Con chip biến MacBook Pro 3.000 USD thành cục gạch
Mặc dù giúp bảo vệ dữ liệu tốt hơn và giảm khả năng bị đánh cắp, chip bảo mật T2 lại khiến các tiệm sửa MacBook đau đầu vì Apple không cho phép bên thứ ba tác động vào phần cứng.
Năm 2013, Apple công bố tính năng Activation Lock trên iOS, khiến kẻ trộm không thể khôi phục cài đặt gốc iPhone, iPad nếu không có tài khoản Apple ID từ chủ sở hữu. Đến năm 2018, Apple tích hợp tích năng tương tự lên máy tính Mac nhờ con chip bảo mật T2.
Chip bảo mật T2 bắt đầu xuất hiện trên các mẫu MacBook đời 2018.
“Apple không để tôi sửa và xóa dữ liệu trên MacBook. Giờ đây những chiếc máy giá 3.000 USD lại biến thành đống phế liệu 12 USD”, người dùng Twitter John Bumstead cho biết, anh cũng là chủ cửa hàng kinh doanh MacBook cũ.
“Chúng tôi không thể đưa máy vào chế độ khôi phục hay truy cập vào ổ đĩa ngoài để xóa dữ liệu nếu không có mật khẩu người dùng. Vì chip bảo mật T2 được hàn chết trên bo mạch nên không có cách nào để xóa hay cài đặt lại máy mà không có mật khẩu”, Bumstead trả lời phỏng vấn với Motherboard.
Video đang HOT
Nhiều năm trước, người dùng iPhone thường không cài lại máy trước khi đem bán. Vì thế, điều duy nhất có thể làm với những chiếc máy này là tái chế hoặc tách lấy các linh kiện còn tốt. Tương tự, với các dòng MacBook được trang bị chip T2, chủ sở hữu cũ cần thực hiện cài đặt lại hệ điều hành trước khi bán máy.
Đáng nói hơn, không chỉ những người dùng cá nhân, các tổ chức doanh nghiệp khi nâng cấp dàn máy và thanh lý máy cũ, họ cũng không thực hiện khôi phục cài đặt gốc. Kết quả là khi mua về, các cửa hàng chuyên bán MacBook cũ không thể bán chúng lại cho khách. Bumstead cho biết khoảng một phần tư số máy Mac tại cửa hàng của anh là đống phế liệu.
Hình ảnh John Bumstead đăng tải trên Twitter.
Không chỉ các bên kinh doanh, người dùng tìm mua máy cũ cũng bị ảnh hưởng bởi vấn đề này. Chip T2 đã làm giảm nguồn cung MacBook cũ và khiến giá bán máy tăng cao, trong khi những chiếc máy tính thường có tuổi thọ từ 5 đến 10 năm thì nay lại biến thành phế liệu chỉ sau 2 năm.
Việc bảo vệ quyền lợi khách hàng và không để bất kỳ cửa hậu tồn tại để khôi phục dữ liệu của Apple là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng hãng cần có một số biện pháp để các cửa hàng bán máy cũ xóa dữ liệu MacBook hợp pháp.
Lấy ví dụ từ nhà sản xuất xe đạp gấp Brompton, bất kỳ ai bị mất xe đạp đều có thể thêm số sê-ri vào cơ sở dữ liệu của hãng. Sau đó, người mua xe cũ có thể kiểm tra xem chiếc xe mình mua có phải là hàng bị mất cắp hay không.
Tương tự, nếu chiếc MacBook hay iPhone của người dùng bị đánh cắp, họ sẽ đăng nhập vào trang web Apple bằng tài khoản được liên kết với thiết bị và báo mất. Các cá nhân hay đại lý kinh doanh máy cũ sau đó có thể kiểm tra từ cơ sở dữ liệu này trước khi mua máy.
Riêng với các đại lý, Apple cần ủy quyền reset máy từ xa khi những chiếc máy họ có không phải loại hàng bị báo mất. Nhưng nếu thực hiện các bước trên, Apple cần nâng cấp chip T2 để có thể hỗ trợ ủy quyền từ xa, kết nối với máy chủ Apple khi khởi động và kiểm tra quyền xóa dữ liệu.
