Con cầm que thử thai hai vạch về nhà, cha mẹ phải làm gì?
TS Vũ Thu Hương chia sẻ bố mẹ nên dạy con về giới tính, các hành vi phạm pháp càng sớm càng tốt.
Trong buổi tọa đàm Làm sao để bớt đau đầu vì teen vừa được tổ chức tại Hà Nội, TS Vũ Thu Hương – nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, đưa ra hàng loạt câu hỏi “sốc” với phụ huynh.
Nói về giáo dục giới tính, TS Vũ Thu Hương nêu tình huống, nếu con mang que thử thai hai vạch về nhà, bố mẹ sẽ phản ứng thế nào?
TS Vũ Thu Hương hướng dẫn trẻ các kỹ năng phòng chống bắt cóc. Ảnh: H.H.
Nữ tiến sĩ kể trong một lần đặt câu hỏi với nhóm nữ sinh trung học về chuyện các em đã nghĩ đến việc có thể có bầu hay chưa? Học sinh gần như đều trả lời “chưa nghĩ đến chuyện đó hay chưa bao giờ bố mẹ nói chuyện này cả”. Duy nhất chỉ một học sinh mạnh dạn nói em từng nghĩ tới vì bố mẹ có đề cập đến câu chuyện này, mẹ em là giáo viên về kỹ năng sống.
Như vậy, rất ít phụ huynh nói với tuổi teen về giới tính. Tuy nhiên, khi trò chuyện với nhau, trẻ dùng ngôn từ thô bạo để nói về chủ đề này.
Theo TS Vũ Thu Hương, điều đó chứng tỏ trẻ ít nhiều đã có hiểu biết ban đầu về giới tính. Bà đưa ra lời khuyên bố mẹ dạy con càng sớm thì trẻ càng có nhận thức tốt.
Cụ thể, các gia đình nên dạy con trai hành vi chuẩn mực và không đúng về mối quan hệ giới tính với các bạn nữ, thậm chí các con có thể bị đi tù. Người lớn nên dạy trẻ kiến thức và cả pháp luật. Với nam hay nữ, cha mẹ cần dạy trẻ hành vi để tránh những điều đáng tiếc. Việc bố mẹ lảng tránh, thậm chí cấm đoán sẽ khiến con không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của sự việc.
Video đang HOT
Theo TS Vũ Thu Hương, ở tuổi teen, trẻ dễ nghiện smartphone, thậm chí đến mức trầm trọng. Bố mẹ cần “tịch thu” điện thoại hay máy tính của con trong thời gian tăng dần, sau đó yêu cầu con làm các công việc khác như dọn nhà, tham gia hoạt động cộng đồng.
“Người xưa có câu ‘nhàn cư vi bất thiện’, với trẻ cũng như vậy, ngay từ nhỏ bố mẹ nên giúp trẻ bận rộn, giúp đỡ gia đình để không có thời gian quậy phá” – TS Hương nói.
Nhận thức sai lệch về giới tính do ảnh hưởng từ phim ảnh, phim sex đồng tính cũng là trường hợp dễ bắt gặp ở tuổi teen. Cha mẹ cần giúp con tránh xa các sản phẩm trên, đồng thời trò chuyện để con hiểu, cân bằng lại tâm lý.
Trước câu hỏi của phụ huynh về việc ứng xử như thế nào với trẻ có thói quen ăn trộm vặt, TS Vũ Thu Hương nói ngay từ nhỏ bố mẹ cần dạy con phân biệt rõ ràng giữa đồ đạc của bản thân và người qung quanh. Từ những vật nhỏ như như quần áo, bấm móng tay, khi con có thói quen sử dụng tùy tiện sẽ dẫn đến việc ăn trộm vặt. Ngoài ra, người lớn cũng cần tôn trọng, xin phép khi muốn sử dụng đồ của con. Trẻ cần được học về giá trị của đồng tiền và chi tiêu trong gia đình.
Trong một câu chuyện khác về tuổi teen, TS Vũ Thu Hương cho hay bà chứng kiến một đứa trẻ hút 20 quả bóng cười tại một quán gần trường học. Bố mẹ khi biết điều này chỉ thấy “sốc”. Tuy nhiên, phụ huynh lưu ý con có tiền mới hút được bóng cười. Vì vậy, người lớn phải quản được việc con có bao nhiêu tiền, không nên để con chi tiêu thiếu thốn nhưng cũng không được dư giả.
