Con đường trở về cống hiến của thạc sĩ Nguyễn Minh Hậu
“Dù ở đâu, tôi cũng tự tin giúp các em học sinh sánh vai cùng bạn bè năm châu hội nhập quốc tế trong tương lai!”.
Thạc sĩ Nguyễn Minh Hậu, sinh năm 1987, hiện là chủ tịch hội đồng của trường liên cấp Mầm non – Tiểu học – THCS Capitole Việt Nam tại địa chỉ ngã tư Dược Hạ, Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội. Chị đã có những chia sẻ rất chân thành về quá trình xây dựng và phát triển Capitole Việt Nam cũng như những dự định trong tương lai.
Nhân duyên nào khiến chị gắn bó với ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non – tiểu học và quyết định thành lập Capitole School?
Khi còn là sinh viên, mình hiểu được những thiệt thòi của bản thân so với bạn bè quốc tế. Những năm tháng du học xứ người, mình hiểu ra rằng, giáo dục tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng chính là yếu tố chủ đạo ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi cá nhân. Trong đó, giáo dục mầm non – tiểu học là giai đoạn gốc rễ nền tảng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cá nhân, đến sự thành công trong tương lai của mỗi em học sinh. Cùng với tình yêu với con trẻ, mình bắt đầu sự nghiệp với giáo dục mầm non – tiểu học -THCS. Mình tự tin quay về Việt Nam với ước mơ “Dù ở đâu, tôi tự tin sẽ giúp các em nhỏ sánh vai cùng bạn bè năm châu hội nhập quốc tế trong tương lai”!
Capitole School mang ý nghĩa gì?
“Capitol (capital)” trong tiếng anh có nghĩa là “trung tâm (thủ đô)”. “Capitole” cùng chính là từ gốc của từ “Capitol” trong tiếng Hy Lạp cổ, với ý nghĩa là trung tâm của tri thức, văn hóa, khoa học, là nơi kết nối những giá trị nhân văn. Tên Capitole còn là tên gọi của trường Đại học Capitole nổi tiếng với bề dày lịch sử các thành tựu kinh kế như giải Nobel kinh tế và các thành tựu văn hóa – khoa học cho nước Pháp nói riêng và thế giới nói chung. Chính nhờ những ý nghĩa đẹp đẽ đó, mình quyết định đặt tên trường là Capitole School. Tại Capitole School, trẻ em sẽ là trung tâm của tình yêu thương, và là trung tâm của hạnh phúc!
Video đang HOT
Quá trình lên ý tưởng, tìm kiếm mặt bằng, thiết kế… để hình thành Capitole School như hiện nay có gặp nhiều khó khăn không, thưa chị?
Thực sự, quá trình lên ý tưởng của mình thì không hề khó khăn vì đó là mong ước của mình từ rất lâu rồi. Thật may mắn khi mình có những người mẹ vô cùng thông thái. Mẹ đẻ mình làm kinh doanh và bà rất tâm huyết với giáo dục, nên khi mình chia sẻ kế hoạch mẹ đã ủng hộ hết mình. Bên cạnh đó, mẹ chồng mình là một cán bộ mẫu mực trong ngành giáo dục của thành phố Sông Công. Sự ủng hộ của cả gia đình hai bên giúp mình có cơ hội thực hiện ước mơ.
Song bên cạnh những thuận lợi như vậy, mình cũng gặp phải rất nhiều những khó khăn ví dụ về xoay vốn ban đầu, về việc làm sao để mọi người cùng hiểu ý tưởng, hiểu sứ mệnh tầm nhìn của Capitole. Điều này sẽ còn cần rất nhiều những nỗ lực và quyết tâm của mình và cả tập thể Capitole trong suốt chặng đường phát triển.
Hiện nay có rất nhiều trường liên cấp tư thục và công lập, việc so sánh là không tránh khỏi. Chị nhận định như thế nào về điều này?
Capitole School là trường liên cấp đầu tiên tại huyện Sóc Sơn. Có thể nói, mình rất vui vì điều này, bởi điều đó phản ánh nền giáo dục của thành phố Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đang dần mở cửa và phát triển, nhu cầu và nhận thức của người dân về giáo dục đã tăng lên. Điều này cũng có nghĩa là cơ hội học tập cho các em học sinh nhiều hơn, được nâng cao chất lượng hơn. Capitole đã đặt ra cho mình sứ mệnh tầm nhìn riêng, đó là: Mỗi học sinh là một người lãnh đạo và khởi tạo trong tương lai!
Việc điều hành trường học có gặp khó khăn gì không, thưa chị?
Trường liên cấp Capitole bao gồm ba cấp mầm non – tiểu học – THCS, được chia theo giai đoạn tuyển sinh. Hiện tại, giai đoạn 2019 – 2024, nhà trường tập trung tuyển sinh hệ mầm non – tiểu học.
