Con đi học mẫu giáo không hề khóc, mẹ hớn hở khoe với cả xóm “Cháu tự lập lắm” mà không ngờ nguyên nhân đằng sau thật choáng váng
Một số trẻ đi học mẫu giáo chẳng hề khóc lóc – điều này khiến bố mẹ không khỏi tự hào, đi khoe với mọi người rằng con mình tự lập, mạnh mẽ.
Với trẻ mẫu giáo, ngày đầu đi học thật sự là cơn ác mộng. Bởi trẻ sẽ phải xa cách bố mẹ đến 4-5 tiếng đồng hồ. Trong khoảng thời gian này, các bé phải tập làm quen với môi trường mới, bạn bè mới. Mọi thứ xa lạ khiến nhiều trẻ cảm thấy hoảng sợ và khóc thét lên. Bố mẹ vì thế mà chẳng thể yên tâm đi làm.
Tuy nhiên một số đứa trẻ thích ứng rất nhanh, chỉ khóc một vài phút đầu rồi nhanh chóng hòa nhập với cô giáo, bạn học. Có trẻ thậm chí chẳng hề khóc lóc – điều này khiến bố mẹ không khỏi tự hào, đi khoe với mọi người rằng con mình tự lập, mạnh mẽ.
Nhưng việc con không khóc trong ngày đầu đi học mẫu giáo thực chất không tốt như bố mẹ tưởng. Theo nhà tâm lý nổi tiếng người Anh – John Babil, sự gắn bó nảy sinh từ tương tác giữa trẻ nhỏ và người chăm sóc là sự kết nối về mặt tình cảm.
Trong những năm đầu đời, người gắn bó với trẻ nhất chính là bố mẹ, ông bà. Chính vì vậy khi phải rời xa vòng tay của người thân, trẻ dễ cảm thấy sốc, sợ hãi và khóc mếu lên.
Trong trường hợp trẻ không hề khóc lóc, “mạnh mẽ” một cách bất ngờ thì có lẽ thì chứng tỏ trẻ chẳng hề cảm thấy “thiếu”, “trống vắng” khi không có người thân bên cạnh. Từ đó suy ra sự gắn kết tình cảm giữa trẻ và người thân không nhiều, dù có hay không cũng không mấy ảnh hưởng đến trẻ. Điều này rõ ràng gây hại đến không chỉ hiện tại mà còn cả tương lai của trẻ.
Những cha mẹ có con đi học mẫu giáo mà không hề khóc cần phải quan tâm, để ý đến cảm xúc của con nhiều hơn. Hãy xem mình đã thực sự dành nhiều thời gian bên cạnh, quan tâm và chăm con con hay chưa?
Nói vậy không có nghĩa trẻ càng khóc nhiều càng tốt. Bởi việc khóc nhiều cũng là biểu hiện cho thấy trẻ có khả năng thích nghi kém với môi trường xung quanh. Hoặc đơn giản bởi trẻ thấy bạn bè xung quanh thì mình cũng khóc theo để được người lớn chú ý, dỗ dành.
Những cách để trẻ không khóc nhiều ở trường mẫu giáo
Để con trẻ sớm thích nghi với môi trường mẫu giáo và không khóc nhiều thì trước hết bố mẹ cần xây dựng tâm lý cho trẻ khi đến trường. Chẳng hạn như kể cho nghe những điều thú vị ở trường mẫu giáo như được gặp bạn mới, được chơi trò chơi. Bố mẹ hãy nói với trẻ: “Nếu con ngoan, ngày mai mẹ sẽ cho đi mẫu giáo nhé”. Câu nói này sẽ khiến con cảm thấy hứng thú và luôn nghĩ việc đi mẫu giáo là một phần thưởng.
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể cho con làm quen trước với môi trường mẫu giáo bằng cách dẫn con đến tham quan không gian trường, gặp gỡ cô giáo,… Đến ngay nhập học, con sẽ không còn bỡ ngỡ nữa.
