Cơn ghen âm ỉ của cô bạn thân
Michelle Le, 26 tuổi, nữ sinh gốc Việt theo học ngành y tá tại Đại học Samuel Merritt thuộc Oakland, California, bỗng mất tích trong ca trực.
Michelle được đánh giá xinh đẹp, giỏi giang, giàu nghị lực. Tối 26/5/2011, cô có ca trực đêm tại Trung tâm Y tế Bệnh viện Kaiser Permanente ở Hayward. Trong giờ giải lao, Michelle rời bệnh viện lúc 19h để ra ôtô lấy đồ. Từ đó, Michelle không quay lại.
Trước đó, cô còn háo hức khoe với đồng nghiệp sau khi hết ca trực sẽ gặp bạn ở quán cà phê gần bệnh viện, lên lịch đi chơi cuối tuần. Vì không thấy Michelle quay lại ca trực, ôtô cũng không ở bãi gửi, đồng nghiệp đã báo cảnh sát.
Cảnh sát tìm thấy chiếc xe màu bạc của Michelle lúc 21h cùng ngày tại một bãi trông giữ cách bệnh viện khoảng 800 m. Xe có vết máu của Michelle, còn cô ở đâu không ai biết.
Gia đình Michelle dán tờ rơi tìm kiếm, hứa tặng thưởng ai cung cấp thông tin. Gần 20 người bạn của Michelle được cảnh sát mời làm việc. Dữ liệu camera ghi hình tại nhà xe được nghiên cứu.
Ai đã sát hại cô gái được lòng tất cả mọi người này?, các điều tra viên trăn trở.
Cảnh sát nghi ngờ Michelle bị giết bởi người quen vì chỉ có như vậy mới rủ được cô ra ngoài trong ca trực. Nghi phạm số một là Giselle Diwwas Esteban, 27 tuổi, người Phillipine, bạn thân từ thời trung học. Camera an ninh đặt bãi xe đã quay được hình ảnh Giselle có mặt trước và sau khi Michelle mất tích.
Nhà chức trách tìm thấy vết máu của nạn nhân trên đế giày của Esteban. ADN của Esteban cũng được tìm thấy trên vô lăng trong xe của Michelle. Video an ninh trong bãi gửi xe, nơi nạn nhân đến trước khi biến mất, ghi nhận sự hiện diện của Esteban.
Manh mối đáng ngờ là khi nhà mạng điện thoại thông báo hai cô gái đã “di chuyển trên cùng một lộ trình” từ Bệnh viện Kaiser đến các nơi khác thuộc Alameda vào thời điểm xảy ra vụ án.
Esteban không chịu hợp tác điều tra. Đến khi các bằng chứng được đưa ra, cô mới thừa nhận đã sát hại Michelle tại bãi gửi xe.
Ngày 7/9/2011, cảnh sát bắt Esteban dù lúc đó thi thể nạn nhân chưa được tìm thấy. Trả lời thẩm vấn, Esteban tỏ rõ thái độ thù địch với Michelle cho rằng đây là người chen chân vào mối quan hệ của cô với người yêu cũ là Scott Marasigan. Vì vậy, Scott ruồng bỏ Esteban trong lúc đang mang bầu.
Video đang HOT
Từ lời khai của Esteban, cảnh sát phát hiện bộ xương bị phân hủy trong hẻm núi hẻo lánh. Nạn nhân được xác định là Michelle.
Nạn nhân vụ án.
Esteban và Michelle từng thân thiết. Thế nhưng, tình bạn ấy bắt đầu rạn nứt bởi sự xuất hiện của Scott. Sau khi được Esteban giới thiệu, Scott rung động trước Michelle xinh đẹp và hẹn hò vào mùa xuân năm 2003. Mối tình chóng tàn chỉ sau một tháng.
Scott khai chưa quan hệ tình dục với Michelle, kể cả khi trong mối quan hệ hẹn hò lén lút kéo dài một tháng, hay bất kỳ thời điểm nào sau đó.
Về phần Esteban, mối quan hệ với Scott đã rạn nứt từ năm 2005 khi nhen nhóm biết chuyện bị bạn thân và người yêu phản bội. Esteban lúc đó mới biết có thai và nổi giận tới mức tính phá thai.
Esteban ban đầu dành quyền nuôi con và dự định cùng cô bé chuyển đến San Diego sinh sống. Năm 2010, cô gần như nổi điên với Scott khi anh giành được quyền nuôi con gái và đưa tới sống tại Bay Area. Vì mong muốn được ở cạnh chăm sóc con gái, Esteban vờ chuyển về sống tại Bay Area vào tháng 11/2010. Có điều, cô luôn cảm thấy cô đơn vì không có nhiều bạn bè trong khu vực.
