Con cái trong nhà suốt ngày cãi nhau thì đây chính là điều mà cha mẹ nên làm thay vì can ngăn
Khi trẻ biết nên ứng xử thỏa đáng thế nào trong cuộc tranh cãi với người khác, trẻ sẽ biết cách tránh những xung đột không cần thiết.
Nếu nhà bạn có vài đứa trẻ, việc chúng thường xuyên cãi nhau chắc hẳn không phải chuyện xa lạ. Chẳng hạn trẻ có thể vì tranh chấp một món đồ chơi mà cãi nhau gay gắt với anh chị em trong nhà. Trong trường hợp đó, bạn nên phản ứng thế nào?
Hãy để trẻ học cách cãi nhau, bởi điều này rất quan trọng.
Khi trẻ biết nên ứng xử thỏa đáng thế nào trong cuộc tranh cãi với người khác, trẻ sẽ biết cách tránh những xung đột không cần thiết. Đây cũng là điều các bậc cha mẹ mong mỏi con mình có thể làm được khi con trưởng thành.
Tranh chấp giúp trẻ hiểu cách kết nối mối quan hệ.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Đối với những đứa trẻ là con một, không có anh chị em trong gia đình, sau khi trẻ lớn lên, trẻ thường gặp khó khăn trong việc giải quyết xung đột liên quan đến các mối quan hệ xã hội. Trẻ có xu hướng tự kiềm chế bản thân để duy trì những mối quan hệ tốt đẹp. Nếu không làm được điều đó, những đứa trẻ là con một có xu hướng trấn áp người khác hoặc đi vào một trạng thái tiêu cực là thiếu quyết đoán.
Những người có kĩ năng giao tiếp “bậc thầy” trong xã hội hầu hết đều có điểm chung là, ngay từ nhỏ, họ đã phát triển cùng với anh chị em của mình.
Trẻ nhỏ vốn không có sở trường sử dụng kĩ năng duy trì mối quan hệ với người khác. Vậy, nếu muốn trẻ học được những kĩ năng giao tiếp xã hội, phương pháp duy nhất chính là cho phép trẻ tranh chấp với người khác.
Thông qua tranh chấp, trẻ sẽ biết được phương pháp nào khiến đối phương sẵn lòng hợp tác với mình, hoặc phương pháp nào hoàn toàn không có tác dụng.
Theo thời gian, trẻ sẽ hiểu được, nếu trẻ đánh vào mặt anh trai của mình, anh trai sẽ không thể tiếp tục đối xử tốt với trẻ. Nếu trẻ không cho phép anh trai, chị gái bước vào phòng chơi với mình, họ cũng sẽ làm điều tương tự với trẻ.
Thông thường, tranh chấp giữa trẻ và anh chị em trong gia đình có liên quan đến quyền lực. Nếu trẻ có anh chị em trong gia đình, tiềm thức của trẻ sẽ tự phân chia vai vế, không gian sinh hoạt (địa bàn), và khả năng tự giải quyết vấn đề (tự lập).
Ảnh minh họa
Khi các con trong nhà cãi nhau, điều bạn có thể làm là duy trì thái độ không can thiệp. Suy cho cùng, trẻ vẫn là trẻ con, bạn không thể thông qua quy tắc công bằng để thay đổi tính nết của trẻ. Ngay cả khi, bạn cố gắng dàn xếp cuộc tranh cãi giữa trẻ và các anh em trong nhà, kết quả vẫn không mấy khả quan.
Lần kế tiếp, nếu thấy các con cãi nhau, thay vì buồn rầu hoặc phiền lòng, bạn nên cảm thấy vui mừng. Bởi đấy là cơ hội tuyệt vời để trẻ học hỏi, rèn luyện kĩ năng giao tiếp xã hội.
Nếu không thể tỏ ra bàng quan khi thấy các con cãi nhau, ít nhất bạn không nên can thiệp, nếu không bạn đang tước đoạt cơ hội phát triển của trẻ.
