Con chữ hạ nhiệt “điểm nóng” vùng cao
Hai xã Chà Nưa và Si Pa Phìn là “điểm nóng” về ma túy, trộm cắp của vùng cao nguyên Si Pa Phìn. Những điểm nóng này đã hạ nhiệt nhờ con chữ đã dạy dân bản những điều hay…
Đây là 2 xã biên giới của huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Mấy năm trở lại đây miền cao nguyên đầy nắng và gió này đã không còn yên ả. Ma túy đã bắt đầu “leo thang” lên Si Pa Phìn. Những bản như Đề Bua, Đệ Tinh, Sân Bay, Nậm Chim 2, Van Hồ… đã trở thành điểm nóng về ma tuý.
Theo con số mà Đồn Biên phòng Si Pa Phìn cung cấp thì ở cả 2 xã trên hiện có khoảng trên 100 đối tượng nghiện, tập trung ở độ tuổi từ 15 đến 45. Ngoài ma túy, thời gian gần đây, số vụ trộm cắp trâu bò và tài sản công dân bị các chiến sĩ biên phòng phát hiện và xử lý ngày một tăng.
Học sinh Trường Tiểu học Tân Phong (Si Pa Phìn) trong giờ lao động
Người trăn trở nhiều nhất về tệ nạn ma tuý ở Si Pa Phìn có lẽ là Trưởng Đồn biên phòng Si Pa Phìn, trung tá Quách Mạn Cảnh. Anh cho biết: “Các đối tượng nghiện hoặc phạm tội mà chúng tôi kiểm soát được đại đa số là những kẻ ít học, kém hiểu biết và hám lợi. Muốn thay đổi tình hình hiện thời theo tôi, giải pháp tốt nhất là đẩy mạnh công tác giáo dục kết hợp với việc vận động bà con thực hiện nếp sống mới”.
“Dân trí có được nâng lên thì đời sống kinh tế xã hội mới phát triển được và các tệ nạn xã hội mới suy giảm”. Trung tá Quách Mạn Cảnh
Ở thời điểm hiện tại, Si Pa Phìn là xã khó khăn nhất huyện Mường Chà. Xã có 8.000 dân với trên 60% là đồng bào Mông, trong đó hơn 1/3 vẫn đang thuộc diện đói nghèo. Hai bản Huổi Quang và Huổi Hạ là đói nhất.
Tuy nhiên, chiến sĩ Tiến – người dẫn đường cho chúng tôi xuống bản, lại khoe: “Kinh tế thì thiếu thốn vậy thôi chứ đồng bào rất quan tâm đến việc học hành của con cái họ…”. Quả đúng vậy, dù khó khăn đến mấy họ cũng tạo điều kiện để bọn trẻ đến lớp. Gần chục năm về trước, khi mạng lưới trường lớp chưa phát triển thì việc học của bọn trẻ ở đây phải trông chờ cả vào sự nhiệt tình của các thầy giáo quân hàm xanh – bộ đội biên phòng.
Nhưng bây giờ thì 100% các bản ở đây đã có điểm trường về tận nơi. Xã Chà Nưa đã có Trường THCS Chà Nưa và Tiểu học Chà Nưa. Còn xã Si Pa Phìn cùng với Trường THCS Tân Phong thì còn có tới 3 trường tiểu học là Tân Phong, Si Pa Phìn 1 và 2.
Video đang HOT
“Vai trò của giáo dục vốn đã quan trọng và lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với những địa bàn vùng biên như Si Pa Phìn…” – Đồn trưởng Cảnh khẳng định. Cũng theo Đồn trưởng Cảnh, nhờ con chữ, nhận thức của người trẻ đã tăng lên, họ biết tìm điều hay lẽ phải trong cuộc sống, cũng như đã nhận rõ tác hại của ma túy, của trộm cắp để tránh xa. Chính con chữ đã hạ nhiệt điểm nóng ở vùng cao biên giới này.
Theo TNO
Những học trò 8 tuổi phải tự lái đò đi tìm con chữ
Hàng ngày các em phải lênh đênh 5 cây số trên lòng hồ Cấm Sơn sâu vào khoảng trên 90m để đến lớp.
"Người lái đò" 8 tuổi
Hồ thủy lợi Cấm Sơn - hồ thủy lợi lớn thứ 4 miền Bắc, chia cắt xã Sơn Hải (Lục Ngạn, Bắc Giang) thành 5 thôn khác nhau, trong đó Đồng Mậm là thôn xa nhất, tỷ lệ hộ nghèo xấp xỉ 90%. Cả thôn bao gồm một hòn đảo chính là trung tâm, nơi đặt điểm trường tiểu học, và rất nhiều các hòn đảo nhỏ. Để đến Đồng Mậm chỉ có cách đi bằng thuyền máy hoặc thuyền tay, nếu đi bằng thuyền máy sẽ mất 50 phút, còn thuyền tay mất trên 3 tiếng.
Ngôi nhà đơn sơ của em Giáp Văn Đạt (8 tuổi, thôn Đồng Mậm) nằm trên một ốc đảo chỉ có hai hộ dân. Đây là một trong những hòn đảo xa nhất, cách trường tiểu học gần 1 tiếng chèo thuyền.
Mỗi ngày đến lớp, cậu bé Đạt 8 tuổi phải tự mình chèo thuyền mất 50 phút giữa lòng hồ Cấm Sơn sâu chừng 90m.
Mẹ Đạt phải dậy từ 4 giờ sáng để nấu cơm cho cậu bé mang theo tới trường, bữa trưa cậu bé có cơm nắm với trứng rán đã là sang!