Apple 'lặng lẽ' ra mắt MacBook Pro 2020: Magic Keyboard, bản full giá 3.599 USD
Apple vừa bất ngờ nâng cấp MacBook Pro 13 inch lên thế hệ 2020 với điểm nhấn là bàn phím Magic Keyboard mới và chip Intel thế hệ 10 Quad-core
MacBook Pro 13 inch 2020 đánh dấu sự kết thúc của bàn phím cánh bướm sau nhiều năm để về lại cơ chế phím cắt kéo hay được Apple gọi là bàn phím Magic Keyboard từng trang bị trên MacBook 16 inch. Bàn phím Magic Keyboard mới cho cảm giác gõ sướng hơn, đầm hơn, hành trình phím sâu hơn với 1mm và tránh tình trạng kẹt phím hay xảy ra trên cơ chế cánh bướm cũ.
Layout và cách bố trí vẫn như cũ ngoại trừ phần 4 phím điều hướng trên Magic Keyboard có khác một chút. Ngoài bàn phím thì những tính năng quen thuộc như các cổng Thunderbolt-3, jack cắm tai nghe, TouchBar mới với phím ESC vật lý, Touch ID và màn hình Retina vẫn là những điều quen thuộc với MacBook. Màn hình của MacBook Pro 13 inch 2020 mới đạt độ sáng 500 nit, bao phủ gam màu DCI-P3.
MacBook Pro 13 inch 2020 đi kèm bộ vi xử lý thế hệ thứ 10 của Intel. Các CPU mới có GPU Iris Plus mạnh mẽ hơn đáng kể, giúp người dùng có thể thực hiện các công việc độ họa một cách mượt mà hơn. Apple tuyên bố rằng GPU mới sẽ cải thiện hiệu suất lên tới 80% so với thế hệ trước trong chỉnh sửa video 4K và nó cũng đủ mạnh để hỗ trợ độ phân giải màn hình 6K trên màn hình Pro Display XDR của nhà Táo.
Chưa hết, bộ xử lý Intel Core thế hệ thứ 10 hàng đầu trên MacBook Pro 13 inch có thể Turbo Boost lên tới 4.1 GHz. Apple tuyên bố khách hàng nâng cấp từ MacBook Pro lõi kép sẽ thấy hiệu suất cải thiện lên tới 2,8 lần.
Apple cũng tăng dung lượng lưu trữ và RAM trên thế hệ MacBook Pro 13 inch 2020. RAM mặc định vẫn 8GB, option lên 16GB đối với bản thông thường. Bạn có thể max option lên 32GB để cho tốc độ xử lí hình ảnh, Photoshop nhanh hơn 50% và ổ cứng SSD dung lượng lên tới 4TB. Tuy nhiên, dòng Pro 13 inch của Apple vẫn chưa có card đồ hoạ rời.
Điểm hấp dẫn lần này là Apple nâng cấp tuỳ chọn cơ bản giá 1,299 USD lên bộ nhớ trong 256GB thay vì 128GB trước đây, nhưng khá đáng tiếc là tuỳ chọn này sẽ chỉ có 8GB RAM và không có vi xử lý thế hệ 10. Nếu nâng lên 16GB RAM thì sẽ mất 100 USD, giảm từ 200 USD so với mẫu trước.
Bản max option có giá 3.599 USD bao gồm chip Intel Core i7 thế hệ 10 2.3GHz quad-core, Turbo Boost lên đến 4.1GHz, 32GB RAM 3733MHz LPDDR4X, 4TB SSD, 4 cổng USB-C Thunderbolt 3.
MacBook Pro mới đã khắc phục điểm yếu lớn nhất nhưng lại thua kém đối thủ ở một tiêu chí quan trọng Những gì MacBook Pro mới được trang bị khiến những chiếc laptop Windows được đánh giá cao không khác gì một món hời. Chiếc MacBook Pro mới nhất của Apple đã khắc phục được điểm yếu mới nhất của nó bằng cách thay thế bàn phím cánh bước gây tranh cãi về chất lượng bằng bàn phím Magic Keyboard (thiết kế cây kéo)...