Con gấu trúc quý được tìm thấy ở Trung Quốc có những hành động và thói quen kỳ lạ
Tại Nga Mi, Tứ Xuyên, Trung Quốc đã tìm thấy một con gấu trúc đỏ với những thói quen, hành động thú vị. Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Tứ Xuyên, núi Nga Mi nằm ở rìa lưu vực Tứ Xuyên, có phong cảnh đẹp và địa hình dốc.
Núi Nga Mi có cấu tạo phức tạp, nằm ở nơi giao thoa của nhiều yếu tố tự nhiên, quanh năm mây mù bao phủ, lượng mưa dồi dào, đã bảo tồn được một hệ thống thảm thực vật cận nhiệt đới hoàn chỉnh, môi trường tự nhiên rất thuận lợi.
Núi Nga Mi còn là nơi sinh sống của nhiều loại động vật quý hiếm, môi trường tự nhiên tốt tạo điều kiện cho một số lượng lớn các loài động vật hoang dã phát triển mạnh ở đây, số loài động vật đã được kiểm chứng lên tới hơn 2.300 loài, trong đó có 29 loài được bảo vệ cấp quốc gia. Trong đó, có một loài động vật nhỏ rất hiếm và rất dễ thương sống trên núi Nga Mi – đó là gấu trúc đỏ.
Gấu trúc đỏ được liệt kê là loài động vật đang dần tuyệt chủng trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) vì quần thể hoang dã ước tính có ít hơn 10.000 cá thể trưởng thành và tiếp tục suy giảm do mất môi trường sống và phân mảnh, săn trộm và suy giảm giao phối cận huyết.
Gấu trúc đỏ trông hơi giống gấu trúc nhưng nhìn tổng thể thì nó dễ thương hơn gấu trúc rất nhiều, đặc biệt là bộ lông màu nâu đỏ rất thu hút.
Toàn thân màu nâu đỏ, có mảng trắng trên má, trông giống như một con mèo béo.
Về phân loại, gấu trúc đỏ đã gây tranh cãi kể từ khi được phát hiện. Trước đó, người ta coi chúng là một loại gấu trúc dựa trên các đặc điểm hình ảnh bên ngoài và chúng được xếp vào họ gấu trúc.
Trong các thời kỳ khác nhau, nó cũng được phân loại dưới phân họ gấu trúc, và sau đó được đề cập đến dưới họ gấu, cho đến khi sự phát triển của phân loại học, phương pháp phân loại ngày càng trở nên tiên tiến hơn, và cuối cùng chúng trở thành các họ độc lập, tức là gấu trúc đỏ.
Công nghệ DNA mới nhất cũng đã chứng minh rằng việc phân loại vào họ gấu trúc đỏ là chính xác, thuộc siêu họ Mustelidae cùng với họ gấu trúc và họ chồn. Vì vậy, nói đúng ra, gấu trúc đỏ khác với gấu trúc khổng lồ, về bản chất, nó không phải là một con gấu, mà là một con chồn.
Gấu trúc đỏ là một loài động vật rất dễ thương, lông trên cơ thể chủ yếu là màu nâu đỏ, kết cấu tương đối dày, ở bụng lông màu nâu đen. Trên mặt có đốm trắng nhưng đây là đặc điểm chỉ có ở con trưởng thành, gấu trúc đỏ khi mới sinh ra thì không có đốm trên mặt, sau hơn 2 tháng tuổi sẽ có và to dần ra.
Một con gấu trúc đỏ trưởng thành tương đương với một con mèo béo, với trọng lượng cơ thể khoảng 5 kg và chiều dài cơ thể từ 40-63 cm. Bề ngoài của con đực và con cái không có sự khác nhau.
Gấu trúc đỏ là loại động vật ưa nhiệt độ và độ ẩm, thường sống ở môi trường khí hậu ôn hòa ở độ cao 2.500-4.000 mét và thuộc loài sống trong rừng. Chúng thích ngủ trong hang, hốc cây hoặc khe đá vào ban ngày và đi kiếm ăn vào buổi sáng và buổi tối. Tư thế ngủ của gấu trúc đỏ cũng rất dễ thương, nó thích cuộn đầu vào trong tứ chi, sau đó dùng chi trước ôm đầu và dùng đuôi che lại.
