Con đường vào đại học hàng đầu ở Mỹ
Macduffie là một trong những trường dự bị đại học lớn ở Mỹ dành cho cả nam và nữ từ lớp 6 đến lớp 12. Với hơn 120 năm phát triển, nơi đây là cầu nối đưa nhiều thế hệ trẻ vào các trường đại học hàng đầu ở Mỹ.
Được thành lập từ năm 1890, ban đầu trường dành cho nữ giới thông qua chương trình giảng dạy nghiêm ngặt từ các giảng viên giàu kinh nghiệm của Đại học Harvard và Radcliffe. Cùng với sự biến đổi và nhu cầu phát triển của xã hội nói chung, mở rộng quy mô giảng dạy nói riêng, hiện nay, Macduffie là một trong những trường dự bị đại học hàng đầu dành cho cả nam và nữ từ lớp 6 đến lớp 12. Với hơn 200 học sinh đến từ 6 bang, 30 quận thuộc vùng Tây New England và từ 20 quốc gia, Macduffie tạo nên môi trường đa văn hóa, đa ngôn ngữ, giúp nhiều bạn trẻ thực hiện ước mơ vào được những trường đại học danh tiếng ở Mỹ.
Tọa lạc tại thành phố Granby, tiểu bang Massachusetts – một thành phố nhỏ nằm trong lòng của thung lũng sông Connecticut, trường sở hữu cảnh quan đẹp và không khí trong lành. Từ trường, học sinh có thể đến nhiều khu văn hóa và giải trí như Viện bảo tàng Springfield tại khu Quadrangle và Viện Basketball Hall of Fame. Học sinh từ các nơi trên thế giới đến học tại MacDuffie đều choáng ngợp khi sống trong tòa lâu đài cổ kính mang dấu ấn văn hóa lịch sử của nước Mỹ.
Một số học sinh còn cho rằng, họ đến đây để học phép thuật của phù thủy nhằm chinh phụ đỉnh cao tri thức, gắn kết các nền văn hóa, biến thế giới thành ngôi nhà chung của nhân loại bằng sự cảm thông và hiểu biết. Cuộc sống tại đây rất thoải mái và dễ chịu với những dịp mua sắm tại khu thương xá địa phương, trượt tuyết tại tiểu bang Vermont và những chuyến du ngoạn, tìm hiểu thành phố Boston, thủ phủ của tiểu bang Massachusetts ngoài giờ học. Ngoài ra, ở đây còn có nhiều chuyến tham quan các trường đại học nổi tiếng: Harvard, MIT, Boston College…
Bảng điểm trung học của trường này là bàn đạp tốt giúp các bạn trẻ vào được những trường đại học danh tiếng của Mỹ. Ông Steven Griffin, hiệu trưởng của trường khẳng định chấp nhận học sinh của Macduffie, có những cái tên đã trở thành huyền thoại như: Harvard, Boston, Cornell, Brown, Johns Hopkins, Rice, Umass… Phương pháp dạy và học tại Macduffie ngày càng gần hơn với nhu cầu của một xã hội hiện đại khi kiến thức uyên bác luôn đi kèm với sự thấu hiểu lẫn nhau, tôn trọng nền tảng, tạo nên các giá trị đích thực. Song song với việc đó, giáo trình của trường cũng thường xuyên cập nhật các chương trình nâng cao.
Video đang HOT
Ngôi trường này đã và đang thành công trong việc hỗ trợ các em học sinh có học lực trung bình, khá cải thiện được trình độ và điểm số bằng những chương trình đặc biệt, giúp học sinh đủ khả năng vào các trường đại học danh tiếng. “Nhiệm vụ của chúng tôi là truyền đạt cho học sinh thói quen nuôi dưỡng trí tuệ, tâm hồn, tôn trọng sự đa dạng và các chuẩn mực đạo đức” là thông điệp của hiệu trưởng Steve Griffin gửi đến học sinh trong thông báo chào mừng đến với Macduffie”.
Hiện, trường Macduffie có 5 suất học bổng dành cho học sinh giỏi với trị giá lên đến 1,3 tỷ đồng. Nộp hồ sơ trực tuyến tạihttps://macduffie.exitsapplication.com/admissions/, bạn còn có cơ hội nhận vé máy bay.
Liên hệ: The Macduffie school
66 School St, Granby, Massachusetts 01033. Tel: 413-255-0000. Hoặc liên hệ đại diện The Macduffie school tại Việt Nam để được hỗ trợ thông tin theo số 0168 626 3232.
(Nguồn: Công ty TNHH Trí thức Toàn Cầu)
Theo VNE
Kinh nghiệm vào ĐH Harvard
Để lọt vào số 6% hồ sơ hằng năm được chấp nhận ở ĐH Harvard, Mỹ, bạn phải có kết quả học tập trung học thật tốt, thể hiện được sự khác biệt của bản thân qua bài luận...
