND nhiều tỉnh đã có văn bản yêu cầu đơn vị liên quan hỗ trợ, đảm bảo kịp sách giáo khoa kịp ngày khai giảng.
Tuy nhiên, do sách giáo khoa chưa được chính thức công nhận là mặt hàng thiết yếu, một số địa phương vẫn phải trao đổi với cơ quan quản lý để kịp thời chuyển sách đến học sinh. Ông Hiếu nhấn mạnh, sắp tới, việc cung ứng sách giáo khoa cho học sinh sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
Giảm tải chương trình để đảm bảo chất lượng dạy học
PGS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, cho biết bộ đã chỉ đạo các cấp học rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học. Trước đó, bộ đã có công văn về vấn đề này.
Cụ thể, 10 môn học sẽ được điều chỉnh nội dung dạy học, bao gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh Học, Tin học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân.
Nguyên tắc là tinh giản các nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình hiện hành, đồng thời tích hợp một số nội dung thành các chủ đề, điều chỉnh các nội dung trùng lặp giữa các môn học và hoạt động giáo dục.
Bộ cũng yêu cầu các trường không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn là không dạy, đọc thêm, không làm, không thực hiện, không yêu cầu.
Sắp tới, TP.HCM sẽ tập huấn cho giáo viên về kỹ năng dạy học trực tuyến, đồng thời khắc phục các vấn đề hiện nay. Việc khắc phục sẽ dựa trên tinh thần tăng cường cho học sinh tự học nhiều hơn. Thầy cô chuẩn bị bài và giao bài tập cho học sinh qua các ứng dụng, trang web điện tử, tin nhắn.
"Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã giao chúng tôi biên soạn tài liệu. Trong tuần này hoặc tuần tới, chúng tôi sẽ gửi các thầy cô để lan toả, tổ chức các giờ học trực tuyến nhẹ nhành nhưng hiệu quả. Thay vì ngồi trước màn hình, học sinh có thể tự chủ trong giờ học", ông Nguyễn Xuân Thành nói.
Trẻ học online 2 tiếng nhưng chưa được chữ nào Ngày đầu triển khai học online tại nhiều địa phương chưa được thuận lợi do đường truyền không ổn định, các nền tảng học trực tuyến trục trặc hoặc quá tải. "Lo mà học đi", "im miệng đi", thỉnh thoảng, lớp học của con trai chị Nguyễn Phương (Hà Đông, Hà Nội) lại vang lên tiếng phụ huynh quát con. Mẹ nhắc bài...