“Con đến từ Trường Sa”

Theo dõi VGT trên

“Con là Nguyễn Thị My Sen, đến từ đảo Trường Sa lớn và đang học lớp 3 trên đảo”. Lời tâm sự đầy dễ thương của cô bé tám t.uổi làm nhiều người xúc động trong buổi giao lưu tại Hà Nội với mười em nhỏ đến từ thị trấn Trường Sa, xã Song Tử, xã Sinh Tồn.

Trường Sa, Song Tử, Sinh Tồn – đó là những cái tên đầy yêu thương trên bản đồ đất Việt.

Con đến từ Trường Sa - Hình 1

Những bạn nhỏ từ Trường Sa.

Trung thu ở đảo thật vui

Nguyễn Thị My Sen là c.ô b.é ít t.uổi nhất của đoàn thiếu nhi huyện đảo Trường Sa về dự lễ hội “Trung thu kết nối yêu thương hướng về biển đảo Tổ quốc” năm nay. Sen đang học lớp ba tại trường tiểu học thị trấn Trường Sa (đảo Trường Sa lớn). Em trai Sen hiện cũng ở cùng gia đình trên đảo. Ngoài giờ học, em vẫn thích nhất những trò chơi đùa cùng chín bạn nhỏ trên đảo.

Với Sen, trung thu ở đảo cũng rất vui. Đêm hội trăng rằm thường được các chú bộ đội và thầy cô giáo tổ chức ở nhà văn hoá để các em cùng rước đèn, phá cỗ. Đèn ông sao do thầy giáo và con cùng làm. Sen cũng ước mơ lớn lên được làm cô giáo.

Sen có gương mặt tròn trịa rất đáng yêu. Hai đồng nghiệp của tôi ở Báo Nhân Dân nhớ ngay đến cô bé vui vẻ này bởi đã có lần gặp em tại đảo Trường Sa lớn trong chuyến đi Trường Sa hè năm ngoái. Vẫn là cô bé dễ thương, hoạt bát, nhưng nay ra dáng người lớn hơn nhiều. Chẳng thế, ngay khi biết bé Sen đến Hà Nội, nhiều cô chú từng gặp em ở Trường Sa đã gọi điện để đưa bé đi chơi.

Con đến từ Trường Sa - Hình 2

Bé My Sen học bài trên đảo Trường Sa.

Còn Nguyễn Xuân An, một trong hai “chàng trai” của đoàn cũng đã học tiểu học nhiều năm ở đảo Trường Sa lớn. Năm nay 13 t.uổi, An hiện đã vào đất liền học lớp 7 tại trường THCS Hùng Vương, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà. Hiện bố mẹ An vẫn làm việc ngoài đảo, còn em sống với gia đình bác ở thôn Bắc Vĩnh, xã Cam Hải Tây, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà. Anh trai An đang học cao đẳng tại TP Nha Trang. Nhớ về ngày rằm tháng tám, An nói trung thu trong đất liền vui hơn nhưng trung thu trên đảo đầm ấm hơn. Nói về những kỷ niệm ở đảo, An thích nhất những lần đi bắt cá cùng với bố Nguyễn Đình Phương bằng thuyền thúng. Cảm giác biển ở Trường Sa thật mênh mông nhưng rất thích. Có lần, hai bố con đã bắt được con cá nặng tới 40 kg. Bố đ.ánh cá, mẹ nấu cơm cho bộ đội. Với An, học ở đất liền quả có khó khăn bởi có nhiều bạn học giỏi hơn nên phải cố gắng nhiều. Chật vật nhất với An là môn Toán, còn em thích học sinh vật và địa lý. Trên đảo có điện dùng năng lượng năng lượng mặt trời, nên em vẫn có thể xem được tivi, gọi điện thoại cho ba mẹ hằng ngày.

Con đến từ Trường Sa - Hình 3

Video đang HOT

Một buổi học của cô trò ở Trường Sa.