Một việc quan trọng không kém, đó là bố mẹ cần điều chỉnh thói quen ăn uống, ngủ nghỉ của con theo lịch nhà trường. Những điều này sẽ giúp con thích nghi với lớp mẫu giáo nhanh hơn, không cảm thấy khó chịu khi ở lớp thì ăn uống, vui chơi một giờ; ở nhà thì sinh hoạt theo khung giờ khác.
Nhàn tênh như mẹ Hà Thành với bí quyết giúp con đi mẫu giáo 'không tiếng khóc', sớm hòa nhập trường lớp
Để mỗi ngày con đi học là một niềm vui, chị Ngọc Thuý (28 tuổi, kinh doanh, sống tại Hà Nội) đã chuẩn bị tâm lý trước cho con và cho cả chính bản thân mình.
Video đang HOT
Chị Ngọc Thuý cho biết, chắc chắn em bé nào cũng sẽ trải qua cảm giác sợ hãi, lo lắng, khó hòa nhập những ngày đầu đi học. Vì đây là lần đầu tiên con xa bố mẹ lâu thế, đến 1 nơi hoàn toàn xa lạ.
"Như mình quan sát, kể cả những em bé ngày đầu đi học tỏ ra rất hứng thú, những ngày sau cũng đều khóc lóc, ỉ ôi khi đến trường. Nhưng dần dần, nếu bố mẹ hỗ trợ con tốt trong những ngày đầu này, thì con chắc chắn sẽ nhanh chóng thích nghi và yêu thích trường lớp", mẹ Bơ nhấn mạnh.
Chị Ngọc Thuý và bé Bơ (Ảnh: NVCC)
Theo đó, bà mẹ trẻ mách một số mẹo nhỏ để giúp con sớm hoà nhập với trường lớp như sau:
1.G ợi mở hứng thú với trường mầm non
1 vài tháng trước khi Bơ đi học, chị Thuý rất hay đưa con đi qua các trường mầm non, kể cho con nghe về trường học: "các anh chị chơi vui thế Bơ nhỉ?", "con nhìn anh chị múa đẹp chưa?" thay vì nói "Con sắp phải đi học rồi, con nhớ ngoan nhé, mẹ mới yêu con"...
Sau đó, chị cho con vào chơi trong trường mầm non cùng các anh chị và các bạn. Bơ mải chơi nên thích thú, cứ đi qua là kéo mẹ vào trường bằng được thôi. Bên cạnh đó, chị cũng đọc cho con các bài thơ, hát các bài hát về trường lớp, cô giáo tạo sự hứng thú cho con.
2. Chuẩn bị tâm lý cho con
Điều này chị Ngọc Thúy luôn lưu ý những ngày đầu con đến lớp, bởi đây là thời gian cực hình với trẻ. Ngày đầu tiên, chị hơi chủ quan nghĩ rằng con gái ham chơi nên cứ để con ở lớp cả ngày đi, chiều đến đón.
Tuy nhiên, sau đó khi đến lớp, thấy con ngồi 1 góc ôm gấu bông, mút tay, nhìn sợ sệt. Lúc đó, chị thấy mình thật có lỗi với con, muốn khóc theo con, nhưng đã kìm lại, chỉ ôm con và vỗ về. Sau này, chị rút kinh nghiệm, chỉ cho Bơ đi nửa buổi, sáng đi, trưa đón về, để con làm quen dần dần với trường lớp trong 1 tuần.
Theo đó, để giúp con yên tâm đến trường và tạo niềm tin với con, chị đưa ra lời khuyên rằng:
Luôn thông báo cho con về giờ sẽ đón con để con chuẩn bị tinh thần, đỡ lo lắng sợ hãi hơn.
Tuyệt đối không được nói dối con là cho con đi chơi công viên, nhưng lại đưa con vào lớp học, không được trốn con về. Điều này tạo nên thói quen xấu ở trẻ như đa nghi, nói dối và còn khiến trẻ mất lòng tin ở bố mẹ.
