Con gái 5 tuổi bị bỏng nặng, kiểm tra camera trong trường mẫu giáo bố mẹ càng phẫn nộ hơn
Một ông bố đã công khai đăng tải câu chuyện của mình để nhắc nhở bố mẹ khác không nên cho con học tại trường này để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra như con của anh.
Ngày 12/11 vừa qua, truyền thông Đài Loan đưa tin, một ông bố đã đăng tải câu chuyện thương tâm của đứa con gái 5 tuổi khi gặp phải tai nạn đau lòng tại trường mẫu giáo tư thục ở Đào Viên trên mạng xã hội. Anh cho biết, trong lúc ăn trưa, con gái anh đã bị canh súp nóng đổ vào người khiến cơ thể bị bỏng 24% khiến con bé đau đớn trong suốt thời gian qua. Mỗi ngày bé thường khóc và nói rằng không muốn uống thuốc, đau đớn khắp người. Điều đáng nói, tai nạn gây ảnh hưởng đến thể xác lẫn tâm lý khiến đứa bé thường xuyên gào khóc và không muốn mặc đồ.
Cô bé 5 tuổi bị canh súp nóng đổ vào người khiến cơ thể bỏng 24%.
Người cha cho biết, toàn bộ sự việc xảy ra vào lúc 11 giờ trưa ngày 4/6 vừa qua tại trường mẫu giáo tư thục ở Đào Viên, Đài Bắc, Đài Loan. Trong giờ ăn trưa, con gái 5 tuổi của anh vô tình bị canh súp nóng đổ vào người khiến cô bé hoảng loạn. Sau đó, cô giáo đã gọi điện thoại cho gia đình để báo cáo tình hình và đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng không nói rằng bé bị bỏng nghiêm trọng thế nào. Khi đến nơi, bố mẹ tá hỏa vì nhìn thấy toàn cơ thể của con được bọc bằng chăn bông. Người cha đến ôm con gái thì thấy cô bé không thể mở mắt nổi và sau đó bắt đầu khóc. Bác sĩ nói rằng, cô bé bị bỏng 24%, khu vực đùi phải, cánh tay phải đều bị bỏng nghiêm trọng.
CCTV ghi lại cảnh cô giáo kéo bé ra ngoài để bé tự xử lý vết bỏng trên người.
Người cha đã liên lạc với nhà trường để làm sáng tỏ vụ việc thì phát hiện khi tai nạn xảy ra, cô giáo đã xử lý tình huống khá thô bạo bằng cách lôi bé ra ngoài. Theo lời cáo buộc của người cha, cô giáo chỉ mang con gái anh đến bồn rửa và để tự cô bé tự xả nước vào chỗ bỏng. Điều này có thể thấy được giáo viên nhà trường không có kiến thức gì về việc sơ cứu cho trẻ khi gặp tai nạn. Trước tình hình này, người cha quyết định làm đơn thưa kiện và yêu cầu nhà trường phải bồi thường sự tổn thất cho đứa con gái đáng thương của anh. Hiện tại, phía nhà trường vẫn đang trốn tránh trách nhiệm và ủy thác toàn bộ cho công ty bảo hiểm. Trong suốt 5 tháng qua, người cha vẫn đang nhờ các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc để lấy lại công bằng cho con gái.
Video đang HOT
Những vết bỏng trên người khiến cô bé đau đớn trong suốt 5 tháng qua.
Nguồn: ETToday
Hình ảnh lớp mẫu giáo tư thục đầu tiên ở Việt Nam
Nhiều năm gần đây, làn sóng giáo dục sớm của thế giới tràn mạnh mẽ vào Việt Nam nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục ở bậc mầm non. Ít ai biết, lớp mẫu giáo theo tư tưởng giáo dục sớm, xem trẻ là trung tâm đã từng được xây dựng ở Việt Nam cách đây hơn 70 năm.
Những hình ảnh về lớp mẫu giáo đầu tiên mang tư tưởng giáo dục hiện đại được thông tin tại buổi tọa đàm và triển lãm Dự án "Giáo dục mới và những nhà tiên phong" diễn ra vào ngày 18/11 tại TPHCM.
