Con chiến sĩ công an được miễn học phí
Đây là quyết định mới nhất của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về chính sách đối với thân nhân của hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân.
Ngày 30/7, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành nghị định số 87/2013/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với gia đình, thân nhân hạ sĩ quan, chiến sỹ đang phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân.
Trong nghị định này đã nêu rõ: “Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, chiến sĩđược miến học phí khi học ở cấc cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập, ngoài công lập theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ miễn, giảm học phí”.
Bên cạnh đó, một số chế độ trợ cấp cho bố mẹ, vợ hoặc chồng chiến sĩ, hạ sĩ quankhi gặp khó khăn đột xuất, hay đau ốm cũng được nêu rõ.
Quy định này có hiệu lực từ ngày 14/9.
Video đang HOT
Theo VNE
Giáo viên trung bình, làm sao có học trò giỏi?
Nguyên nhân được coi là "tảng đá" chắn đường đổi mới giáo dục lại nằm trong chính chất lượng đội ngũ giáo viên.
Tại hội nghị Triển khai chiến lược phát triển giáo dục ngày 23/1, đa phần ý kiến đều tập trung mổ xẻ nguyên nhân chất lượng giáo dục các cấp bao năm vẫn không đạt chuẩn.
Các chuyên gia cho rằng, chính việc "thoáng" đầu vào, hẹp cửa ra của các trường sư phạm đã khiến thí sinh có năng lực thật sự không còn mặn mà với nghề "gõ đầu trẻ".
Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định, những năm trước, để thu hút sinh viên vào ngành Sư phạm, nhà nước đã có chính sách miễn học phí, rồi cho sinh viên vay vốn nhưng đầu ra lại không giải quyết được. Hậu quả là hàng ngàn sinh viên sư phạm ra trường không kiếm được việc làm.
"Hiện nay, đầu vào các trường sư phạm không phải là những học sinh có điểm cao mà là những học sinh có điểm trung bình, thậm chí lấy bằng điểm sàn. Đương nhiên, qua 4 năm đào tạo, một học sinh có kết quả học tập phổ thông trung bình thì không thể trở thành giáo viên giỏi sau này được", ông Tuấn nhận định.
Ngành sư phạm không còn sức hút đối với thí sinh có năng lực
Cho rằng "có bột mới gột nên hồ", ông Tuấn nhấn mạnh việc cần thiết phải có cơ chế "hút" thí sinh giỏi vào ngành sư phạm. "Có thầy giỏi mới có trò giỏi, ngay từ khâu đào tạo giáo viên không được đầu tư đúng mức thì không thể đòi hỏi có được chương trình hay, cách dạy tốt", ông Tuấn nói.
Từ một nghịch lý khác trong đào tạo đội ngũ giáo viên, ông Nguyễn Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở GD- ĐT Hải Phòng, cho biết: "Hiện nay sách giáo khoa của học sinh đang được cải tiến rất nhiều, nhưng chương trình cải tiến này lại không được đưa vào giảng dạy trong các trường sư phạm. Vậy là khi giáo viên ra trường lại phải mất thời gian đào tạo lại từ khâu... tiếp cận với sách giáo khoa mới".
Ông Trường kiến nghị Bộ GD-ĐT cần có định hướng cụ thể hơn trong việc đổi mới cách dạy thầy sau đó mới đến đổi mới cách dạy trò. "Quy trình tuy dài hơi nhưng như thế mới giải quyết được tận gốc của vấn đề", ông Trường nói.
Từ góc độ thu nhập, GS Trần Đắc Sử, Hiệu trưởng ĐH Giao thông-Vận tải cho rằng, chế độ chính sách còn bất cập, đời sống giảng viên trẻ gặp nhiều khó khăn cũng là nguyên nhân ngành sư phạm không thu hút được những người giỏi.
Bất cập còn thể hiện ngay cả trong chế độ khi thực hiện luân chuyển giáo viên về vùng khó khăn. Giáo viên ở những vùng này chỉ được hưởng phụ cấp vùng miền trong 3 năm đầu, sau đó bị cắt. Từ đây xảy ra mâu thuẫn, những giáo viên làm việc lâu năm ở vùng núi lại có thu nhập thấp hơn so với những người mới ra trường.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga thừa nhận: "Hiện học phí và học bổng không còn sức hút đối với học sinh giỏi vào các trường Sư phạm nữa mà phải là giải quyết việc làm. Sắp tới, Bộ sẽ có những chiến lược cụ thể nâng cao đầu vào, chất lượng đào tạo gắn liền với giải quyết việc làm cho giáo viên sau khi ra trường để tăng sức hút sinh viên giỏi cho ngành này".
Thứ trưởng Ga cũng cho biết, Bộ GD-ĐT đang quy hoạch lại đội ngũ giáo viên sư phạm mà các cấp học cần. Trên cơ sở đó sẽ quy hoạch lại mạng lưới trường sư phạm, tập trung nguồn vào tại những trường trọng điểm. "Cần tính đủ nguồn nhân lực, sao cho sinh viên sư phạm học xong ra có việc làm ngay", Thứ trưởng nói.
Lắng nghe những ý kiến thảo luận tại hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân kết luận: "Muốn đổi mới giáo dục khâu quan trọng nhất là nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên. Bản thân người thầy cũng phải thường xuyên đổi mới, đánh giá, cập nhật kiến thức để không tụt hậu so với học sinh. Chương trình giảng viên đánh giá sinh viên, sinh viên đánh giá giảng viên phải được thực hiện nghiêm túc, đúng hướng trong các nhà trường để đẩy mạnh chất lượng dạy học".
Tuyết Mai (Khampha.vn)
Thêm đối tượng được miễn, giảm học phí Trong năm học tới, học phí ĐH nhiều khả năng sẽ có thay đổi. Theo đó, một số ngành học tiếp tục được giảm- miễn học phí, đối tượng được miễn- giảm cũng mở rộng hơn. Theo Dự thảo sửa đổi Nghị định 49 của Chính phủ, SV học chuyên ngành các môn học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ được...