Ba năm nay, kể từ ngày Đạt bước chân vào trường tiểu học, sáng nào cậu bé cũng phải dậy từ 5 giờ sáng để ăn cơm rồi chèo thuyền đến lớp cho kịp 7 giờ vào học. Còn mẹ Đạt, bà Nguyễn Thị Hồi phải dậy từ 4 giờ sáng để nấu cơm, gói cơm cho con mang theo đi học.
Bà Hồi chia sẻ: "Nghèo lắm, ai lên đây cũng bảo khổ nhất mà, rừng thì của nhà nước, không được phá, ruộng thì ít, cứ phải đi làm thuê thôi, lo nhất là hôm nào gió bão bố mẹ đi làm không về kịp, cháu nó thì phải chèo thuyền tay đi học, nhà có mỗi cái thuyền máy, chỉ sợ cháu bị lật thuyền".
Ốc đảo chỉ có 2 hộ dân, cô bé Lan hàng xóm dù học lớp 5, lớn hơn Đạt 2 tuổi nhưng không biết chèo thuyền, nên Đạt kiêm luôn nhiệm vụ của người lái đò, đưa Lan đến lớp mỗi ngày. Trên quãng đường lênh đênh gần 5 cây số giữa lòng hồ sâu khoảng 90m, chiếc cặp phao vốn đã đầy sách vở là thứ duy nhất bảo vệ các em.
"Em đi thuyền từ nhà đến trường mất 50 phút, hơi mệt nhưng em cũng quen rồi. Em sợ nhất là hôm nào gió to, em sợ lật thuyền", Đạt nói.
Học để thoát nghèo
Điểm trường tiểu học Đồng Mậm có trên 30 học sinh, chia đều từ lớp 1 đến lớp 5, nhưng chỉ được biên chế 3 giáo viên nên phải dạy ghép khối, lớp 1 được ghép với lớp 2, còn lớp 3 được ghép với lớp 4.
Cô giáo Nguyễn Thị Nga chia sẻ: "Nếu lớp 4 học tiếng Việt thì lớp 3 phải cho học Toán, học so le thế cho nó đỡ ồn. Nói chung là cô giáo phải làm việc liên tục trong một tiết nên cũng rất mệt".
Đường sá xa xôi, nhiều em vừa chèo thuyền, vừa đi bộ 2 tiếng đồng hồ mới tới lớp. Những em may mắn được đi xuồng máy thì thứ duy nhất đảm bảo an toàn cho các em là chiếc cặp phao đầy sách vở.
Thôn đến 90% là hộ nghèo nhưng các em rất mến thầy cô giáo và hiếu học...
...vì học là con đường duy nhất để thoát nghèo.
Các em học sinh bán trú thì các cô giáo phải ở nội trú. Đều đặn mỗi sáng thứ 2 hàng tuần, rời điểm trường trung tâm, cô Nga cùng với các giáo viên được phân công, xuống thuyền để vào thôn Đồng Mậm. Hành trang mang theo ngoài đồ dùng cá nhân là lương thực, thực phẩm, đủ để dùng trong một tuần.
"Cứ sáng thứ 2 thì vào, đến chiều thứ 6 thì lại ra, những ngày mưa to sóng nó đánh ướt hết quần áo, chỉ sợ lật thuyền, ra giữa dòng thì lại phải tạt vào các đảo, chờ nó đỡ đi thì mới dám đi tiếp, mới đầu say sóng lắm nhưng giờ cũng quen quen", cô Nga chia sẻ.
"Tôi phải chuẩn bị thực phẩm từ thứ 2, đủ ăn đến hết thứ 6, nói chung là chỉ có đồ khô thôi như cá, lạc, thịt... còn chợ thì chúng tôi không có thời gian đi vì xa lắm, phải đi bằng xuồng mà bọn em không có xuồng, tất cả các buổi sáng lại phải đi dạy, cô giáo vất vả một tý nhưng các em đi học rất đầy đủ, kể cả những hôm trời mưa rét, không em nào nghỉ", cô giáo Lâm Thị Thêu cho biết thêm.
Không đường, không điện, cuộc sống càng khó khăn hơn. Nhưng các em học sinh ở đây lại rất hiếu học. Các cô giáo cho biết, thôn nghèo nhưng phụ huynh và học sinh rất mến thầy cô giáo, hiếu học, dù phải đi đò đến lớp nhưng nắng hay mưa đều không nghỉ buổi học nào. Đường sá xa xôi, nhiều em vừa chèo thuyền, vừa đi bộ 2 tiếng đồng hồ mới tới lớp. Bữa trưa của các em chỉ có cơm nắm và trứng. Thịt, cá là điều còn rất xa xỉ.
Năm học 2012 - 2013, tỷ lệ học sinh khá và giỏi của Đồng Mậm chiếm trên 50%, còn lại là học sinh trung bình, không có học sinh yếu, kém. Cuộc sống khó khăn, nhưng nhiều năm nay, cả xã Sơn Hải không có bất cứ học sinh nào bỏ học, vì học là con đường duy nhất để thoát nghèo.
Theo Trithuc
Những tình huống 'mếu dở' của giáo viên vùng cao Cô giáo không hiểu ý học trò phải chạy đi "cầu cứu" người dân làm phiên dịch viên, thậm chí là khiến các em "giải quyết" luôn trong lớp... Lớp học mầm non "song ngữ" Đánh vật mãi chúng tôi cũng vượt qua được con đường mòn lầy lội dẫn lên điểm trường Mầm non thôn Khuổi Luông, xã Cao Bồ, huyện Vị...