Nguyễn Thị Trà My cũng là một gương mặt ấn tượng. 10 t.uổi, My nhìn chững chạc nhất đoàn, có lẽ do đã là chị của hai em gái nhỏ. Em đã theo học ba năm tại thị trấn Trường Sa. Năm học này, em trở lại đất liền để học tiếp lớp 5 tại trường tiểu học thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm. Vừa dự lễ khai giảng năm học mới, em lại lên tàu cùng các bạn tham dự Tết Trung thu tại Hà Nội. Em út của My chính là công dân nhỏ t.uổi nhất chào đời trên đảo Trường Sa – Nguyễn Ngọc Trường Xuân – ra đời ngày 4-4-2011 tại bệnh xá của thị trấn Trường Sa. Về cô út năm tháng t.uổi này, My rất yêu quý và thích bế, cho em ăn giúp mẹ. Em gái kế My đã lên chín t.uổi cũng đang học ở đảo. Mùa hè này, cả ba chị em cùng về đất liền thăm ông bà nội. Rồi My sẽ ở lại với ông bà khi bố mẹ và các em trở lại đảo vào cuối tháng 9. Hằng ngày, My đến trường bằng xe đạp. Em cũng từng ra miền bắc nhưng chưa tới Thủ đô bao giờ. My học Tiếng Việt tốt, thích đọc truyện cổ tích và Doremon. Hỏi về cảm giác khi phải sống xa bố mẹ, em cũng cảm thấy buồn nhưng không sợ đâu ạ, vì “Con quen rồi”‘. Ánh mắt chững chạc của My đã nói lên điều đó. Em vẫn rất nhớ về lớp học của mình ngoài đảo chỉ có hai học sinh. Nghĩ đến đi biển, My cũng thấy sợ bởi lần nào đi em cũng bị say sóng.

Chị Trương Thị Năm, trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc t.rẻ e.m (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa) cho biết, sự quan tâm dành cho t.rẻ e.m ở huyện đảo Trường Sa không chỉ có dịp Trung thu này. Mỗi khi có tàu ra đảo, các cơ quan đều chuyển thêm những món quà dành cho các em như sách, truyện đồ chơi, bánh kẹo…

Con sẽ kể nhiều chuyện

Trong dịp về Hà Nội, bé Hồ Uý Vy, đến từ đảo Sinh Tồn được đi cùng anh trai – Hồ Văn Hậu. Không phải c.ô b.é ít t.uổi nhất, nhưng Uý Vy nhỏ nhất đoàn. Chào đời năm 2002, cô bé mang cái tên lạ lẫm này đã sống ba năm sống trên đảo Sinh Tồn cùng cha mẹ. Em hiện đang học lớp 2 tại trường tiểu học Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa. Vy kể, trên đảo em thích ăn cá, ăn thịt hộp. Ở ngoài đảo ít hoa quả, chỉ có bưởi ăn nhiều thôi. Thích học hát, Vy lỏn lẻn cười khi nói chữ viết còn hơi xấu nên phải cố gắng nhiều hơn.

Còn anh trai Vy đã lên 11 t.uổi, đang học lớp 6 trường THCS Hùng Vương, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà. Hai anh em từng cùng đón trung thu ở đảo vài lần. Vy vừa rời tàu về thăm bà ngoại ở thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, Cam Ranh. Chơi ở đảo, Vy thích nhất kéo co, hoặc chơi trò trốn tìm. Ở đảo cũng có tivi nên con cũng xem phim hoạt hình và đọc truyện. Vy thích nhất học vẽ và có nhiều bức tranh vẽ biển. Lớp 2 của Vy ở đảo Sinh Tồn có ba bạn. Nhà con cũng có vườn rau với rau muống, mồng tơi, cải và cả cà chua nữa.