Đối với gấu trúc đỏ, tre và lá là thức ăn chính, nhưng chúng cũng ăn quả mọng, trứng chim, hoa, rêu, côn trùng và các động vật nhỏ khác, đặc biệt là thức ăn ngọt là những món khoái khẩu.
Gấu trúc đỏ là loài động vật rất sạch sẽ, sau khi ăn no, chúng sẽ dùng lòng bàn tay chà xát vào miệng và mặt, dùng lưỡi liếm và làm sạch mép miệng, thậm chí đi vệ sinh một nơi cố định.
Sau khi ăn uống xong, một trong những việc mà gấu trúc đỏ thích làm nhất là phơi mình trên vách đá đầy nắng hoặc trên ngọn cây.
Gấu trúc đỏ vỗ tay khi sợ hãi và giơ tay dọa đối phương.
Không có gì lạ khi tìm thấy gấu trúc đỏ ở núi Nga Mi. Ngay từ đầu tháng 4/2022, một camera hồng ngoại được thiết lập ở khu vực Jinding của danh thắng đã chụp được những con gấu trúc đỏ. Nhưng điều thú vị là ở hành động và thói quen của gấu trúc đỏ.
Trên thực tế, nhìn vẻ ngoài dễ thương của gấu trúc đỏ là bạn biết rằng nó không có sức chiến đấu. Vì vậy, khi sợ hãi và gặp kẻ thù, đầu tiên chúng sẽ ưỡn lưng và cong đuôi, từ từ ngẩng đầu lên đồng thời phát ra âm thanh thở hổn hển ở cường độ thấp, sau đó vỗ tay, lắc đầu từ bên này sang bên kia và cuối cùng là nâng chi trước lên trên đầu cùng với nhìn chằm chằm đối phương.
Toàn bộ hành động này để thể hiện một tư thế chiến đấu mạnh mẽ và đáng sợ, và làm cho gấu trúc đó nhìn to hơn. Điều này thực sự có thể khiến một số kẻ săn mồi nhút nhát sợ hãi.
Gấu trúc đực già nhất từng bị nuôi nhốt chết ở tuổi 35
Con gấu trúc đực già nhất từng bị nuôi nhốt đã chết ở tuổi 35 tại công viên Đại Dương (Ocean Park) Hồng Kông. Con gấu trúc đực có tên An An được nuôi nhốt trong môi trường nhân tạo tại công viên Đại Dương (Ocean Park) đã chết hôm 21/7, ở tuổi 35, Ocean Park cho biết, được cho là con gấu trúc đực già nhất nhất từng sinh sống trong môi trường nuôi nhốt.
Theo Ocean Park, 35 tuổi ở gấu trúc tương đương với 105 tuổi ở con người.
An An cùng với một con gấu trúc cái tên Jia Jia được chuyển từ Trung Quốc đại lục đến Ocean Park năm 1999. Jia Jia đã chết năm 2016 ở tuổi 38.
Gấu trúc An An. Ảnh: Ocean Park.
"An An đã mang đến cho chúng tôi những dấu ấn khó quên với vô số khoảnh khắc ấm lòng.", Giám đốc Ocean Park, Paulo Pong, cho biết.
An An bị cao huyết áp, một tình trạng phổ biến ở những con gấu trúc già. Hơn ba tuần qua, An An ngừng ăn thức ăn rắn và ít hoạt động hơn.
Hong Kong đã được tặng một cặp gấu trúc khác, Ying Ying và Le Le vào năm 2007 để kỷ niệm 10 năm ngày thành phố được trao trả cho Trung Quốc.
Cặp gấu trúc sinh đôi nghịch ngợm chơi trò cầu trượt sau cơn bão tuyết Hai con gấu trúc tinh nghịch chơi trò cầu trượt bên trong công viên động vật hoang dã ở miền bắc Trung Quốc sau trận bão tuyết. Cặp gấu trúc sinh đôi nghịch ngợm chơi trò cầu trượt sau cơn bão tuyết Cặp gấu trúc sinh đôi Qi Qiao và Qi Xi chơi đùa cùng với cầu trượt sau cơn bão tuyết dữ...