Con gái tổng thống Indonesia từ chối đặc quyền
Con gái lớn của tân tổng thống Indonesia biến một kỳ thi công chức bình thường thành chủ đề gây xôn xao cả nước, khi từ bỏ những đặc quyền thường dành cho người thân của giới tinh hoa.
Kahiyang Ayu, con gái tổng thống Indonesia, hôm 23/10 tham dự kỳ thi công chức ở thành phố Soho, Trung Java. Ảnh: VOA
Theo VOA News, Kahiyang Ayu, con gái tổng thống Indonesia, hôm 23/10 không làm gì khác ngoài việc làm bài thi công chức cùng hơn 6.000 người khác tại thành phố Solo.
Hành động này gây xôn xao Indonesia, nơi nạn tham nhũng và tình trạng “con ông cháu cha” là vấn đề phổ biến, và con cái tầng lớp tinh hoa thường được đối xử đặc biệt.
Sự việc diễn ra chưa đầy một tuần sau khi cha cô, ông Joko Widodo lên nắm quyền tổng thống. Ông Widodo trước đó tranh cử với lời hứa sẽ xử lý nạn tham nhũng. Tuần này, Tổng thống Widodo, có bước đi chưa từng có khi cho cơ quan giám sát chống tham nhũng Indonesia xem xét những thành viên nội các tiềm năng.
Kahiyang Ayu mặc bộ quần áo màu trắng đen giống những thí sinh còn lại, nhưng được một đội an ninh bảo vệ. Sau bài kiểm tra, Ayu cho biết cô chỉ muốn thành đạt như những người khác. “Bằng cách tham dự cuộc thi, tôi hy vọng sẽ đỗ và được nhận làm nhân viên công chức, chúng ta sẽ chờ xem kết quả”, Ayu nói.
Video đang HOT
Lilis Jannatun, một thí sinh khác ngồi cạnh con gái đầu của tổng thống trong kỳ thi, cho biết cô thấy bất ngờ khi con ông Widodo không được đối xử đặc biệt. “Đúng vậy, cô ấy ngồi gần cầu thang trong khi thi, chỉ cách chỗ tôi ngồi hai ghế. Tôi không thấy bất cứ nhân viên an ninh nào đứng gác cạnh cô ấy trong lúc thi. Cô ấy làm bài thi mà không có sự đối xử đặc biệt nào”, Jannatun cho hay.
Hari Prihatno, lãnh đạo cơ quan tuyển dụng khu vực, cho biết việc đối xử và cơ sở vật chất dành cho tất cả các thí sinh, trong đó có con gái tổng thống, đều như nhau. “Tất cả các bạn, các nhà báo vừa chứng kiến tận mắt, mọi thứ đều theo tiêu chuẩn và quy trình, không có sự đối đãi đặc biệt, kể cả khi cô ấy là con gái tổng thống. Cô ấy, giống những người khác, phải mặc đồng phục màu trắng và đen để đi thi, mang theo thẻ dự thi và chứng minh thư. Cô ấy ngồi cùng các thi sinh còn lại, trên chiếc ghế giống nhau, không có đệm. Mọi thứ ở đây đều minh bạch”, Prihatno nói.
Tổng cộng 6.200 người tham dự kỳ thi, trong khi chỉ có 65 chỉ tiêu tuyển công chức tại Soho.
Trọng Giáp
Theo VNE
Trung Quốc sẵn sàng cứng rắn ở Biển Đông?
Việc máy bay Trung Quốc áp sát máy bay Mỹ cho thấy Trung Quốc sẵn sàng trở nên cứng rắn về vấn đề quyền lãnh thổ ở Biển Đông.
Tuần này, 1 máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay áp sát 1 máy bay tuần tra của Mỹ trên biển Hoa Đông,điều này cho thấy Trung Quốc không hề e ngại khi tăng cường phòng vệ cái gọi là chủ quyền ở Biển Đông của nước này, cho dù có phải đối mặt với lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới.
Máy bay do thám săn ngầm P-8 Poseidon của Mỹ.
Theo như tờ Washington Free Beacon, máy bay Shenyang J-11B của Hải quân Trung Quốc, được đóng trong nước theo nguyên mẫu tàu Sukhoi-27 của Nga, đã tiến rất sát đến máy bay do thám P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ đang thực hiện việc giám sát "hành động quân sự chưa từng có tiền lệ của Trung Quốc gần đây và hiện đang diễn ra tại Hoàng Hải, biển Đông và biển Hoa Đông"
Nguy cơ bị đánh chặn đối với Trung Quốc là khá đáng kể, việc 1 máy bay Trung Quốc và máy bay Mỹ va chạm trên không trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Trung Quốc hay việc bắt giữ máy bay và phi hành đoàn sẽ khiến 2 bên rất khó xử.