Với Hậu, ấn tượng đầu tiên về Hà Nội thật vui và đẹp. Vào đất liền học và ở với bà ngoại, em cũng phải tự lực rất nhiều khi sống xa cha mẹ, cậu bé cũng đã biết nấu cơm, giặt quần áo và giúp đỡ bà. Một năm em chỉ có cơ hội gặp bố mẹ một lần vào dịp hè. Học ở đất liền có nhiều bạn hơn nhưng sức ép không phải ít. Em vẫn nhớ những kỷ niệm thời đi học trên đảo, nhớ về thầy Giáp chủ nhiệm dạy mình, nhớ lớp bốn chỉ có một mình. Kỷ niệm nhớ nhất là lần đầu đặt chân đến đảo đầy bỡ ngỡ, không biết đường và phải mất một tuần, Hậu mới quen đường. Và cậu cũng nghịch ngợm chẳng kém các bạn ở đất liền khi tham gia đá banh, chơi ô ăn quan, đ.ánh cầu lông, đi tắm biển với ba mẹ…

Món quà mà Hậu và Uý Vy muốn mang về nhà nhất cho bố mẹ là bánh cốm, đặc sản Hà Nội. Nghe trong câu chuyện của Hậu và Vy, biết rằng, với các em, chuyến đi này chắc sẽ có nhiều điều thú vị để kể cho ông bà và bố mẹ ở nhà. Và Hậu cũng có một ước mơ trở thành bác sĩ để có thể chữa bệnh cho nhiều người. Gia đình của các em cũng có thêm một thành viên mới chào đời tháng trước trên đất liền.

Con đến từ Trường Sa - Hình 4

Từ phải qua: Trà My, Úy Vy, My Sen ở Hà Nội.

Kể chuyện đưa các cháu ra Hà Nội, cô Phạm Thị Hảo, cán bộ Phòng giáo dục huyện đảo Trường Sa, tâm sự, rất may là vào dịp này, các em cùng bố mẹ vào nghỉ hè tại đất liền nên việc đi lại đỡ mệt hơn. Nằm tàu hoả mất hơn một ngày, 5 giờ sáng mới tới nơi, nhiều em bị mệt do không hợp khí hậu, nhưng tất cả đều rất vui vì lần đầu tiên trải một hành trình dài như vậy, được gặp gỡ nhiều bạn bè trong cả nước. Chuyện học tập của các em trên huyện đảo Trường Sa hiện đã được cải thiện nhiều, với 37 học sinh theo học từ mẫu giáo tới tiểu học. Ba xã đảo hiện nay đã có 11 giáo viên. Từ 2009 trở về trước, các em chỉ học hết lớp bốn rồi trở lại bờ học tiếp. Nhưng từ năm 2010, các em có thể học hết lớp 5 trên đảo rồi mới quay về.

Cùng hai em bé mới chào đời năm nay, thế hệ thứ hai ở huyện đảo xa xôi này đã có tới 39 công dân nhỏ t.uổi. Và với những bạn nhỏ này, dù ở đâu, những ký ức về cuộc sống ở đảo vẫn mãi gắn liền với t.uổi thơ, như lời ca khúc quen thuộc của nhạc sĩ Đoàn Bổng mà các em thường nghe mỗi ngày:

Ngày qua ngày, đêm qua đêm, chúng tôi đứng đây gìn giữ quê hương.

Biển này là của ta, đảo này là của ta, Trường Sa.

Dù phong ba, dù bão tố, dù gian khổ…

Theo Dân Trí

Nhìn lại 15 năm đ.ánh giá công - tội các nhân vật lịch sử

"Công minh lịch sử và công bằng xã hội" - từ một bài nghiên cứu đăng báo Nhân dân 15 năm trước của GS.Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học VN, những nhà Trịnh, nhà Hồ, Tự lực Văn đoàn, nhân vật Phạm Quỳnh... đã được đ.ánh giá lại công - tội.

Tròn 15 năm, những tư liệu nghiên cứu công phu, giàu tính nhân văn, quí giá của GS. Văn Tạo và nhiều nhà sử học Việt Nam đã được trao lại cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam. Hội thảo khoa học về vấn đề "Công minh lịch sử và công bằng xã hội" tổ chức ngày 6/9 để nhìn lại quá trình nghiên cứu và những kết quả đạt được về vấn đề này.

Nhìn lại 15 năm đ.ánh giá công - tội các nhân vật lịch sử - Hình 1

Các nhà sử học với tại kho tư liệu, di sản các nhà khoa học VN.