Khuyến khích con đi học, không được quát mắng, ép buộc con vào lớp, hãy bình tĩnh nói chuyện để con hiểu.
Nói những câu thừa nhận cảm xúc của con "Con nhớ bố mẹ lắm à, mẹ cũng nhớ con lắm đấy, ôm mẹ cái nào!"
Nhớ chuẩn bị cho con 1 con vật nhỏ xinh, để con có thể mang đi học cùng, ngủ cùng để con thấy yên tâm hơn khi có "bạn" đi học cùng.
Hình ảnh bé Bơ đi học ngoan ngoãn, không nước mắt (Ảnh: NVCC)
3. Dành thời gian nói chuyện với con sau mỗi buổi đi học về và cuối tuần
Sau mỗi buổi học, chị Ngọc Thuý đều nói chuyện với cô giáo xem hôm nay con ở lớp chơi gì, ăn uống và ngủ nghỉ ra sao. Qua đó, để nói chuyện với con và sắp xếp ăn ngủ cho con vào buổi tối.
Khi con về, bố mẹ gác công việc lại chơi cùng con, trò chuyện với con về buổi học của con, ôm ấp con thật nhiều vì chắc chắn con cũng nhớ bố mẹ lắm.
Nên hỏi con những câu như "Con ở lớp học gì thế? Hôm nay con chơi xếp hình Lego ở lớp thích thế! Hay là hôm nay con được học tiếng Anh về từ này đúng không? Con làm cả thí nghiệm nữa cơ à?".
Tránh hỏi câu dò xét tiêu cực như "Ở lớp cô mắng con à?", "Cô giáo có yêu con không?", "Các bạn có đánh/cắn con không?". Những câu hỏi như thế này ngoài mục đích dò xét con ra, chỉ khiến con có ấn tượng không tốt về trường, về cô và các bạn.
4. Không lấy trường học, cô giáo ra để doạ nạt con hay ép con phải tự lập hơn, vì sắp đi học rồi
"Mình thấy nhiều ông bà, bố mẹ hay đem cô giáo, bác bảo vệ hay chú công an ra để dọa trẻ. Điều này, không những khiến con có ấn tượng không tốt về những người này, mà con khiến con có cảm giác lo lắng, mất tự tin vì đi đâu cũng gặp toàn những người đáng sợ.
Những câu nói như: "Con ăn đi, không mai đến lớp cô giáo mắng/ phạt đấy", "ngủ mau không mẹ mách cô giáo nhé!", "cứ hư đi rồi đến trường cô giáo cho biết tay", "để đấy cho cô giáo trị", "con mà không tự xúc ăn thì đến lớp cô giáo cho con nhịn đấy", "đi học là không được ăn thừa cơm đâu!"...
Khi nghe những câu nói này con sẽ cảm thấy trường học là nơi gò bó, hạn chế và quản thúc mình, khiến con có tâm lý sợ hãi, lo lắng khi đi học", bà mẹ Hà thành cho biết.
Con sớm làm quen và hoà nhập với trường lớp (Ảnh: NVCC)
5. Tâm lý của bố mẹ sẽ ảnh hưởng đến con
Khi con buồn, khóc lóc, nhất là những ngày đầu đi học, kể cả bố mẹ có lo lắng, thương con, nhớ con thế nào cũng không được thể hiện ra trước mặt con, không được để con nhìn thấy mẹ khóc.
Khi đưa con đến trường, không nên đứng thập thò ngoài cửa để con nhìn thấy, mà hãy chào con rồi ra về dứt khoát. Trẻ con rất giỏi quan sát thái độ của người lớn, chỉ cần bố mẹ tỏ ra mềm yếu chút, trẻ sẽ nắm được ngay.