Máy bay Mỹ đã bay vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Trung Quốc nằm cách đất liền 200 dặm và cả vùng nhận dạng phòng không. Thông thường, các tàu thuyền và máy bay nước ngoài vẫn bay vào EEZ của các nước khác mà không bị ngăn chặn, nước Mỹ cũng coi EEZ của mình là vùng biển quốc tế, nơi luật hàng không lỏng lẻo hơn là trên đất liền.
Chia sẻ với Business Insider, ông Nan Li, 1 chuyên gia về chính sách quốc phòng của Trung Quốc ở ĐH Hải quân Mỹ cho biết "Trung Quốc thể hiện 1 thái độ nghiêm khắc và cứng rắn đối với luật quốc tế tại EEZ của mình... và rất nhạy cảm về máy bay tuần tra"
Ông Bruce Bennett, nhà phân tích quốc phòng tại RAND, cho biết đây là 1 khu vực mà Trung Quốc quan tâm từ lâu, ông trả lời Business Insider: " Trung Quốc bảo vệ rất kĩ vùng biển mà các máy bay trinh sát Mỹ định tiến vào... hoàn toàn bình thường khi họ tiến sát và cảnh báo chúng ta không nên ở đó".
Trung Quốc bảo vệ ranh giới ngoài khơi của mình rất kĩ và sẽ không có ngoại lệ nào kể cả là máy bay quân sự của Mỹ.
Biển Đông là khu vực đang xảy ra tranh chấp chủ quyền khi Trung Quốc có hàng loạt hành động khiêu khích nhằm vào Việt Nam và Phillipines. Trong tháng 5, Bắc Kinh đã cho đặt giàn khoan trong vùng biển được quốc tế công nhận của Việt Nam. Tranh chấp về khai thác dầu khí, quan ngại trong khu vực về sự bành trướng của Trung Quốc và thường xuyên nghi ngờ lẫn nhau trong quá khứ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đã khiến Biển Đông trở thành 1 điểm nóng trên thế giới.
Chính sách "Xoay quanh châu Á" của Mỹ, bao gồm việc Mỹ được tiếp cận 5 căn cứ quân sự ở Phillipines, được dự báo là sẽ khiến 1 nước mới nổi và hung hãn như Trung Quốc tạo ra 1 tình huống khó lường. Trung Quốc là 1 cường quốc về quân sự và kinh tế nhưng cũng rất thích khoa trương sức mạnh của mình ra toàn thế giới, sẵn sàng đối đầu với các nước láng giềng cũng như Mỹ.
Việc mỗi quốc gia lại có tuyên bố khác nhau về việc cho phép tiếp cận EEZ của nhau đã khiến tình hình trở nên phức tạp, bởi lẽ nó làm cho quy định về hành động phù hợp tại biển Đông không được rõ ràng. Đơn cử như việc hiện không có thỏa thuận nào về việc có cho phép các hành động quân sự tại EEZ được đặt dưới luật pháp quốc tế hay không, chính điều này đã gây ra cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc năm 2009. Tháng 3/2009, 5 tàu chiến Trung Quốc đã chặn 1 tàu tuần tra không được trang bị vũ khí của Mỹ, tàu USNS Impeccable, cách đảo Hải Nam 75 dặm về phía nam. Tàu này sau đó rút lui với đoàn hộ tống có vũ trang, sau đó Lầu Năm Góc đã công khai thể hiện sự bất bình khi cho rằng họ có quyền hoạt động trong EEZ của Trung Quốc.
Vụ việc trong tuần này cho thấy Trung Quốc sẵn sàng trở nên cứng rắn về vấn đề quyền lãnh thổ trong khu vực, điều mà họ đã gây ra rất nhiều tranh luận và mâu thuẫn và sẽ chỉ trở nên căng thẳng hơn khi mà sự bành trướng của Trung Quốc vẫn tiếp tục. Nhưng điều này không có nghĩa Trung Quốc muốn gây chiến với Mỹ mà họ muốn tìm cách để khiến quan hệ giữa 2 cường quốc ngày 1 phức tạp hoặc dẫn đến đối đầu ngoài ý muốn.
Theo VNE
Mỹ lên tiếng về 4 giàn khoan Trung Quốc mới đưa vào Biển Đông Theo Reuters, hôm 20/6, Mỹ bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc liên tiếp đưa thêm 4 giàn khoan vào Biển Đông trong bối cảnh khu vực vốn đã căng thẳng vì giàn khoan Hải Dương 981 của nước này. Reuters cho hay, tại Washington, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vẫn chưa có đẩy đủ thông tin về vị trí của...