Con gái 6 tháng tuổi đã có kinh nguyệt chỉ vì thói quen này của mẹ khi mang bầu?
Một bé gái dậy thì và có biểu hiện có kinh nguyệt khi mới 6 tháng tuổi được nghi ngờ do chính chế độ ăn uống bất hợp lý của mẹ khi đang mang thai.
Theo các chuyên gia, các bé gái có ngực phát triển trước 8 tuổi và kinh nguyệt trước 10 tuổi thì được coi là dậy thì sớm. Trong những năm gần đây, tỉ lệ trẻ em dậy thì sớm đang ngày càng tăng lên. Nhưng nhiều người không ngờ rằng một trong những nguyên nhân chính là chế độ dinh dưỡng của mẹ ngay từ khi mang thai.
Gần đây, câu chuyện một bé gái sống tại thị trấn Hoa Kinh, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) mới 6 tháng tuổi đã có kinh nguyệt, nghi ngờ do thói quen ăn uống của mẹ khi mang bầu đã dấy lên lời cảnh báo cho những phụ nữ đang trong thai kỳ.
Theo Sina đưa tin, cô bé Hoan Hoan (tên nhân vật đã được thay đổi) hiện nay mới 3 tuổi nhưng đã cao gần 1m và nặng 20kg. Anh Vương, bố Hoan Hoan cho biết khi con được 6 tháng tuổi, vợ ông thay tã và thấy một vài đốm máu nhỏ nhưng gia đình nghĩ do vấn đề tiêu hóa.
Cô bé Hoan Hoan bắt đầu có kinh nguyệt khi mới 6 tháng tuổi.
Tuy nhiên sau đó, tháng nào cô bé Hoan Hoan cũng có máu trên tã. Anh Vương sợ hãi liền nghỉ việc về cùng vợ đưa con đi khám. Sau khi khám, bác sĩ chẩn đoán bé Hoan Hoan bị dậy thì sớm.
Sau đó, hai vợ chồng anh đã đưa con đến Bắc Kinh điều trị, sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau nhưng đều không có hiệu quả. Trong hơn 2 năm trở lại đây, Hoan Hoan phải sử dụng băng vệ sinh như người lớn mỗi tháng.
“Để bạn bè không phát hiện ra sự khác biệt của con ở trường mẫu giáo, chúng tôi phải cho con mặc quần áo rộng rãi, nhiều lớp”, anh Vương tâm sự.
Anh cũng nhiều lần thắc mắc không hiểu sao con lại mắc chứng bệnh này bởi sau khi sinh, vợ anh nuôi con bằng sữa mẹ nhưng ăn uống rất cẩn thận, chủ yếu là các loại rau củ, thịt bò, thịt lợn và hiếm khi ăn vặt.
Điều duy nhất khiến anh băn khoăn là khi mang thai, vợ anh thường xuyên uống nước ngọt mỗi ngày. Đó là những chai nước cam, nước óc chó đóng sẵn.
Tiến sĩ Lưu, trưởng khoa Nhi bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em tỉnh Phúc Kiến sau khi khám cho Hoan Hoan đã xác định nguyên nhân dậy thì sớm của bé là do một khối u tuyến yên gọi là hamartoma vùng dưới đồi. Khối u tiền ung thư này có thể không phát triển thành ung thư nhưng lại khiến bé có các triệu chứng dậy thì sớm hơn bạn cùng trang lứa.
Video đang HOT
“ Dậy thì sớm gần đây có tỉ lệ tăng lên nhưng sớm đến mức như bé này thì rất hiếm. Đây là trường hợp đầu tiên tôi gặp phải“, bác sĩ Lưu chia sẻ.
4 yếu tố khiến trẻ dậy thì sớm, cha mẹ nên tránh
Thứ nhất, yếu tố khiến trẻ dậy thì sớm đầu tiên chính là di truyền, có khoảng trẻ em dậy thì sớm được ghi nhận là do yếu tố di truyền từ các thế hệ trong gia đình, đa số là di truyền từ bố, gen bên nội.
Thứ hai, nếu đứa trẻ là thuộc diện có thể trạng mũm mĩm, đúng ra là hơi thừa cân hoặc béo phì thì phụ huynh nên thận trọng, trẻ em thừa cân hoặc béo phì sẽ làm tăng nguy cơ dậy thì sớm, bé gái sẽ có nguy cơ nhiều hơn bé trai trong vấn đề này.
Thứ ba, tình trạng trẻ được bổ sung dinh dưỡng quá dư thừa cũng là một yếu tố đóng góp tiềm năng khiến cho trẻ bị dậy thì sớm. Một cuộc khảo sát về tình trạng trẻ em gái dậy thì sớm ở Anh cho thấy rằng trẻ duy trì một chế độ ăn nhiều protein, ăn nhiều thịt, có thể dẫn tới lớn trước tuổi, từ đó có nguy cơ dậy thì sớm.
Thứ tư, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu và đồ nhựa công nghiệp và những sản phẩm khó phân hủy đều là những vật chất có thể sản xuất ra một loạt các rối loạn nội tiết, dẫn đến sự phát triển hệ sinh dục quá sớm ở trẻ.
Dấu hiệu dậy thì sớm cần cho trẻ đi khám
Khi trẻ gái dưới 8 tuổi có biểu hiện đặc thù như sinh dục phụ phát triển nhanh (tuyến vú to, có lông mu, có kinh nguyệt…), trẻ nam dưới 9 tuổi xuất hiện giọng nói ồm, ria mép, dương vật (có thể cả tinh hoàn) phát triển, có lông mu, cần cho trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra.
Nếu trong trường hợp trẻ dậy thì sớm do các nguyên nhân u não, tăng sản thượng thận bẩm sinh thì sẽ có thể điều trị ngoại khoa, hoặc các điều trị đặc hiệu để giải quyết các nguyên nhân.