GS Văn Tạo đã có công nghiên cứu và góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức về vai trò của một số vấn đề lịch sử như nhận thức về dòng họ Khúc, họ Mạc, nhà Trịnh; về nhóm Tự lực Văn Đoàn hay về nhân vật Phạm Quỳnh...

Đ.ánh giá về Thái hậu Dương Vân Nga đến nay vẫn có 2 luồng ý kiến. Theo quan điểm phong kiến, bà bị lên án vì là vợ của vua Đinh Tiên Hoàng nhưng khi Đinh Tiên Hoàng mất, con trai Đinh Toàn còn nhỏ, bà đã khoác áo long bào và nhường ngôi cho Lê Hoàn - người lãnh đạo nhân dân đ.ánh tan quân xâm lược Tống. Sau đó, bà Dương Vân Nga lấy Lê Hoàn và làm hoàng hậu của nhà Lê. Sử cũ gọi bà là "bất trung bất trinh".

Tuy nhiên, đ.ánh giá lại bối cảnh lịch sử, ý kiến khác lại cho rằng bà rất tiến bộ, không theo lễ giáo phong kiến của Khổng Tử, đặt lợi ích của đất nước lên hàng đầu. Nếu bà không làm vậy để phò Lê Hoàn đ.ánh thắng quân xâm lược Tống thì đất nước có nguy cơ rơi vào ách nô lệ.

GS Văn Tạo nhắc lại giai đoạn nghiên cứu về nhà Trịnh, trước quan điểm các sử gia phong kiến phê là nhà Trịnh ức h.iếp, chèn lấn vua Lê.

"Trên thực tế, đúng như câu nói "Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong". Chuyện chúa Trịnh lấn át vua Lê là khó tránh khỏi, nhưng không thể vì thế mà đối xử không công bằng với nhà Trịnh" - GS. Văn Tạo cho rằng, để thực hiện công minh lịch sử phải làm rõ công lao nhà Trịnh. Về đối nội, nhà Trịnh đã giữ gìn được kỷ cương phép nước, đưa xã hội Việt Nam phát triển ở mức nhất định. Về đối ngoại, nhà Trịnh đã giữ được độc lập dân tộc, không những không để chính quyền Trung Quốc xâm lược thôn tính mà còn bảo vệ được lãnh thổ quốc gia, như việc đòi lại khu mỏ đồng Tụ Long đã bị chiếm dụng.

Nhìn lại 15 năm đ.ánh giá công - tội các nhân vật lịch sử - Hình 2

GS Văn Tạo nguyên là Viện trưởng Viện Sử học VN.

Trịnh Cương có công cải tiến kinh tế tài chính, cải thiện đời sống người dân, cải tiến bộ máy quản lý nhà nước, tăng tinh thần trách nhiệm của các quan lại... Trịnh Sâm là nhà quản lý xã hội có tài...

Kết quả nghiên cứu đã đưa lại cái nhìn mới về công lao của nhà Trịnh trong lịch sử dân tộc. Dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long vừa qua, hội thảo về nhà Trịnh với Thăng Long đã được tổ chức với sự đ.ánh giá công lao của nhà Trịnh một cách công minh đã tiến một bước dài.

Nhân vật Phạm Quỳnh một lần nữa được nhắc tới với kết quả những nghiên cứu, tư liệu được công bố từ 2006 đến nay. Bài viết của Thép Mới về nguyên Tổng Bí thư Trường Chinh đã thẳng thắn đ.ánh giá về tạp chí Nam Phong của Phạm Quỳnh. Ông đã khái quát: "1917 Nam Phong, 1932 Phong Hóa và Ngày Nay, 1945 Cờ Giải Phóng" - ý nói báo Cờ Giải Phóng của Đảng là sự kế tục của các tờ báo trước đó, đứng về mặt văn hóa.

"Nhiều người nhấn mạnh đến lòng yêu nước, nặng lòng với nước của Phạm Quỳnh. Ông thể hiện về mặt văn hóa nên trong cũng như ngoài nước đã dùng khái niệm nhà văn hóa Phạm Quỳnh để gọi ông" - GS Văn Tạo nhấn mạnh.