Thay vì trốn tránh, cha mẹ hãy đề cập thẳng với con về tác hại của bóng cười, cần sa, thậm chí cho con tới thăm trại nghiện, bệnh viện tâm thần để con đối diện với hậu quả của sự việc, tự biết có nên sử dụng hay không.
“Quan trọng nhất, cha mẹ hãy luôn bên cạnh, hỏi han, trò chuyện cùng con tháo gỡ khó khăn. Người lớn làm bạn cùng teen chứ không phải hồi hộp chờ đợi con bước qua lứa tuổi này” – thông điệp TS Vũ Thu Hương nhắn gửi phụ huynh.
Theo Zing
TS Vũ Thu Hương: Để con cô độc là dễ rơi vào tâm điểm của nhóm thích bắt nạt
Những ngày qua dư luận vô cùng xôn xao về những vụ bạo hành dã man trong trường học, đã đến lúc cha mẹ nên nhìn nhận lại và nghiêm túc hơn trong việc dạy con ứng phó với bạo lực.
Việc trẻ đi học bị bắt nạt, hành hung ở trường luôn là điều khiến cha mẹ phải lo ngại và có nhiều trường hợp trẻ bị đe dọa không dám kể với bố mẹ những chuyện đã trải qua, và khiến mọi chuyện ngày càng tồi tệ hơn.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương (Giảng viên Khoa giáo dục tiểu học ĐH Sư phạm Hà Nội) đã có bài viết chia sẻ về cách cha mẹ dạy con phòng tránh và ứng phó với bạo lực như sau:
"DẠY CON PHÒNG TRÁNH VÀ ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC
1. CHỌC CHO NÓ TỨC. Nghe phương pháp này có vẻ rất trái tai nhưng đúng thế các mẹ ạ. Nếu con mình hiền, phải chọc cho nó tức lên để nó bùng phát cơn điên khi quá sức chịu đựng. Chỉ khi con nhìn thấy con bùng lên và mọi sự trêu chọc chấm dứt, con mới hiểu phải làm gì khi bị bắt nạt. Tớ ngày xưa cũng thế, khùng lên cái thấy ổn liền nên sau đó đanh đá dần lên.
Tớ đã làm việc này ngay khi con dưới 2 tuổi và làm liên tục. Dì con Péo tiếp tay cho mẹ nó vụ này rất nhiệt tình. Vậy mà, tin không, nó bị trêu liên tục tận hơn 2 năm mới phát khùng lên. Một ngày đẹp trời, nó điên tiết lao vào cắn cấu, đánh dì ầm ầm. Lúc này, tớ xử cả em gái lẫn con. Dặn con không được đánh nhưng cũng cấm dì không trêu cháu nữa. Bước 1 đã xong.
2. KHÔNG BAO GIỜ BẠO LỰC VỚI CON. Với 1 người chẳng bao giờ đánh ai như tớ thì việc này quá dễ. Tuy nhiên, nếu các bố mẹ là người đã từng cáu lên mà đánh ai đó thì cần phải tìm cách xử lý tính cách của mình đi. Bạo lực với con, nó chịu quen rồi, ra đời nó bị ăn đòn thì cũng chịu đựng đó. Đến lúc ấy, nó khổ sở đủ đường, các bố mẹ có phải là đã tiếp tay cho kẻ bắt nạt con mình không?
Tiến sĩ Vũ Thu Hương hiện là Giảng viên Khoa giáo dục tiểu học (ĐH Sư phạm Hà Nội)
3. PHẠT NGHIÊM NẾU CON CÓ TÍNH HAY TRÊU CHỌC (LÀM PHIỀN) NGƯỜI KHÁC. Nói chung, ngoài việc hiền quá ra, nếu con hay trêu bạn, hay thích làm phiền người khác thì con cũng sẽ rất dễ bị ăn đòn. Vì thế, các cha mẹ phải xử lý nghiêm các trường hợp con hay trêu chọc và đánh bạn. Phạt thật lực và phạt thứ mà con sẽ thấy tiếc nuối lắm (ví dụ: cả nhà ăn kem mà con nhịn, cả nhà chơi món gì đó mà con ngồi nhìn...). Khi đó con sẽ dần rút kinh nghiệm và bớt trêu chọc làm phiền người khác.
