Con gái 14 tuổi có vết lạ trên cổ, bà mẹ không vội chất vấn, chỉ dùng một chiêu khiến con thừa nhận vấn đề
Thái độ của cha mẹ càng gay gắt thì sự phản kháng của trẻ sẽ càng mạnh mẽ.
Tuổi dậy thì là giai đoạn quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ trải qua những thay đổi to lớn cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, khi con yêu đương, nhiều bậc cha mẹ thường cảm thấy hoang mang và chọn cách ngăn triệt để.
Tuy nhiên, thái độ của cha mẹ càng gay gắt thì sự phản kháng của trẻ sẽ càng mạnh mẽ và cách làm này thường phản tác dụng. Để giúp trẻ vượt qua giai đoạn nhạy cảm này, cha mẹ cần có cách tiếp cận thông minh hơn.
Vết lạ xuất hiện trên cổ con gái, mẹ khéo léo giải quyết
Con gái 15 tuổi của cô Lý (Trung Quốc) vừa bước vào tuổi dậy thì. Một ngày nọ, sau khi đón con đi học về, chồng cô lo lắng nói: “Hôm nay anh thấy con rất thân thiết với một chàng trai. Chẳng lẽ con biết yêu rồi sao?”.
Cô Lý thực sự sốc khi nghe tin. Tuy nhiên, xét thấy mối quan hệ giữa hai đứa trẻ có thể chưa đến mức sâu đậm, cô cố bình tĩnh để theo dõi.
Nhưng vài ngày sau, người mẹ phát hiện ra trên cổ con gái có dấu vết lạ như vết răng cắn, điều này càng khiến cô tin rằng con gái mình quả thực đã có người yêu. Nghĩ rằng việc tra hỏi trực tiếp con gái mình có thể khiến mọi việc trở nên phức tạp hơn, cô Lý cân nhắc rồi hôm sau quyết định đến trường sớm, chờ con tan học.
Đúng như dự đoán, cô thấy con gái ríu rít ra cổng sau cùng một bạn nam. Hai đứa nắm tay, thậm chí ôm chào nhau tạm biệt tình tứ. Người mẹ lặng lẽ đi từ sau lưng con lên phía trước. Thấy mẹ bất ngờ xuất hiện, đứa con gái sợ xanh mặt, đứng lắp bắp nói không lên lời. Cặp đôi đang chờ mẹ nổi trận lôi đình nhưng không ngờ, cô thản nhiên nói với con gái: “Con chào bạn rồi mẹ đưa đi mua sắm nhé”.
Cô con gái rất vui vì thay vì bị mắng còn được mẹ thưởng. Em cẩn thận lựa chọn các loại quần áo, giày dép cũng như đủ loại phụ kiện cho mình. Khi thanh toán hóa đơn, em mới phát hiện ra những thứ mình chọn thật đắt đỏ. Dù vậy, bà mẹ vẫn mua cho con.
Tuy nhiên, người mẹ cũng nói với con rằng: “Trước đây, khả năng chi tiêu của con có hạn, con chỉ có thể mua những thứ đơn giản. Nhưng khi mẹ thanh toán hóa đơn, con có thể mua những thứ tốt hơn và yêu thích hơn. Tại sao? Vì môi trường, hoàn cảnh hôm nay đã khác, con có “vốn liếng” mạnh mẽ hơn để theo đuổi sở thích của mình.
Video đang HOT
Và ngay bây giờ khi con là học sinh, các lựa chọn của con vẫn khá hạn chế. Nếu con học hành chăm chỉ, con sẽ nhìn thấy một thế giới rộng lớn hơn và gặp gỡ những người tốt hơn trong tương lai. Lúc đó, con có thể có một cuộc sống tự chủ, mua những gì mình thích. Chắc hẳn con không muốn một cuộc đời mua gì cũng phải đắn đo, nhìn sắc mặt người khác.
Mẹ không cấm con yêu đương, nhưng ở tuổi của con, nhìn về tương lai, phấn đấu cho tương lai mới là mục tiêu trước nhất. Ngay cả bạn trai con cũng vậy. Bạn ấy cũng cần có sự nghiệp để nuôi sống bản thân và đảm bảo một cuộc sống đầy đủ cho gia đình. Tình yêu sẽ đi kèm với trách nhiệm. Chỉ khi hai người cùng nhau tiến bộ thì mới có tương lai. Ngoài ra, là con gái, học cách tự bảo vệ mình là điều quan trọng nhất”.
Sau khi nghe những lời này, cô con gái đã quyết định tạm thời chia tay bạn trai để tập trung cho mục tiêu vào cấp 3. Con gái cô Lý cũng thường chủ động chia sẻ những rắc rối trong tình yêu với mẹ mình.