Nhân vật Phạm Quỳnh ngày càng được nhận thức lại. Nhà xuất bản Tri thức đã cho xuất bản, công bố, tập hợp thành sách những công trình, bài viết của Phạm Quỳnh, nhiều bài bằng tiếng Việt, nhiều bài bằng tiếng Pháp.

Nhìn lại 15 năm đ.ánh giá công - tội các nhân vật lịch sử - Hình 3

GS sử học Lê Văn Lan (trái) trao đổi về những tài liệu nghiên cứu của GS Văn Tạo.

Tự lực văn đoàn tồn tại chưa được 10 năm trong lịch sử nhưng đã để lại một thời kỳ văn chương không thể quên với những tác phẩm thuộc nằm lòng với nhiều thế hệ người đọc như "Gánh hàng hoa", "Nửa chừng xuân", "Hồn bướm mơ tiên"... Nhưng đến tận năm 1989, nội dung tư tưởng và nghệ thuật văn chương của Tự lực văn đoàn mới được đ.ánh giá đầy đủ.

Nhà thơ Huy Cận khi đó đã viết: "Ta đã có đủ thời gian để đ.ánh giá sự đóng góp của Tự lực văn đoàn. Đáng phê phán nhất ở Tự lực văn đoàn cũng như Khái Hưng, Nhất Linh là chặng đường cuối đời, chọn nhầm đường, cuối cùng thành phản động. Nhưng cũng đừng vì lăng kính đó mà đ.ánh giá sai họ. Tự lực văn đoàn đã góp phần lớn vào nghệ thuật tiểu thuyết, tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp vào lời nói, câu văn của dân tộc với cách hành văn trong sáng và rất Việt Nam".

GS. Văn Tạo cho rằng, nhận xét của nhà thơ Huy Cận là rất công minh. Tự lực văn đoàn ra đời và hoạt động sôi nổi ở thị trấn Cẩm Giàng, Hải Dương - nơi cư trú của gia đình Nhất Linh, cũng là nơi chôn nhau cắt rốn của 2 trong số 8 thành viên trong nhóm là Nhất Linh, Hoàng Đạo. Mảnh đất này, môi trường này cũng là nơi nuôi dưỡng những tác phầm của Thạch Lam. "Nhà khách văn chương" - khu di tích về Tự lực văn đoàn đã được xem xét khôi phục, xây dựng lại với những ghi nhận xứng đáng năm 2007.

Theo Dân Trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vợ chồng Midu tặng quà cho 28 người bê tráp: Chi hơn 100 triệu đồng, nội dung bức thư đi kèm gây chú ý
12:54:43 28/06/2024
Nữ công nhân Đắk Lắk lấy chồng Châu Phi nhờ quen qua mạng, bố mẹ lo con bị lừa, cuộc sống hiện tại khó tin
11:25:31 28/06/2024
Mỹ nhân nhận bão tẩy chay vì cả gan "hạ bệ" Lưu Diệc Phi, chỉ 1 dòng bình luận mà bị mỉa mai "EQ chạm đáy"
12:59:30 28/06/2024
Ai là người hưởng lợi nhiều nhất nhờ thành công của Câu Chuyện Hoa Hồng?
12:45:01 28/06/2024
NSƯT Vũ Luân hôn má Phương Lê, xem cô 'là người phụ nữ quan trọng nhất đời'
14:22:54 28/06/2024
Cưới 1 năm rồi, Lee Da Hae vẫn chưa thể đăng ký kết hôn với Se7en vì 1 lý do
12:48:26 28/06/2024
Gia đình trẻ khiến dân tình "đứng hình": Thu nhập 43 triệu, muốn tiết kiệm 1 tỷ nhưng mỗi tháng đi chơi hết 12 triệu
11:37:28 28/06/2024
Lưu Diệc Phi: Nhận cát-xê cao nhất "Câu chuyện Hoa Hồng", có 170 triệu USD
13:31:07 28/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hang Ma (Thanh Hóa) Điểm du lịch hấp dẫn

Du lịch

16:52:43 28/06/2024
Thanh Hóa không chỉ nổi tiếng với vùng đất địa linh nhân kiệt, mà còn được biết đến với một mảnh đất có nhiều câu chuyện đầy sự bí ẩn, gây tò mò cho du khách thập phương khi đến với mảnh đất này.