"Nếu tôi thi chứng chỉ xét đầu vào ĐH của Mỹ - SAT đạt 2.300 (tối đa 2.400 điểm - PV) liệu có được chấp nhận vào ĐH Harvard?" - V. Tiến, học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, đã nêu thắc mắc như vậy với đoàn học viên cao học quản trị kinh doanh ĐH Harvard trong buổi gặp gỡ do Tổ chức Giáo dục Quốc tế EF tổ chức hôm 13/1. Rất nhiều kinh nghiệm đã được các học viên cao học ĐH Harvard truyền đạt cho học sinh, sinh viên Việt Nam để có thể đặt chân vào ĐH hàng đầu của Mỹ.
Học sinh Việt Nam học hỏi cách "chinh phục" ĐH Harvard từ các học viên cao học ĐH Harvard.
Thể hiện sự khác biệt
Trả lời thắc mắc của V. Tiến, Julia chia sẻ: Điểm SAT chỉ là một trong nhiều yếu tố đầu vào của ĐH Harvard. Những yếu tố khác cũng rất quan trọng là phải có kết quả học tập tại trường THPT thật tốt, bài luận vượt trội, những kỹ năng cá nhân, cũng như các hoạt động cộng đồng. Lưu ý là ĐH Mỹ rất quan tâm đến những hoạt động bên ngoài nhà trường của người học.
Julia nhấn mạnh ứng viên cần phải chú trọng vào bài luận, phải làm sao thể hiện mình khác biệt, nổi bật để được chọn. Vì bình quân cứ khoảng 100 hồ sơ nộp vào ĐH Harvard để học ĐH thì có đến 94 bị loại, còn sau ĐH là 90 bị loại.
Để minh họa về việc viết bài luận, Julia kể kinh nghiệm vào ĐH Harvard của mình. Cô đã viết 2 bài luận. Bài thứ nhất kể về việc đi học lớp nấu ăn với chủ đề "Làm sao chấp nhận cảm giác mình là người tệ nhất lớp?". Bài luận thứ hai có chủ đề về kinh nghiệm sống ở Nhật (vì gia đình cô là người nước ngoài sống ở Nhật). Julia đúc kết: "Bài luận chính là chia sẻ những gì mỗi học sinh trải qua trong cuộc sống hơn là những hiểu biết mang tính học thuật, qua đó thể hiện cá tính của người đi học".
June Odongo bổ sung: "Các trường ở Mỹ thích những câu chuyện. Bạn có thể kể những câu chuyện mà lúc nhỏ đã gặp, đã trải qua trong cuộc sống. Và bạn học được gì, có được kinh nghiệm gì qua những điều đã kể. Bạn đã mắc lỗi lầm gì và đã vượt qua như thế nào... Họ muốn biết cách để bạn hòa nhập vào môi trường mới".
Wojtek Kubik cho biết ĐH Mỹ còn quan tâm đến việc sinh viên này thực sự đam mê gì, có thể cống hiến gì và có gì cho những sinh viên khác học hỏi, chia sẻ... Đó là những điều họ "để mắt" khi xét duyệt hồ sơ.
Rèn luyện tiếng Anh thường xuyên
Ngoài những điều đã chia sẻ ở trên, rèn luyện tiếng Anh thành thạo là vấn đề mà các học viên cao học ĐH Harvard muốn nhấn mạnh. Wojtek Kubik cho rằng môi trường ĐH quan trọng nhất là nói tiếng Anh tốt. Do đó, phải rèn luyện thường xuyên. Nếu không rèn luyện thì dù trong trường học tiếng Anh tốt (từ vựng, văn phạm) thì ra ngoài cũng không sử dụng được.
June Odongo kể rằng cô đến từ đất nước Kenya, nơi các chương trình đều được dạy bằng tiếng Anh. Nhưng khi sang Mỹ học, người Mỹ không nghe được tiếng Anh của cô. Cô rút ra bài học kinh nghiệm khi học tiếng Anh phải có môi trường sử dụng và phải rèn luyện mỗi ngày thì mới có thể thuần thục được.
Trong khi đó, những học sinh có ý định đặt chân vào ĐH hàng đầu của Mỹ cho biết: Để có thể thi SAT, lượng từ tiếng Anh cũng lên đến mấy chục ngàn từ, sách cao cả chồng, phải rất nỗ lực, cứ như phải vượt qua "vách đá".
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của các học sinh này, điều họ yên tâm để phấn đấu là khi đã được chấp nhận vào ĐH Harvard thì không phải lo về tài chính. Nếu người học khó khăn, ĐH này sẽ dựa trên thu nhập của gia đình người đó để đưa ra mức đóng học phí phù hợp. Quả là không uổng công để vượt qua "vách đá" khi vừa được học ở ĐH danh tiếng của thế giới vừa không phải lo về học phí.
Theo Người Lao Động
Harvard điều tra 125 sinh viên trong vụ gian lận gây chấn động ĐH Harvard đang điều tra 125 sinh viên với cáo buộc không trung thực, giáo sư đứng lớp Platt chưa có bình luận về vụ này. Đây là vụ gian lận chưa có tiền lệ về vi mô và mức độ ở ĐH hàng đầu thế giới. Trong tuần rồi, ĐH Harvard của Mỹ, trường danh tiếng nhất thế giới, bất ngờ đưa...