Con chó đi lạc khiến 2 nước láng giềng từng thân thiết lao vào chiến tranh
Hơn 20.000 quân Hy Lạp tràn vào lãnh thổ Bulgaria sau vụ việc con chó chạy nhầm sang bên kia biên giới.
Bản đồ Bulgaria và Hy Lạp (Greece) (ảnh: Britannica)
Trước khi xảy ra chiến tranh vào năm 1925, Hy Lạp và Bulgaria từng là láng giềng thân thiết và cùng thuộc Đế chế Ottoman, theo History.
Tồn tại từ thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 20, Đế chế Ottoman là quốc gia rộng lớn, trải dài trên vùng đất Nam Âu, Trung Đông và Bắc Phi. Khoảng 30 quốc gia ngày nay từng là một phần của Đế chế Ottoman, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Bulgaria, Romania, Hungary, Albania, Syria, Liban, Jordan, Israel, Kuwait, Ai Cập, Sudan, Libya, Iraq, Yemen, Serbia, Montenegro ….
Khi Đế chế Ottoman rơi vào suy yếu, Hy Lạp tuyên bố thành lập quốc gia độc lập vào năm 1832. Bulgaria cũng làm điều tương tự vào năm 1908.
Phần lớn các quốc gia nhỏ thuộc Đế chế Ottoman theo đạo Hồi, trong khi người Hy Lạp và Bulgaria chủ yếu theo đạo Cơ đốc. Niềm tin tôn giáo giúp Hy Lạp và Bulgaria duy trì mối quan hệ thân thiết và cùng đối phó với áp lực từ Đế chế Ottoman.
Hy Lạp, Bulgaria, Serbia và Montenegro thành lập liên minh, tuyên chiến với Đế chế Ottoman (tranh: History)
Năm 1912, chiến tranh Balkan lần thứ nhất nổ ra. Liên minh 4 nước bao gồm Hy Lạp, Bulgaria, Serbia và Montenegro tuyên chiến với Đế chế Ottoman. Các nước này trước đó đều đã tuyên bố tách khỏi Đế chế Ottoman, theo War History Online.
Tháng 3/1913, Đế chế Ottoman chấp nhận thất bại và mất hầu hết lãnh thổ ở khu vực Nam Âu.
Vùng đất Thrace và Macedonia (từng thuộc Ottoman) được chia cho 4 nước thắng trận. Tuy nhiên, Bulgaria không hài lòng với phần lãnh thổ được chia ở vùng Macedonia.
Video đang HOT
Trong chiến tranh Balkan lần thứ nhất, Bulgaria tổn thất hơn 8.800 binh sĩ (lớn nhất trong liên minh). Quân đội Bulgaria cũng phải đương đầu trực tiếp với quân chủ lực của Đế chế Ottoman. Với những gì đã đóng góp, Bulgaria cho rằng, họ có quyền kiểm soát toàn bộ vùng Macedonia, Theo Times Of India.
Hy Lạp và Bulgaria cắt đứt quan hệ đồng minh trong chiến tranh Balkan lần thứ hai (tranh: History)
Tháng 6/1913, quân đội Bulgaria tấn công 2 đồng minh cũ là Serbia và Hy Lạp. Chiến tranh Balkan lần thứ hai bùng nổ.
Tháng 8/1913, Bulgaria thất bại trước liên quân Serbia, Hy lạp, Montenegro và Romania.
Theo hiệp ước Bucharest, phần lớn vùng Macedonia do Serbia và Hy Lạp kiểm soát, Bulgaria chỉ còn giữ lại một phần nhỏ vùng Macedonia.
Ở vùng Tây Thrace, cả Hy Lạp và Bulgaria đều tuyên bố chủ quyền.
Trong Thế chiến I, Bulgaria gia nhập phe Liên minh (Đức, Áo, Hungary) và tấn công Hy Lạp, Serbia. Hy Lạp và Serbia gia nhập phe Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga) và giành chiến thắng.
Hy Lạp đương nhiên được hưởng chiến lợi phẩm theo hiệp ước Neuilly được ký kết năm 1919. Theo đó, Bulgaria phải nhượng vùng Tây Thrace cho Hy Lạp. Điều này đồng nghĩa với việc Bulgaria mất lối đi ra biển Aegean.
Con chó đi lạc đẩy Hy Lạp và Bulgaria vào chiến tranh (ảnh: War History Online)
Để đối phó Hy Lạp, Bulgaria hậu thuẫn Tổ chức Cách mạng Nội bộ Macedonia (IMRO) và Tổ chức Cách mạng Nội bộ Thrace (ITRO). Hai tổ chức này tuyên bố tự trị và hướng “mũi dùi” vào Hy Lạp. Quan hệ Hy Lạp – Bulgaria ngày càng căng thẳng, theo History & Guns.
Ngày 18/10/1925, con chó của một binh sĩ Hy Lạp đóng quân trên đèo Demir Kapia (thuộc địa phận núi Belatsitsa, nằm giữa biên giới Hy Lạp – Bulgaria) chạy lạc về phía Bulgaria. Người lính Hy Lạp vội vàng đuổi theo con chó và vô tình chạy sang lãnh thổ Bulgaria.
Quân đội Bulgaria lập tức nổ súng bắn chết binh sĩ Hy Lạp mà không bắt giữ hay tra hỏi. Đáp trả, quân đội Hy Lạp nổ súng dữ dội về phía Bulgaria.
Khi tiếng súng lắng xuống, một đại úy và một nhóm sĩ quan Hy Lạp giương cờ trắng đi về phía biên giới. Họ dường như muốn kêu gọi bình tĩnh và đàm phán.
Quân đội Bulgaria nổ súng bắn chết viên đại úy Hy Lạp, những người đi theo ông cũng trúng đạn và bị thương, theo History.