Scott nói với cảnh sát rằng tháng 11/2010 Esteban bỗng dưng nhắc lại chuyện về Michelle, với mô tả là “người đã làm tổn thương trong suốt 6 năm”.
Esteban khai suốt nhiều năm mang nỗi canh cánh bị bạn thân phản bội, bị người yêu “cắm sừng”. Vì thế, cô để cơn ghen cuồng nộ chiếm lấy tâm trí và lên kế hoạch trả thù.
Ngày 10/12//2012, Esteban hầu toà với tội danh Bắt cóc và Giết người . Thế nhưng, thay vì ăn năn hối cải để nhận lấy sự khoan hồng của pháp luật, Esteban vẫn tin rằng không làm gì sai.
Tại phiên tòa xét xử hôm ấy, cảnh tượng bị cáo đổ mọi tội lỗi lên đầu nạn nhân đã khiến những người tham dự lắc đầu ngán ngẩm và phẫn nộ. Esteban khẳng định Michelle cố tình quyến rũ Scott.
Bên cạnh những lời khai, người bạn trai Scott còn đưa ra đoạn ghi âm hội thoại vào 6 tháng trước khi vụ giết người diễn ra. Trong cuộc hội thoại đó, mọi người đều nghe rõ Esteban nói với Scott: Cả anh và Michelle đều đáng chết.
Với cáo buộc giết người và có tính toán trước, Esteban bị kết tội Giết người cấp độ một và nhận bản án 25 năm tù. Các công tố viên cho biết suốt quá trình điều tra và xử án, Esteban không tỏ ra ăn năn hối lỗi. Hình phạt như trên là thích đáng.
Đội tuần tra tình nguyện bảo vệ người gốc Á lớn tuổi tại Mỹ
Trên khắp nước Mỹ, các nhóm tình nguyện liên tục được thành lập với mục đích đi tuần tra tại các khu vực có cộng đồng người gốc Á sinh sống để ngăn chặn các vụ tấn công.
Đội tình nguyện tuần tra tại khu phố Chinatown ở Oakland. Ảnh: CNN
Tại khu phố người Hoa Chinatown ở Oakland (California, Mỹ), ông Carl Chan trên đường tới thăm một nạn nhân gốc Á lớn tuổi đã bị một người đàn ông lạ mặt tấn công vào đầu ngày 29/4. Là chủ tịch phụ trách phòng thương mại khu vực, Carl biết rõ đại dịch COVID-19 và làn sóng tấn công người gốc Á lớn tuổi đã khiến khách hàng tới đây ngày một ít đi.
Ông cho biết vụ tấn công ngày 29/4 đã giúp ông có động lực tham gia vào nhóm tuần tra đi bộ trong cộng đồng.
Từ năm ngoái, trên khắp nước Mỹ, các nhóm tình nguyện liên tục được thành lập với mục đích đi tuần tra tại các khu vực có cộng đồng người gốc Á sinh sống như một nỗ lực ngăn chặn các cuộc tấn công bạo lực và phân biệt chủng tộc nhằm vào nhóm người này.
Tại Oakland, trên 10 người mặc áo khoác và đội mũ cam đi dọc khu Chinatown mỗi ngày. Họ đeo theo còi và máy ảnh khi tới thăm hỏi các chủ doanh nghiệp cũng như khách hàng.
David Won, một trong những tình nguyện viên, nói với phóng viên CNN: "Chúng tôi cố gắng luôn có mặt để đảm bảo những cá nhân ở ngoài kia không tìm cách thực hiện bất kỳ tội ác nào".
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, số lượng khách hàng đến khu Chinatown giảm đáng kể. Nhiều cửa hàng buộc phải đóng cửa, trong khi một số khác đã mở cửa trở lại song rút ngắn thời gian hoạt động vì lo sợ các cuộc tấn công.
Hiệp hội Toishan Vịnh Đông, một nhóm chủ yếu gồm những người cao niên chuyên tổ chức các sự kiện xã hội và các lớp học Thái Cực quyền cho người dân gốc Taishan, Quảng Đông (Trung Quốc), đã thành lập một nhóm tuần tra từ tháng 2 khi vùng Vịnh chứng kiến một loạt các cuộc tấn công nhằm vào người châu Á.