Hình ảnh tư liệu về Lớp mẫu giáo Bách Thảo ở Hà Nội
Năm 1946, GS Nguyễn Phước Vĩnh Bang, sáng lập trường mẫu giáo Bách Thảo - được xem là trường mẫu giáo tư thục đầu tiên ở Việt Nam. Trường áp dụng phương pháp của Montessori, Decroly và Froebel với tư tưởng giáo dục hiện đại, nhân văn của GS Vĩnh Bang.
"Nhà trường nhận trẻ nhà giàu cũng như trẻ nhà nghèo, những trẻ khỏe mạnh cứng cáp cũng như những trẻ ốm yếu, những trẻ sạch sẽ, nhanh nhẹn, thông minh cũng như những em đầy di truyền tai hại, những trẻ đã chịu cuộc đời khổ sở, mất cả lòng tin.
Nhưng bất luận trẻ nào, nhà trường cũng cố làm cho trẻ tập cuộc sống hợp đoàn, cố hiểu để trọng luật chung, chú ý đến công việc, gắng sức làm cho khéo đẹp với tất cả thông minh, nhẫn nại, bền bỉ và vui vẻ..."
Chứng minh thư năm 1946 của GS Nguyễn Phước Vĩnh Bang xác nhận ông là Giám đốc Trường mẫu giáo Bách Thảo
GS Nguyễn Phước Vĩnh Bang (ngoài cùng bên phải)
Tuy nhiên, đây không phải là trường mẫu giáo đầu tiên theo tư tưởng giáo dục mới ở Việt Nam. Theo thông tin từ dự án, năm 1942-1943, lớp mẫu giáo thực nghiệm đầu tiên tại Hà Nội ứng dụng phương pháp Montessori ra đời bởi vợ chồng họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc và Nguyễn Thị Khang thành lập với sự hỗ trợ tài chính từ thương gia Nguyễn Sơn Hà. Họ bắt tay nhau với tinh thần "tự lực khai hóa", tự mình nhận lấy trách nhiệm trong cuộc canh tân văn hóa - giáo dục của đất nước.
Hình ảnh vợ chồng họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc - Nguyễn Thị Khang và thương gia Nguyễn Sơn Hà - những người thành lập trường mẫu giáo thực nghiệm đầu tiên ở Hà Nội từ năm 1942-1943
Bà Nguyễn Thúy Uyên Phương, một trong những thành viên chủ trì dự án chia sẻ, với tinh thần "tự lực khai hóa", những nhà giáo dục tiên phong ở Việt Nam đã nhìn thấy ở Giáo dục Mới một phương pháp và một tinh thần mới mẻ cho sự nghiệp "trồng người".
Giáo dục mới đã đảo ngược và đổi chiều tư duy giáo dục truyền thống, ứng dụng những phương pháp tâm lý sư phạm tiến bộ, mới mẻ mà ở đó, sự phát triển toàn diện, quyền tự do và lựa chọn của trẻ thơ là trọng tâm của quá trình giáo dục.
Theo bà Phương, trước những hoang mang về giáo dục sớm đang tràn vào Việt Nam, những tư liệu này sẽ giúp mỗi người sẽ có thêm cơ sở tìm hiểu những phương pháp ấy có thực sự tốt và phù hợp với bối cảnh, văn hóa Việt Nam? Những thuận lợi và rào cản khi thực hành các phương pháp ấy Việt Nam là gì? Làm sao để phân biệt, chọn lựa đúng trong bối cảnh "vàng thau lẫn lộn"?
Dự án được khởi xướng bởi tổ chức phi lợi nhuận The Caterpies, với sự hợp tác của Trường Đại học Geneva (Thụy Sỹ). Được biết, sau khi triển lãm tại TPHCM, dự án sẽ được triển lãm tại Hà Nội vào ngày 28/11 tới.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Đình chỉ lớp mẫu giáo Anh Nguyên khiến trẻ bị bỏng hai bàn chân Chiều 7.11, thông tin từ UBND xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn (TPHCM) cho biết, đã đình chỉ lớp mẫu giáo Anh Nguyên (ở 36/61/17C, ấp 6, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn) liên quan đến vụ cô bé hơn 1 tuổi bị bỏng 2 bàn chân. Như báo Lao Động đã thông tin, khoảng 16h30, ngày 29.10 ông Bùi Văn Tăng (35...