Con đã ra đời nửa tiếng mà thấy bác sĩ nam có hành động lạ, sản phụ cáu kỉnh gặng hỏi thì nhận được câu trả lời đầy bất ngờ
Ngoài việc trải qua những đau đớn khi sinh con thì với nhiều sản phụ, họ còn đối mặt với những trải nghiệm đầy ngượng ngùng trong phòng sinh.
Bà mẹ 32 tuổi người Trung Quốc tên Triệu Li đã trải qua lần sinh nở đầy ám ảnh với một rắc rối khá hiếm xảy ra sau khi sinh.
Trước khi vào phòng sinh, Triệu Li biết rằng bác sĩ nam sẽ đỡ đẻ cho mình đã cảm thấy khá ngại ngùng, nhưng rồi cô nghĩ việc sinh nở sẽ nhanh thôi và trên hết là sắp được đón đứa con thân yêu chào đời nên cảm giác đó nhanh chóng qua đi.
Thật may là Triệu Li sinh bé nhanh chóng. Nghe tiếng khóc đầu tiên của con, cô thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, sau khi con đã ra khỏi bụng mẹ, cô thấy bác sĩ nam đưa tay vào “cửa mình” của cô làm việc gì đó. Thấy thế, bà mẹ cáu kỉnh hỏi bác sĩ: “ Bé đã ra ngoài nửa tiếng rồi, bác sĩ còn làm gì thế?“. Ngay sau đó, cô liền cảm thấy vô cùng đau đớn phía bên dưới. Bác sĩ vội vàng giải thích rằng nhau thai của cô đã không sổ ra tự nhiên và cần phải bóc tách nhau bằng tay. Lúc ấy, cô cảm thấy xấu hổ nhưng rồi cuối cùng cũng vượt qua.
Cô vừa xấu hổ, vừa đau đớn (Ảnh minh họa).
Đối tượng nào có thể phải thực hiện bóc nhau thai bằng tay?
Khi nhau thai không sổ ra, bác sĩ sẽ tiến hành bóc nhau thai bằng tay. Dưới đây là 1 số trường hợp có thể phải thực hiện thủ thuật này:
1. Những bà mẹ bị sảy thai hay từng thực hiện kỹ thuật phá bỏ thai, điều đó đều ảnh hưởng xấu đến tử cung của người mẹ, làm mỏng thành tử cung khiến cho thành tử cung và nhau thai dễ dính vào nhau ở những lần sinh nở sau và cần phải bóc nhau thai bằng tay.
2. Sử dụng thuốc giảm đau khi sinh: Sử dụng đúng cách thuốc giảm đau khi sinh có thể khiến sản phụ giảm bớt đau đớn ở một mức độ nào đó nhưng nó cũng có thể khiến nhau thai không sổ ra ngoài cùng với thai nhi một cách tự nhiên.
Video đang HOT
3. Thai phụ có điều kiện sức khỏe, thể chất kém: Những bà mẹ sức khỏe kém thì nguy cơ phải bóc nhau thai bằng tay sẽ cao hơn, đặc biệt là những người mẹ sinh con khi tuổi đã cao, khả năng co bóp tử cung tương đối yếu, thiếu năng lượng trong quá trình sinh khiến nhau thai không được đào thải ra ngoài 1 cách trơn tru.
Mẹ bầu cần làm gì để tránh hiện tượng phải bóc nhau thai bằng tay:
1. Điều quan trọng nhất là đảm bảo duy trì sức khỏe thể chất tốt
Với tất cả phụ nữ mang thai, tình trạng thể chất của người mẹ lúc bầu bí có vai trò quan trọng đối với quá trình sinh nở, vì vậy các mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe thường xuyên, điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi hợp lý để không tăng cân quá nhiều và duy trì sức khỏe tốt.
2. Cần chú ý thời gian phục hồi sau sinh
Ngay cả những bà mẹ đã trải qua sinh nở cũng nên chú ý đến việc cải thiện sức khỏe và không bỏ qua các vấn đề phục hồi sau sinh. Lưu ý không nên sinh con thứ 2 quá gần thời điểm sinh con đầu, và phải đảm bảo chỉ mang thai con sau khi cơ thể đẫ hồi phục hoàn toàn sau lần sinh nở trước.
3. Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống của các mẹ bầu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà còn tác động trực tiếp đến quá trình sinh nở. Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý kết hợp với trạng thái tinh thần tốt sẽ giúp cho việc sinh nở của người mẹ suôn sẻ hơn.
Moon
Tế bào gốc giúp bệnh nhân nCoV nguy kịch hồi phục
Nữ bệnh nhân 65 tuổi bị ốm nặng do nhiễm nCoV khiến các bác sĩ kinh ngạc về tốc độ hồi phục sau khi sử dụng liệu pháp tế bào gốc.
Các bác sĩ điều trị cho nữ bệnh nhân Covid-19 ở bệnh viện Bảo Sơn. Ảnh: SCMP.
Bệnh nhân nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Bảo Sơn (Côn Minh), thủ phủ tỉnh Vân Nam ở tây nam Trung Quốc, trong tình trạng nguy kịch suốt gần hai tuần do mắc Covid-19. Tuy nhiên, theo báo cáo công bố hôm 27/2 trên trang Chinaxiv.org của nhóm nghiên cứu đứng đầu là tiến sĩ Hu Min ở Đại học Côn Minh, chỉ 4 ngày sau khi tiêm liều tế bào gốc đầu tiên lấy từ nhau thai, người phụ nữ có thể đứng dậy và đi lại.
"Dù mới chỉ có một ca bệnh được áp dụng, kết quả có ý nghĩa rất quan trọng và truyền cảm hứng cho các thử nghiệm lâm sàng tương tự trong điều trị bệnh nhân Covid-19 nguy kịch", các tác giả nghiên cứu cho biết. "Liệu pháp tế bào gốc có thể là lựa chọn lý tưởng để sử dụng kết hợp với các tác nhân thúc đẩy miễn dịch khác".
Ca bệnh ở Vân Nam là một trong 14 thử nghiệm sử dụng tế bào gốc để điều trị cho bệnh nhân nhiễm nCoV ở Trung Quốc, theo dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Dù liệu pháp còn gây tranh cãi, giới chức y tế và chuyên gia y khoa vẫn hy vọng tế bào gốc có thể cứu mạng những bệnh nhân nguy kịch.
Nữ bệnh nhân trong nghiên cứu tới thành phố Côn Minh hôm 21/1 trên chuyến bay từ Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc và tâm dịch Covid-19. Một tuần sau, người phụ nữ bị sốt nhẹ, mệt mỏi và ho. Bà được đưa tới khám ở một bệnh viện công và có kết quả dương tính với nCoV. Sau đó, bệnh nhân được chuyển tiếp tới bệnh viện Bảo Sơn.
Theo quy định nghiêm ngặt của chính phủ về điều trị cho bệnh nhân Covid-19, đầu tiên các bác sĩ phải sử dụng kết hợp thuốc kháng virus và kháng sinh, đồng thời cho bệnh nhân, người mắc cả tiểu đường tuýp 2, thở oxy. Ban đầu, tình trạng của người phụ nữ cải thiện nhưng nhanh chóng chuyển biến xấu sau đó và phải chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt hôm 1/2.
Tại đó, sức khỏe của nữ bệnh nhân tiếp tục kém đi và có dấu hiệu suy tạng, buộc các bác sĩ phải hành động nhanh. Sau khi tham khảo ý kiến từ hội đồng chuyên gia của bệnh viện và gia đình bệnh nhân, nhóm bác sĩ điều trị bắt đầu sử dụng liệu pháp tế bào gốc vào ngày 9/2.
Tế bào gốc có độ thích nghi cao, có khả năng phát triển thành các loại tế bào đầy đủ chức năng để tạo ra mô, cơ quan nội tạng hoặc dịch cơ thể. Tế bào gốc dùng trong nghiên cứu ở Côn Minh đến từ phòng thí nghiệm nuôi nhau thai từ trẻ sơ sinh.