Trên thực tế, ai cũng có rung cảm đầu đời, những bậc cha mẹ chúng ta cũng vậy. Tình yêu lứa tuổi học trò trong sáng vui vẻ, ẩn chứa sâu bên trong nó là tình bạn, sự đồng cảm sẻ chia với nhau.
Làm gì khi con yêu sớm?
Việc trẻ ở tuổi thiếu niên có cảm xúc với người khác giới là chuyện bình thường trong quá trình phát triển tâm sinh lý của mỗi người. Vậy bố mẹ nên đối diện với vấn đề này của con như thế nào?
Thái độ mềm mỏng
Nhiều cha mẹ nghĩ các biện pháp cứng rắn như mắng sẽ khiến con sợ, không dám quan hệ yêu đương nữa. Nhưng đó là cách sai lầm, bởi không thể dùng bạo lực để giải quyết vấn đề thuộc về cảm xúc của con, nhất là khi trẻ đang ở lứa tuổi nổi loạn.
Cha mẹ càng cấm, trẻ sẽ càng bất mãn, làm theo ý chúng và thấy chỉ có bạn trai/bạn gái tốt và hiểu mình, càng lún sâu vào mối quan hệ đó.
Vì vậy, khi giáo dục con cái về chuyện tình cảm, cha mẹ nên có thái độ nhẹ nhàng và tốt nhất là sử dụng cách kể chuyện để khiến trẻ hiểu được tình yêu sớm làm tổn thương nhau như thế nào. Nếu bạn sử dụng kinh nghiệm của bản thân để giải thích hiệu quả sẽ tốt hơn, trẻ có thể hiểu và cảm nhận sâu hơn.
Tôn trọng sự riêng tư của con
Khi yêu sớm, trẻ biết rất rõ rằng chúng không được bố mẹ và mọi người tán thành nên sẽ lén lút yêu đương. Khi phát hiện con yêu sớm, nếu bố mẹ làm ầm lên, sẽ khiến trẻ cảm thấy xấu hổ và mất mặt.
Vì vậy, khi biết con có bạn trai/gái khi còn ở tuổi thiếu niên, hãy nói chuyện và giảng giải cho con mặt lợi và bất lợi của việc yêu sớm. Hãy khuyên con dừng lại ở mức bạn thân, cùng giúp nhau học hành và tận hưởng tuổi thiếu niên vô tư, vui vẻ cùng bạn bè. Cha mẹ cũng nhấn mạnh cho con việc quan trọng nhất trong thời điểm niên thiếu là học và con còn có rất nhiều thời gian để yêu khi con trưởng thành. Và khi lớn hơn thì lựa chọn của con cũng chính xác hơn.
Vẽ đường cho hươu chạy còn hơn để hươu chạy sai đường
Ngoài việc nói chuyện, khuyên răn con về việc yêu sớm, cha mẹ nên giáo dục giới tính cho con cặn kẽ, tránh việc mang thai ngoài ý muốn. Cha mẹ nên hướng dẫn con các cách tránh thai ngoài ý muốn, mua sách về giáo dục giới tính cho con đọc.
Với việc chuẩn bị tâm lý và các biện pháp phòng tránh như vậy, cha mẹ giúp con có trách nhiệm hơn và cẩn thận hơn với những việc làm của mình.
Đoạn chat của người chồng đã ly hôn với con gái khiến vợ uất ức: Có những người không xứng được gọi là bố!
Sau chia tay , cách hành xử của bố mẹ sẽ ảnh hưởng đến các con như thế nào?
Là bố mẹ, ai cũng mong sẽ cho con được một tổ ấm gia đình bình yên, hạnh phúc. Nhưng vì nhiều lý do mà điều đó không được trọn vẹn. Thế nhưng, dù chia tay , ly thân thì điều quan trọng nhất cả 2 cần phải hướng đến đó là giữ cho con một cuộc sống yên ổn, được quan tâm, yêu thương như tất cả những đứa trẻ khác.
Ai đó đã nói, một đứa trẻ có bố mẹ chia tay là một thiệt thòi, nhưng nếu không được bố mẹ quan tâm, chăm sóc thì còn buồn hơn nữa. Mới đây, trên MXH xôn xao câu chuyện của một gia đình khiến nhiều người vô cùng bức xúc với thái độ của người bố.
"Đợt bão vừa rồi gia đình ảnh hưởng kha khá, bình thường mình vẫn lo cho con đầy đủ, nhưng nay tình hình hơi khó khăn, con bé con lại vừa hỏng cái chân bàn, thương mẹ, nó nhắn tin xin bố mua cho 1 chiếc bàn học mới.