Với đặc thù trường liên cấp có nhiều cấp học giúp mình được thử thách nhiều. Đầu tiên là việc nắm bắt xuyên suốt chương trình, thử thách về cách vận hành tổ chức mọi hoạt động trong nhà trường… Mình luôn quan niệm rằng, là vị trí đứng đầu nhà trường, trên ai hết mình cần là người đi đầu về sự nỗ lực học tập không ngừng vươn lên hoàn thiện bản thân. Mình luôn chủ động tiếp cận học hỏi những tri thức, kiến thức mới cũng như kinh nghiệm của các thế hệ trước để hiểu sâu, hiểu rõ từ đó có thể linh hoạt vận dụng, đánh giá, tổng hợp và đưa ra những chiến lược phù hợp cho nhà trường.
Mình rất vui khi mỗi ngày tới trường, đội ngũ tập thể giáo viên và nhân viên Capitole rất đoàn kết và cùng nhau chia sẻ, hiểu triết lý giáo dục của nhà trường, cùng chung tay xây dựng vun đắp môi trường giáo dục hạnh phúc cho tất cả mọi người cho dù cũng có những thời điểm còn gặp không ít những khó khăn, rắc rối.
Chị có thể chia sẻ thêm về định hướng phát triển và kế hoạch trong tương lai gần của bản thân và nhà trường?
Trong tương lai gần, mình sẽ theo học và hoàn thành chương trình tiến sỹ quản lý giáo dục. Việc học tập không những giúp mình trong công việc mà còn cho mình cơ hội được cống hiến cho nền khoa học giáo dục của Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung. Mình rất hạnh phúc khi được người dân địa phương tin tưởng, đồng nghiệp tín nhiệm và trở thành người dẫn dắt ngôi trường Capitole thân thương của mình.
Trong tương lai gần, trường Capitole sẽ tuyển sinh cấp THCS và từng bước không ngừng nỗ lực khẳng định sự khác biệt của Capitole với những ngôi trường khác, hướng đến đào tạo chất lượng cao, thực hiện sứ mệnh tầm nhìn Capitole “Mỗi học sinh là một Người Lãnh Đạo và Khởi Tạo trong tương lai”.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục
Cử tri tỉnh Đắk Lắk đề nghị Nhà nước tăng cường hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa để nâng cao dân trí ở những vùng này.
Ảnh minh họa/INT
Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết : Công tác phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN), phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH), phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS) và xóa mù chữ (XMC) đã đạt được kết quả tốt và duy trì bền vững ở hầu hết các địa phương, cụ thể:
Tính đến hết năm học 2019 - 2020, cả nước có 63/63 tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập PCGDMN cho trẻ 5 tuổi; 63/63 tỉnh đạt chuẩn PCGDTH (theo các mức độ 1 đạt 100%, mức độ 2 đạt 91,3% và mức độ 3 đạt 56,5%); 63/63 tỉnh đạt chuẩn PCGDTHCS mức độ 1 (100%), mức độ 2 là 5 tỉnh (chiếm 7,93%), mức độ 3 là 3 tỉnh (chiếm 4,76%). Tỷ lệ người biết chữ độ tuổi 15 - 60 của toàn quốc là 97,85%; trong đó, tỷ lệ biết chữ của người dân tộc thiểu số (15 - 60 tuổi) là 93,7%, tỷ lệ biết chữ của 14 tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn là 93,79%.
Bộ GD&ĐT đã và đang tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW về PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả PCGDTH và THCS, tăng cường phân luồng HS sau THCS và XMC cho người lớn; Quyết định số 692/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "XMC đến năm 2020";
Nghị định số 20/2014/NĐ-CP về PCGD, XMC; Nghị định số 105/2020/NĐ-CP quy định chính sách phát triển GDMN, trong đó quy định Chính sách ưu tiên phát triển GDMN ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn, tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo; Thông tư số 07/2018/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020";
Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn PCGD, XMC. Cùng với đó, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mục tiêu về giáo dục đào tạo trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.
Đồng thời, ban hành Kế hoạch của ngành Giáo dục triển khai Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 thực hiện Kết luận số 51-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Tiếp thu kiến nghị của cử tri, trong thời gian tới, để tăng cường hỗ trợ các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa đẩy mạnh công tác PCGD, XMC, Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng và trình Chính phủ ban hành: Đề án PCGDMN cho trẻ em mẫu giáo 4 tuổi; Dự án hỗ trợ GDMN vùng khó giai đoạn 2021 - 2025;
Đề án XMC cho giai đoạn 2021 - 2030; phối hợp với Ủy ban Dân tộc xây dựng Dự án 5. Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030, trong đó có Tiểu dự án 1: "Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú và XMC cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số".
Cả nước thiếu gần 72.000 giáo viên mầm non và phổ thông Theo Bộ GD-ĐT, năm học 2019-2020, cả nước thiếu gần 72.000 giáo viên, trong đó ở khu vực mầm non giáo viên thiếu trầm trọng nhất. Theo Bộ GD-ĐT, cả nước còn thiếu gần 72.000 giáo viên các cấp. - ẢNH TUỆ NGUYỄN Sáng nay, 31.10, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục năm 2020. Hội...