Còn với những cháu dậy thì sớm trung ương, bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình để điều trị tiêm thuốc kìm hãm quá trình dậy thì, có thể làm chậm sự phát triển của các đặc tính sinh dục phụ, kéo dài thời gian đóng xương.
Việc tiêm thuốc ức chế dậy thì này sẽ bắt đầu từ khi phát hiện trẻ dậy thì sớm đến khi trẻ được 10,5 tuổi hoặc tuổi xương 12 tuổi.
Ảnh minh họa
Tiêm thuốc ức chế dậy thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của các cháu không gây ảnh hưởng đến sự phát triển buồng trứng của các cháu, không gây vô sinh sau này.
Các tác dụng của thuốc hiếm gặp như đau đầu, nhiễm trùng chỗ tiêm. Hiện nay thuốc này có loại 4 tuần tiêm 1 lần và 12 tuần tiêm 1 lần.
Việc điều trị dậy thì sớm trung ương là dài hạn. Tùy vào từng thời điểm của đứa trẻ mà giá trị cải thiện chiều cao khi trưởng thành. Trẻ gái trước 6 tuổi, khi điều trị sẽ cải thiện chiều cao 9 – 10 cm.
Từ 6 – 8 tuổi, thì không bắt buộc điều trị. Bác sĩ có thể tư vấn cho gia đình để xem xét việc điều trị. Bởi vì với những trường hợp nữ dậy thì sớm trung ương ở lứa tuổi 6-8 tuổi, đặc biệt trẻ nữ trên 8 tuổi, nếu điều trị thì chỉ có thể giúp giải quyết được những vấn đề ngắn hạn như kìm hãm sự phát triển đặc tính sinh dục phụ, làm chậm thời gian có kinh, phát triển tuyến vú, lông mu, còn về mặt cải thiện chiều cao thì không còn nhiều, thậm chí không có.
Nhiều người cho rằng dậy thì sớm do chế độ ăn uống nhưng thực tế chưa có nghiên cứu chỉ rõ nguyên nhân này, tuy nhiên, yếu tố trẻ thừa cân béo phì gây dậy thì sớm thì có.
Chính vì thế, bác sĩ thường khuyên cha mẹ nên kiểm soát cân nặng của con để tránh dậy thì sớm. Còn trường hợp do các bệnh như u não, tăng sản thượng thận thì cần chú ý dấu hiệu để đưa trẻ đi điều trị sớm nhất.
Thùy Linh (T.H)
Theo emdep.vn
Mẹ có biết bé có hệ miễn dịch kém nhất, dễ ốm yếu nhất khi đến tuổi này?
Trong những năm đầu đời, bé thường hay ốm do hệ miễn dịch còn non yếu, chưa trưởng thành.
6 tháng tuổi chính là khoảng thời điểm trẻ có hệ miễn dịch thấp nhất. Có 2 lý do khiến hệ miễn dịch của các bé rất yếu kém trong khoảng thời điểm này. Thứ nhất, sau khi sinh ra, hầu hết kháng thể của các em bé đều lấy từ sữa mẹ. Khi trẻ được 6 tháng tuổi, nguồn kháng thể này gần như bị cạn kiệt. Thứ hai, sau khi được 6 tháng tuổi, hầu hết các bé sẽ được ăn các thức ăn khác ngoài sữa mẹ, do chức năng tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch của các bé cũng giảm.
Để cải thiện hệ miễn dịch của trẻ, các mẹ cần:
Lựa chọn các thực phẩm bổ sung cho bé
Mẹ nên lựa chọn các thực phẩm bổ sung một cách thích hợp cho các bé trong khoảng thời điểm này. Ví dụ, mẹ nên cho bé ăn thực phẩm dễ tiêu, dễ nghiền nhuyễn như táo, chuối tây. Ăn thực phẩm được nghiền nhuyễn, bé sẽ dễ tiêu hóa từ đó khả năng miễn dịch của bé sẽ được cải thiện đáng kể.
Cho em bé uống nhiều nước hơn
Sau 6 tháng tuổi, bé bắt đầu được ăn dặm, mẹ nên cho bé uống nhiều nước hơn. Bởi vì khi trẻ được 0-6 tháng tuổi, bé chủ yếu được bú mẹ và được cung cấp lượng sữa rất dồi dào. Sau 6 tháng tuổi, bé bắt đầu ăn dặm và bú ít sữa hơn. Mẹ nên bổ sung lượng nước cho bé vì mất nước cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và dễ khiến trẻ mắc bệnh.
Cho bé tập thể dục đúng cách
Sau 6 tháng tuổi, hầu hết các bé sẽ biết ngồi vững và bắt đầu học bò. Mẹ nên hướng dẫn bé chơi các trò chơi vận động phù hợp với lứa tuổi để cải thiện hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho bé.
Khi khả năng miễn dịch của bé yếu đi, mẹ nên chú ý nhiều hơn khi chăm con. Mẹ không nên để con bị lạnh hoặc đầy bụng. Đặc biệt là trong mùa hè, khi thời tiết nóng bức, mẹ cần sử dụng điều hòa nhiệt độ đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho bé.
Quỳnh Trang
Theo emdep.vn
4 thay đổi bình thường ở phụ nữ độ tuổi 30 Đối với phụ nữ, một thập kỷ cuộc đời ở độ tuổi 30 có thể mang lại cả sự thay đổi và ổn định trong sự nghiệp, cuộc sống cá nhân, và sức khỏe. Dưới đây là 4 thay đổi mà cơ thể họ có thể trải qua ở độ tuổi 30. Khối xương và cơ bắt đầu giảm dần sau khi đạt...