Doãn Hải My - vợ Văn Hậu khoe đôi chân dài nuột nà cùng vóc dáng thon thả, chuẩn "gái một con trông mòn con mắt"

Người đẹp

16:48:03 28/06/2024
Ngắm nhan sắc mẹ bỉm sữa Doãn Hải My. Hotmom Doãn Hải My lại vừa khiến dân tình b.ỏng m.ắt khi khoe loạt ảnh để lộ đôi chân dài thương hiệu.

Đang ăn cơm, bỗng nhiên bố tôi hét to một tiếng rồi bỏ nhà đi cả tuần không về

Góc tâm tình

16:41:42 28/06/2024
Mẹ tôi vẫn thản nhiên ăn cơm, mặc kệ bố. Chuyện kì quặc trên đời tôi cũng thấy không ít rồi những mỗi ngày ở nhà tôi lại là một ngày tấu hề, cười đến muốn nội thương.

So sánh chính sách trong cuộc tranh luận giữa Tổng thống Biden và ông Trump

Thế giới

16:30:54 28/06/2024
Về phần mình, ông Trump ủng hộ việc gia hạn các khoản cắt giảm thuế sắp hết hạn và coi toàn bộ luật năm 2017 là một thành công nên tiếp tục.

Khỏi "vắt óc" nghĩ tối nay ăn gì với thực đơn 30 bữa cơm nhà ngon tuyệt

Ẩm thực

16:07:02 28/06/2024
Dù không nhận mình là người quá đảm đang, khéo léo nhưng mỗi bữa cơm chị Thanh (Hà Nội) luôn dồn hết tâm huyết và tình cảm của mình. Vì vậy với cả gia đình chị, cơm nhà luôn là nhất!

Hoa hậu Đỗ Hà mặt lạnh tanh căng thẳng bên cạnh Ý Nhi

Sao việt

16:05:44 28/06/2024
Gương mặt nghiêm túc, khá căng thẳng của Hoa hậu Đỗ Hà khi ngồi cạnh Hoa hậu Ý Nhi đang là chủ đề được bàn tán xôn xao.

Phim hay nhất sự nghiệp của "ngọc nữ" Son Ye Jin: Câu chuyện về tình thân xen lẫn nước mắt và tiếng cười

Phim châu á

16:00:06 28/06/2024
Đây là một trong những bộ phim điện ảnh hay bậc nhất trong sự nghiệp của Son Ye Jin. Tác phẩm này rất phù hợp để xem vào Ngày gia đình .

Bà ngoại 70 t.uổi không biết chữ, 2 lần đưa cháu đi thi vì một ước mơ

Netizen

15:46:50 28/06/2024
Dù đã 70 t.uổi nhưng bà Nguyễn Thị Hiền, sinh sống tại H.Bình Chánh (TP.HCM), vẫn lái xe chở cháu ngoại là Lê Diễm Quỳnh, học sinh Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm (Q.3), đi thi tốt nghiệp THPT 2024. Đây là lần thứ 2 bà Hiền đưa cháu đi thi t...

Lịch âm 29/6 - Ngày 29 tháng 6 năm 2024 là ngày tốt hay xấu?

Trắc nghiệm

15:34:49 28/06/2024
Xem lịch âm ngày 29/6/2024 (Thứ 7), lịch vạn niên ngày 29/6/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...trong ngày 29/6/2024.

Bắt giữ 15 đối tượng trong vụ cấp bệnh án tâm thần cho tội phạm

Pháp luật

15:30:30 28/06/2024
Bộ Công an xác định 15 cán bộ quản lý và bác sĩ Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà đã nhận hối lộ để tạo dựng hồ sơ bệnh án, kết luận giám định tâm thần sai cho đối tượng phạm tội.