Người đàn ông tháng chu cấp 2 triệu, lo lắng hỏi lại mẹ tiêu hết tiền của con rồi à, ngoài ra anh kể khổ hoàn cảnh bản thân ngày xưa để động viên con nằm lên giường mà học, mua bàn làm gì cho tốn kém. Ý là bố không có đâu mà cho dù điều kiện kinh tế bố dư dả.
Nhiều lúc nghĩ buồn cười, 2 triệu/tháng nó ăn còn chả đủ đây chỉ sợ mẹ nó tiêu hết số tiền nặng ngàn tấn đấy do bố nó chu cấp cơ", chị vợ chia sẻ.
Còn lại gì sau một cuộc chia tay ?
Đọc đoạn chat mà ai cũng xót cái cách mà 2 cha con nói chuyện với nhau. Trong khi bé gái là đứa con quá hiêu chuyện, con xin tiền bố nhưng với thái độ năn nỉ, mong bố làm ơn hãy thương xót: "Bố cho mẹ con xin một chút được không" khiến mọi người không khỏi đau lòng.
Nhưng đáp lại, ông bố khẳng định: "Mẹ tiêu hết tiền bố cho con à", thậm chí còn khuyên con nằm ra bàn mà học. Trước những lời nói này, người vợ không chịu nổi đành nhắn tin lại, giãi bày hết mọi tâm can một lịch sự. Nhưng đọc xong ai cũng thấy quá chua chát cho kết cục của một gia đình từng hạnh phúc.
Chị vợ mong chồng hãy quan tâm con hơn, cho dù đó chỉ là giả vờ. Đọc những dòng chia sẻ mà cộng đồng mạng cũng thấy cay đắng, thương hai mẹ con, đặc biệt là bé gái hiểu chuyện nhưng thiếu thốn tình yêu của bố.
Văn hóa ứng xử sau chia tay của bố mẹ quyết định rất nhiều đến cuộc sống của trẻ
Từ một gia đình hạnh phúc, việc mất đi sự quan tâm chăm sóc của bất kì ai dù là bố hay mẹ cũng khiến trẻ khó tránh khỏi những tổn thương. Thế nên, việc bố mẹ hành xử thế nào, có văn minh hay không, cùng nhau nghĩ về con cái hay trách móc sẽ quyết định rất nhiều đến cuộc sống của chúng. Dù không yêu thương nhau nhưng cũng đừng cãi cọ trước mặt trẻ.
Rõ ràng, những đứa trẻ càng lớn sẽ càng hiểu rõ việc chia tay của bố mẹ. Tuy nhiên, việc bố mẹ chọn cách ứng xử như thế nào sẽ quyết định đời sống, thể chất và tâm lý của trẻ. Nếu có thể chứng kiến bố mẹ trở thành bạn bè, cùng ăn cơm, đưa con đi chơi thì hẳn đứa trẻ đó sẽ không quá đau buồn hay tủi thân.
Việc không có một mái ấm trọn vẹn đã khiến những tâm hồn trẻ thơ non nớt phải gánh chịu nỗi đau khó quên. Và khi thấy bố mẹ cư xử với nhau tốt đẹp, con cũng học được văn hóa ứng xử chính bố mẹ của mình, trở thành một người văn minh như chính bố mẹ của mình vẫn đang làm.
Ngược lại, nếu chúng ta xem nhau là kẻ thù sau khi chia tay và trút hoàn toàn nỗi đau đó lên con bằng đòn roi, bằng sự chì chiết, bằng những hình thức cấm đoán hay bỏ mặc, tuổi thơ của trẻ sẽ chẳng thể lành lặn. Một đứa trẻ phải chịu sự tủi hổ, bị bỏ rơi chỉ vì bố mẹ không hạnh phúc thực sự là quá bất hạnh. Trẻ con không có lỗi, chúng luôn xứng đáng nhận được tình yêu thương bởi việc có con là lựa chọn của bố mẹ chứ không phải do những đứa trẻ quyết định. Thế nên hãy có trách nhiệm với con cái dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Việc chia tay không ai mong muốn, nhưng khi đã xảy ra thì hãy chọn cho mình cách ứng xử văn minh. Việc này không chỉ giúp cho bản thân cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái mà còn giúp con được lớn lên trong tình yêu thương của cả bố lẫn mẹ.
"Chị sui" nhảy cực sung trong đám cưới khiến nhiều người cứ ngỡ là cô dâu: Danh tính gây bất ngờ! Đoạn clip ghi lại hình ảnh người phụ nữ nhảy sôi động trong đám cưới con gái, đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều cư dân mạng. Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại hình ảnh một người phụ nữ mặc váy lộng lẫy nhảy cực sung trên sân khấu đám cưới khiến nhiều người...