4. LÀM BẠN VỚI CON ĐỂ BIẾT MỌI VIỆC. Khi cha mẹ luôn là bạn bè, con sẽ khắc nói ra mọi chuyện của mình. Nếu cha mẹ luôn xa cách, con sẽ chẳng bao giờ chia sẻ. Luôn nói với con bằng luật nhưng lúc thường ngày thì trêu đùa và chia sẻ mọi thứ trên trời dưới bể với con, nó sẽ coi bố mẹ là bạn. Tôn trọng nó, chia sẻ mọi điều hay dở với nó, nó sẽ thật sự tin tưởng bố mẹ.
5. KHÔNG ĐỂ CON CÔ ĐỘC. Nếu biết con mình khó kết bạn, các bố mẹ phải tạo ra cách để con tự kết bạn. Con ở lớp mà chỉ lủi thủi một mình thì rõ là dễ rơi vào tâm điểm của nhóm thích bắt nạt. Vì thế, phải dạy con kết bạn.
Cách hay nhất là mua cho con độ hơn 10 gói kẹo. Mỗi ngày cho con 1 gói và bảo con phát tặng các bạn bè con thích. Hỏi con về những bạn con đã phát kẹo: mẹ bạn tên gì, nhà bạn có chó/mèo không?... để con buộc phải giao tiếp với bạn. Sau 10 ngày, đứa trẻ liên tục có kẹo đó sẽ có hẳn 1 nhóm bạn chơi chung. Khi đó, bắt nạt nó chẳng dễ tí nào.
6. KHI CON BỊ TẨY CHAY/BẮT NẠT HÃY CỔ VŨ CON TỰ XỬ LÝ. Thường thì khi con bị tẩy chay/bắt nạt, các bố mẹ nóng máu lên thường sẽ lao đến trường để xử hộ con hoặc mách thày cô giáo. Nếu vậy, con sẽ bị trả thù. Việc mình cần làm là bình tĩnh cùng con tìm cách đối phó.
Bố mẹ đừng xui con làm cái này cái kia mà hãy bảo con tự nghĩ cách xử lý. Nếu cần khuyên, chỉ cần nói: Ngày xưa bố/mẹ bị .... bố/mẹ đã làm.... và kết quả là.... Đứa trẻ sẽ tham khảo lời khuyên đó và xử lý một cách tự tin vì nghĩ rằng mình đã tự tìm ra cách chứ không cần ai giúp. Điều này sẽ khiến con mạnh mẽ hơn.
7. DẠY CON ỨNG PHÓ KHI BỊ BẠO HÀNH. Các bố mẹ hãy đặt ra các tình huống khác nhau như túm tóc, đá vào lưng, giật áo.... và bảo con nghĩ cách ứng phó. Tối nào cũng làm việc này thì con sẽ tự hình thành được thói quen tự vệ hết sức bản năng. Đến lúc đó, động vào con chẳng dễ tí nào.
Các mẹ ạ, xã hội mà. Có những bạn đáng yêu thì cũng có những con quỷ đội lốt người. Tìm cách giáo dục con là cách hay nhất để con sống tốt. Chúc các bố mẹ thành công".
TS Vũ Thu Hương hiện là giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội). Chị cũng là người thường xuyên chia sẻ những bài viết trên trang cá nhân giúp các bố mẹ hiểu rõ hơn tâm lý trẻ nhỏ hơn cũng như truyền cảm hứng cho nhiều bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con.
Theo Helino
'Vẫn còn sự chênh lệch quá lớn giữa bằng tại chức và chính quy' Là người từng giảng dạy 20 năm tại ĐH Sư phạm Hà Nội, TS Vũ Thu Hương cho rằng muốn xã hội chấp nhận bằng tại chức tương đương chính quy, các trường phải thay đổi cách đào tạo. Từ tháng 7, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học chính thức có hiệu lực. Theo đó,...