Các bác sĩ cân nhắc sử dụng liệu pháp tế bào gốc bởi Covid-19 gây ra tổn thương nghiêm trọng ở phổi, gan và cơ quan nội tạng khác trong những nghiên cứu trước đó. Thử nghiệm tiến hành trên động vật cho thấy tế bào gốc có khả năng khắc phục hồi thương tổn.
Theo nghiên cứu, bệnh nhân được tiêm liều tế bào gốc đầu tiên hôm 9/2. Xác định liều đầu tiên không đem tới tác dụng phụ, bác sĩ tiêm cho người phụ nữ liều thứ hai ba ngày sau. Hôm 13/2, bệnh nhân có thể ra khỏi giường và đi dạo quãng ngắn mà không cần nhiều sự trợ giúp.
Bà được tiêm liều cuối cùng hôm 15/2. Sau hai ngày, bệnh nhân được ra khỏi phòng chăm sóc đặc biệt và trở lại phòng bệnh thường. Các cơ quan nội tạng của bệnh nhân trở lại hoạt động bình thường và mẫu bệnh phẩm từ bông ngoáy họng cho kết quả âm tính với nCoV.
Theo tiến sĩ Li Honghui, người tham gia tiến hành thử nghiệm tương tự ở bệnh viện trung ương Lâu Để tại tỉnh Hồ Nam, tiêm tế bào gốc có thể mang lại kết quả đặc biệt trong vòng ba ngày.
Trong họp báo hôm 15/2, Zhang Xinmin, giám đốc công nghệ sinh học ở Bộ Khoa học và Công nghệ tại Bắc Kinh, kết quả sơ bộ của các thử nghiệm tế bào gốc trên cả nước cho thấy liệu pháp này rất "an toàn và hiệu quả". Các bệnh viện ở Hoàng Cương, một trong những thành phố bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 tại Hồ Bắc, tiếp nhận lô tế bào gốc đầu tiên vào tuần trước và dự kiến tiêm cho ba bệnh nhân nguy kịch.
Một nghiên cứu khác công bố hôm 28/2 trên trang Chinaxiv cho biết 7 bệnh nhân nhiễm nCoV ở Bắc Kinh cũng được tiêm tế bào gốc và có dấu hiệu phục hồi tương tự người phụ nữ tại Côn Minh.
Liệu pháp tế bào gốc ra đời vào thập niên 1980 nhưng vẫn gây tranh cãi trong cộng đồng nghiên cứu. Ban đầu, các nhà khoa học cân nhắc sử dụng phôi thai người như nguồn cung cấp tế bào gốc, nhưng ý tưởng này bị chỉ trích về mặt đạo đức.
Cộng đồng nghiên cứu đề xuất nhiều phương pháp thay thế để thu thập tế bào gốc như biến đổi tế bào thường thành tế bào gốc, nhưng nỗ lực đó bị ảnh hưởng bởi hàng loạt scandal tại Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc liên quan tới việc làm giả dữ liệu thí nghiệm. Tại Trung Quốc, các nhà khoa học đang tăng cường nghiên cứu tế bào gốc. Tuy chính phủ cấm sử dụng tế bào từ phôi thai khỏe mạnh, giới nghiên cứu được phép dùng trứng đã thụ tinh bị loại bỏ do mắc bệnh hoặc dị tật.
An Khang
Theo SCMP/VNE
Bà mẹ ám ảnh kể lại phút thập tử nhất sinh khi bác sĩ lấy nhau thai bằng tay, bị băng huyết sau sinh nặng Người mẹ này thừa nhận rằng sự ám ảnh của cơn thập tử nhất sinh đó vẫn tồn tại trong tâm trí chị đến hiện tại. Gần đây, một bà mẹ sống tại Melbourne,Victoria (Úc), đã chia sẻ về nỗi kinh hoàng khi chị nghĩ rằng mình sẽ chết sau khi vừa sinh con trai vì băng huyết nặng vào ngày 26/12 năm...