Vị trí thị trấn Petrich nằm gần biên giới Bulgaria và Hy Lạp (ảnh: War History Online)
Sau vụ đụng độ, truyền thông Hy Lạp đưa tin, binh sĩ Bulgaria vô cớ tấn công đồn biên phòng Hy Lạp, khiến một đại úy và một binh sĩ thiệt mạng. Chi tiết con chó đi lạc không được đề cập.
Trung tướng Theodoros Pangalos – người vừa tiến hành cuộc đảo chính ở Hy Lạp – bác bỏ đề xuất ngừng bắn của Bulgaria. Ông Pangalos yêu cầu Bulgaria trừng phạt những người chịu trách nhiệm, xin lỗi công khai và bồi thường 2 triệu franc cho gia đình các nạn nhân. Tất cả phải được thực hiện trong vòng 48 giờ, nếu không, Hy Lạp sẽ tấn công.
Bulgaria từ chối làm theo “tối hậu thư”.
Ngày 22/10/1925, 20.000 quân Hy Lạp tràn qua biên giới, tấn công thị trấn Petrich của Bulgaria. Quân đội Hy Lạp cũng tấn công dữ dội vào vùng đất Macedonia mà Bulgaria còn kiểm soát. Đây cũng được cho là đòn răn đe với IMRO và ITRO, theo War History Online.
Bulgaria triển khai 10.000 binh sĩ đối phó cuộc xâm lược. Nhưng thay vì mạo hiểm đương đầu trực diện với Hy Lạp, quân đội Bulgaria vừa đánh vừa thủ và tập trung sơ tán người dân. Chiến thuật này giúp cả 2 phe hạn chế đáng kể thương vong.
Bất chấp chiến thắng lớn trong chiến tranh Balkan lần thứ hai, quân đội Hy Lạp tỏ ra đuối sức khi lấn sâu vào lãnh thổ Bulgaria. Sau thất bại trước Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến năm 1919, lực lượng Hy Lạp suy yếu đáng kể.
Tướng Pangalos cho rằng, Hy Lạp cần đồng minh để đánh bại Bulgaria. Hy Lạp tìm đến Serbia.
Tuy nhiên, khi liên minh Hy Lạp – Serbia chưa hình thành, Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hợp Quốc) đã can thiệp theo đề nghị của Bulgaria.
Chiến tranh Hy Lạp – Bulgaria kết thúc nhờ sự can thiệp của Hội Quốc Liên (ảnh: Greek Times)
Trước áp lực của Hội Quốc Liên (đứng sau là các cường quốc như Anh, Pháp, Nhật Bản, Italia), Hy Lạp buộc phải rút quân khỏi Bulgaria và bồi thường 45.000 bảng Anh. Hy Lạp bất mãn với quyết định của Hội Quốc Liên nhưng không thể phản kháng.
Ngày 29/10/1925, Hy Lạp rút quân khỏi Bulgaria. Cuộc chiến kéo dài khoảng 10 ngày khiến 122 binh sĩ Hy Lạp và 20 binh sĩ Bulgaria thiệt mạng. Các chuyên gia lịch sử gọi đây là “Chiến tranh vì chó đi lạc”, theo War History Online.
Số phận của con chó chạy lạc sang lãnh thổ Bulgaria không được tiết lộ.
Về phần trung tướng Pangalos, ông bị quân đội lật đổ vì họ cho rằng, thất bại ở Bulgaria là nỗi ô nhục đối với lực lượng Hy Lạp.
Moskva tuyên bố đáp trả Bucharest vì quyết định trục xuất nhân viên ngoại giao Nga
Ngày 20/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định Moskva sẽ đáp trả tuyên bố của Romania về việc không hoan nghênh một nhân viên Đại sứ quán Nga tại Bucharest và trục xuất nhà ngoại giao này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova trong cuộc họp báo ở Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một thông báo đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova nêu rõ: "Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin về các biện pháp được thực hiện". Theo bà, hành động của Bucharest không có căn cứ và xuất phát từ những đồn đoán sai sự thật, do đó "hành động này chỉ làm trầm trọng thêm tình hình".
Trước đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Romania tuyên bố một nhân viên của Đại sứ quán Nga tại Bucharest là nhân vật không được hoan nghênh, đồng thời yêu cầu nhà ngoại giao này rời khỏi Romania trong vòng một tuần.
Tổng thống Ukraine loại trừ khả năng nhượng bộ lãnh thổ Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố người dân Ukraine sẽ không đồng ý với bất kỳ yêu cầu nhượng bộ lãnh thổ nào. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AP Phát biểu trên sóng kênh truyền hình CNN ngày 7/7, nhà lãnh đạo này khẳng định: "Người Ukraine không sẵn sàng từ bỏ đất đai để chấp nhận rằng những lãnh thổ này...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thỏa thuận thương mại Anh - Mỹ gây sóng gió cho ngành ô tô