Mẹ Bơ khuyên rằng, nên thể hiện thái độ lạc quan, tránh nhắc nhiều đến những tâm trạng tiêu cực của trẻ. Tránh nói kiểu như "Mẹ biết con ở trường buồn lắm, mẹ cũng buồn vì phải xa con, nên mình cùng cố gắng nhé", điều này chỉ khiến con càng yếu đuối, bám mẹ hơn và khó hòa nhập với trường lớp hơn.
6. Đi học đều đặn
Nhiều ba mẹ cho con đi học, thấy con khóc thương con quá, lại cho ở nhà dài thêm chút nữa. Mẹ Bơ cho rằng, điều này thực sự không nên, nếu đã quyết định cho con đi học thì nên quyết tâm cho con đến lớp, tránh tình trạng thương con, xót con xong vài hôm lại cho nghỉ ở nhà chơi.
Hoặc là thấy con xụt xịt hắt hơi, sổ mũi chút, lại cho con nghỉ vì sợ con mệt. Nếu con vẫn vui vẻ chơi, không có vấn đề gì, không phải ốm nặng hay dịch bệnh nguy hiểm thì thực sự, mẹ vẫn nên cho con đến trường đều đặn.
Chị Thuý cũng bày tỏ, tránh tình trạng các bé sau khi nghỉ học dài ngày, lại mất đi hứng thú với trường lớp, gây tâm lý phản kháng khi đi học trở lại.
Mà điều lưu ý nữa chính là, bố mẹ nhớ cho con ngủ sớm, khi ngủ đủ sẽ không có tình trạng em bé mè nheo, ỉ ôi vì chưa ngủ đã và giãy lên không chịu đi lớp.
Tóm lại, mẹ Bơ bày tỏ: " Nếu sau khi đã thực hiện đầy đủ những điều trên, mà con vẫn không thể yêu trường, lớp, thích đi học sau 1 tháng chậm chí vài tháng, bố mẹ cần xem xét lại về môi trường của con. Cô giáo của con có thực sự yêu thương và quan tâm trẻ không, hay luôn trách phạt con mỗi khi con làm điều gì đó không đúng với "tiêu chuẩn của cô". Lúc này, bố mẹ nên cân nhắc chọn 1 môi trường khác phù hợp với con hơn".
Bên cạnh đó, bà mẹ trẻ cũng lưu ý, bố mẹ nên nhớ rằng, việc chọn trường nào, hay giáo viên thế nào quan trọng thật, nhưng giáo dục gia đình cũng rất quan trọng đối với trẻ. Thái độ cha mẹ ở nhà cũng quyết định rất nhiều đối với việc con thích hay không thích trường học.
Không nên đặt nhiều kì vọng và áp lực vào nhà trường và cô giáo, khiến cô giáo cũng không thoải mái khi dạy con. Nền tảng của con vẫn là gia đình, bố mẹ làm gương cho con học theo, luôn cho con sự tự do thoải mái nhưng cũng hãy luôn để ý đến tâm tư của con mình, để sớm có những quan tâm phù hợp với con.
"Mình chỉ cần cô giáo cho con niềm yêu thích, hứng thú đến trường, còn lại không đặt nhiều kì vọng vào việc cô sẽ giúp con học hành phải thế này thế kia, tạo áp lực cho con và cô. Một môi trường chỉ cần có sự tự do, tôn trọng và tình yêu của giáo viên đối với các con, thì chắc chắn con sẽ vui vẻ, và sẽ học được rất nhiều điều hay ho trong cuộc sống nữa", chị Ngọc Thuý nhấn mạnh.
Thắp sáng truyền thống hiếu học trên quê hương Hà Tĩnh Sau 5 năm triển khai thực hiện (2015 - 2020), đến nay, phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đã phủ sóng khắp các địa phương trên vùng đất học Hà Tĩnh. Từ những hạt nhân tiêu biểu Từ nhiều năm nay, "ngọn đèn học" của ông Đặng Tiến Dũng (xã Phúc Đồng, Hương Khê) đã thắp...