Khi nhìn thấy nhóm tình nguyện đi ngoài đường, Won - một chuyên gia tài chính 59 tuổi sinh sống tại Oakland - đã tiếp cận và nhanh chóng gia nhập. Ông tham gia tuần tra 2 lần một tuần. Won cho biết ông gia nhập nhóm vì muốn "làm điều đúng đắn".
Tại một vài thành phố lớn khác trên nước Mỹ, trong đó có Seattle và New York, những nhóm tuần tra tình nguyện tương tự cũng xuất hiện trong cộng đồng.
Ít nhất 4 nhóm tình nguyện khác ở Oakland tham gia tuần tra dọc phố phường trong năm qua, tìm cách đảm bảo an toàn cho những người lớn tuổi. Một đội ứng phó khẩn cấp ở San Jose (California) được biết đến với việc cung cấp viện trợ trong các thảm họa thiên nhiên đã thành lập một đơn vị tuần tra ở Japantown của thành phố.
Wan Chen (37 tuổi) cho hay anh không thể "ngồi im không làm gì" khi chứng kiến các cuộc tấn công gia tăng ở New York vào đầu năm nay. Lúc đầu, Chen tìm cách liên lạc với một số nạn nhân, hỏi xem họ có cần giúp đỡ hoặc gặp bất kỳ rào cản ngôn ngữ và văn hóa nào không.
"Rất nhiều người trong số họ còn sợ đến mức không thể nói về chuyện đã xảy ra", Chen chia sẻ.
Chen và một vài người khác đã thành lập một nhóm có tên là Tuần tra An toàn Công cộng ở Flushing, New York. Hiện nhóm có khoảng 20 thành viên với đủ ngành nghề, từ công nhân, bồi bàn cho đến sinh viên, người lái xe. Trong mỗi ca tuần tra sẽ có một người phụ trách ghi chép, một người quay video và một người liên lạc với cảnh sát hoặc các thành viên cộng đồng.
Đội tình nguyện tuần tra tại Flushing, New York. Ảnh: CNN
Stop AAPI Hate, một trung tâm theo dõi các báo cáo về phân biệt chủng tộc và kỳ thị đối với người Mỹ gốc Á, đã nhận được trên 6.000 đơn khiếu nại trực tiếp kể từ năm ngoái.
Tuần trước, Tổng thống Joe Biden đã ký ban hành một đạo luật chống thù hận đối với người gốc châu Á giữa đại dịch COVID-19.
Người Mỹ gốc Á đã biến nỗi đau và sự phẫn nộ của họ thành hành động theo nhiều cách, bao gồm các cuộc tuần tra đi bộ. Trong một bài phát biểu gần đây, Phó Tổng thống Kamala Harris kêu gọi cộng đồng người này cân nhắc sử dụng quyền lực chính trị của mình.
"Chúng tôi nhìn thấy sự căm ghét, chúng tôi chứng kiến sự ác độc. Là một thành viên của cộng đồng, tôi xin chia sẻ nỗi đau và sự phẫn nộ đó. Tôi tin rằng bây giờ chúng ta có cơ hội để biến nỗi đau thành hành động", nhà lãnh đạo nói trong Hội nghị Đoàn kết AAPI tổ chức trực tuyến vào tuần trước.
Theo một phân tích gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew về dữ liệu Điều tra dân số Mỹ, mặc dù người Mỹ gốc Á chỉ chiếm khoảng 7% tổng dân số quốc gia song họ là bộ phận cử tri đủ điều kiện phát triển nhanh nhất trong số tất cả các nhóm chủng tộc hoặc sắc tộc chính từ năm 2000 đến năm 2020.
Theo công ty thu thập dữ liệu và tiến hành nghiên cứu chính sách AAPI Data, trên toàn quốc, tỷ lệ cử tri người Mỹ gốc Á tăng vọt lên mức kỷ lục - từ 49% vào năm 2016 lên 60% vào năm 2020. Trong khi đó, số lượng tham gia của người dân Đảo Thái Bình Dương tăng từ khoảng 41% lên gần 56%.
Băng cướp trói, cuỗm hết tài sản gia đình gốc Việt 4 tên cướp đột nhập vào nhà của gia đình người Việt ở Oakland, trói bố mẹ và lấy hết tài sản trước mặt cô con gái 7 tuổi. Amy, 7 tuổi, nhớ lại đêm 30/3 kinh hoàng, khi cô bé nghe thấy tiếng động lớn phát ra từ phía sau ngôi nhà. "Đến giờ cháu vẫn sợ chúng sẽ quay lại, cháu...