Theo dõi động vật di cư: Thách thức bảo tồn xuyên quốc gia

Lịch trình bận rộn của Giáo hoàng Leo XIV

Vatican thông báo ngày tổ chức lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV

'Lá chắn thép' S-400 của Ấn Độ phô diễn sức mạnh phòng không trong thực chiến

Màn pháo hoa mãn nhãn và loạt đại bác vang rền tại thủ đô Moskva, Nga kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng

Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên

Mật nghị bầu Giáo hoàng Leo XIV qua những con số

Bọ cạp 'xâm chiếm' nhiều thành phố ở Brazil, hàng triệu người bị chích

Bộ trưởng quốc phòng Israel cảnh báo Houthi lẫn Iran

Bỏ sót hung thủ trong vụ ám sát ứng viên Tổng thống Mỹ Robert F. Kennedy?

Tàu hải quân Philippines, Trung Quốc đối đầu gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông
Có thể bạn quan tâm

Cặp diễn viên Vbiz yêu bí mật nay dắt nhau ra mắt hội bạn, chuẩn bị công khai hậu bị tóm hẹn hò trên sân pickleball?
Sao việt
08:54:45 10/05/2025
1 nam nghệ sĩ gây tai nạn giao thông trên đường đưa con đi học, câu nói sau đó thổi bùng tranh cãi
Sao châu á
08:51:26 10/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 24: Nguyên dằn mặt Hậu, tuyên bố không cho phép ai làm ông Nhân rơi nước mắt
Phim việt
08:46:08 10/05/2025
Em xinh Say Hi gặp biến trước công chiếu, "vựa muối" của show bị 1 Anh trai chê
Tv show
08:27:18 10/05/2025
Bé 4 tuổi ném cọc tiền 500 nghìn đồng của bố mẹ qua ban công chung cư ở Hà Nội, cái kết bất ngờ
Netizen
08:12:19 10/05/2025
Những con trai của huyền thoại chơi bóng ra sao?
Sao thể thao
07:57:54 10/05/2025
Nhận hối lộ hơn 11 tỷ đồng, cựu Giám đốc sở chi 960 triệu đồng đi từ thiện
Tin nổi bật
07:41:56 10/05/2025
Bắt 2 đối tượng vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên
Pháp luật
07:34:58 10/05/2025
Khung hình gây sốt của nam diễn viên hot nhất thế giới: 2 tay nắm giữ 2 "bảo bối", quả thật thắng đời 2-0!
Sao âu mỹ
07:31:23 10/05/2025
Cảnh báo gia tăng bệnh não mô cầu ở khu vực phía Nam
Sức khỏe
07:17:02 10/05/2025