Theo Cmoney
Cảm xúc nguội lạnh bên chồng sau 8 năm chung sống
Tôi kết hôn đã 8 năm, có một con trai. Nhưng tôi đang rơi vào khủng hoảng khi nhận ra dường như đã lâu, đối với chồng, tôi không còn cảm giác đam mê, cuốn hút nữa.
Bạn hiểu ý tôi muốn nói về những cảm giác khao khát, bị hấp dẫn khi nhìn một người đàn ông mà bạn thích, người đàn ông khiến tim bạn loạn nhịp, người đàn ông khiến bạn bất giác mỉm cười hạnh phúc vì được "sở hữu" anh ấy đúng không? Tôi hoàn toàn không có những cảm giác đó khi nhìn chồng.
Chút rung động ban đầu ngày gặp anh ấy đã hết, ngay cả những gì trước đây ở anh ấy tôi cho là đáng yêu thì bây giờ cũng không còn. Ví dụ hàm răng khểnh và nụ cười hiền lành có phần rụt rè chúm chím của anh ấy trước đây tôi thấy đáng yêu, thì giờ tôi tự hỏi tại sao anh ấy không có hàm răng đều hơn và không cười rộng miệng hơn một chút cho ra dáng đàn ông.
Tất cả những điều còn lại gắn kết tôi với cuộc hôn nhân này là con trai của chúng tôi. Vì có con ở bên cạnh nên tôi cũng bận rộn hơn với yêu thương bé nhỏ. Ngoài thời gian với con, tôi làm việc. Tôi có công việc tốt, bạn bè tốt, và các mối quan hệ xã hội tử tế. Tôi được là chính mình khi ra ngoài làm việc, gặp gỡ mọi người, giao du bạn bè, chỉ lúc ấy tôi mới có cảm giác mình đang yêu đời, còn thấy mình sống có niềm đam mê nào đó.
Về nhà cứ nhìn thấy chồng tôi lại chán. Ngoài con, tất cả ở nhà đối với tôi đều lạnh lẽo, nhạt nhòa. Năm hết Tết đến tới nơi nhưng tôi không thiết tha mua sắm, không có cảm giác hạnh phúc khi trang hoàng nhà cửa, chăm chút cho tổ ấm, cho chồng như những người phụ nữ khác.
Dù chồng rất cố gắng gần gũi vợ, tôi vẫn không thể lấy lại sự nhiệt tình với anh ấy. Đôi khi những cử chỉ chăm sóc của anh còn làm tôi khó chịu. Bản thân tôi cũng ghét chính mình về thái độ, cảm xúc này. Tôi nghĩ giá như chồng tôi cứ thật nhiều khiếm khuyết, giá như anh ấy đừng cần mẫn với vợ con gia đình như vậy, giá như anh ấy ngoại tình, thì tôi lại còn dễ sống và không thấy mình có lỗi.
Tôi phải làm gì với cuộc hôn nhân nguội lạnh này khi phần lớn đều do tôi, và tôi lại không thể điều khiển cảm xúc của mình. Tôi mới kết hôn 8 năm, tương lai vợ chồng còn dài. Chúng tôi sẽ không thể tiếp tục cùng nhau đi đến hết đường đời trong tình trạng thế này, nhưng bỏ chồng, tôi cũng phải có lý do, đằng này tôi không thể tìm thấy một điểm nào đáng chê trách ở một người chồng như anh ấy cả, chỉ là, anh ấy không phải người đàn ông có thể khiến tôi rung động nữa rồi
Theo dantri.com.vn
Phụ nữ khi trẻ thường dại dột làm 5 điều vì chồng con, về già mới hối hận khôn nguôi Phụ nữ à, muốn được người khác yêu thương, trân trọng, trước hết bạn phải trân trọng chính bản thân mình. Từ bỏ công việc, đam mê Là con người, ai cũng có hoài bão, ước mơ và khát khao thăng tiến trong sự nghiệp. Phụ nữ lấy chồng càng phải xem trọng công việc, bởi đấy không chỉ là cơ hội để...