Con cái mong được cha mẹ yêu thương và tôn trọng
Việc học sinh đã bước sang tuổi 18 nhưng thiếu kỹ năng sống, nhất là không biết làm những việc nhỏ nhặt nhất như: gọt trái cây, lau nhà, giặt đồ,… không phải chuyện hiếm trong thời đại hôm nay. Sự bao bọc của cha mẹ quá kỹ khiến cho con cái ‘không thể lớn’ được.
Shutterstock
Có thể nói, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay phổ biến trong ba trường hợp:
Thứ nhất, cha mẹ ôm ấp, bao bọc, che chở con một cách thái quá. Điều này khá phổ biến. Trong mắt cha, con cái lúc nào cũng nhỏ bé, non nớt, cần được quan tâm, chăm sóc, chỉ dẫn, dìu dắt. Dù con đã học bậc THCS, thậm chí đã trở thành học sinh bậc THPT nhưng cha mẹ vẫn chăm sóc và xem con như đứa trẻ bậc mầm non, tiểu học. Điều đó dẫn đến những đứa con mắc bệnh “không chịu lớn”, “ươm mầm” cho con cái luôn muốn dựa dẫm vào cha mẹ. Nếu từ nhỏ ít được cha mẹ quan tâm quá mức, đứa trẻ sẽ khó thể lớn lên với một cuộc sống thể chất và tâm hồn lành mạnh.
Thứ hai, cha mẹ ít quan tâm con cái khiến cho các thành viên trở thành những cá thể riêng biệt, tuy ở một nhà nhưng như người xa lạ, ít liên quan, tác động lẫn nhau. Người lớn có hàng tá lý do để biện hộ cho việc không có thời gian dành cho con cái. Cuộc sống bận rộn với những mối quan tâm riêng khiến cha mẹ và con cái ít tương tác với nhau. Việc tôn thờ tự do cá nhân thái quá cũng khiến các thành viên trong gia đình thiếu quan tâm đến nhau và trở thành “người lạ trong nhà”.
Cả hai trường hợp trên, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái dẫn đến những hậu quả đến bản thân, gia đình và xã hội. Không cần phải phân tích – mổ xẻ, người lớn đều biết như thế song nhiều bậc cha mẹ vẫn quan tâm con cái như thế.
Thứ ba, cha mẹ luôn yêu thương và tôn trọng con cái. Con cái là những cá thể riêng và độc lập nhưng điểm chung giữa cha mẹ và con cái là sự gắn kết, chia sẻ với nhau. Đây chính là tình yêu thương thực thụ mà cha mẹ dành cho con cái của mình: yêu thương và tôn trọng. Con cái cần sự quan tâm của cha mẹ điều đó.
Việc cha mẹ bao bọc khiến con ít vấp ngã, ít phạm sai lầm và luôn cảm thấy mình được yêu thương (thành công nào mà chẳng nếm trải những thất bại, yêu thương nào mà chẳng có sự nghiêm khắc). Tuy nhiên điều đó cũng làm con cái khó chịu, thậm chí là phải sống trong sự ngột ngạt, mất tự do. Từ đó dẫn đến mất khả năng tự lập, tự quyết. Và hậu quả: sinh ra trầm cảm hoặc ỷ lại. Yêu thương và tôn trọng con cái, hiểu rằng con cũng cần có đời sống độc lập, cha mẹ sẽ đối xử với con bình đẳng trên cơ sở gắn kết, thấu hiểu, quan tâm. Như vậy sẽ “cởi trói” cho chính mình và các con.
Khi cha mẹ tạo cho con một đời sống tương đối độc lập sẽ khiến con có cơ hội trưởng thành trong tầm kiểm soát của cha mẹ mà không cảm thấy bức bối, ngột ngạt. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng tốt đẹp vì con cảm thấy mình được yêu thương và tôn trọng. Đó là yếu tố quan trọng trong mỗi gia đình.
Hãy quan tâm con mỗi ngày bằng tình yêu thương và sự tôn trọng!
Theo thanhnien
Giáo dục không bạo lực- đích đến tích cực trong nuôi dạy trẻ
Trước thực trạng các hành vi vi phạm quyền trẻ em diễn ra hàng ngày, hàng giờ, nhiều trường hợp cha mẹ, người chăm sóc trẻ, thầy cô giáo sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể và tinh thần trẻ, tuy nhiên những đối tượng này vẫn không ý thức được rằng các hành vi đó là vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền trẻ em cũng như chưa nhận thức được rằng trừng phạt thể chất và tinh thần không mang lại kết quả tích cực về giáo dục như họ mong đợi.
Chiến dịch "Lan tỏa yêu thương - Giáo dục không bạo lực" đã được phát động. Chiến dịch năm 2018 tập trung vào nâng cao nhận thức của cha mẹ, người chăm sóc trẻ, thầy cô giáo, các bên liên quan và công chúng và loại bỏ những hình thức trừng phạt thể chất, tinh thần với trẻ em; chấm dứt việc so sánh, phân biệt đối xử với trẻ em và thúc đẩy phương pháp giáo dục không bạo lực trong quá trình nuôi dạy trẻ.
Chiến dịch đưa ra những thông điệp và cũng là những giải pháp rất cụ thể "#Ngừngđánhcon, #Ngừngquátmắngcon #Cùngcontìmgiảipháp, #Conlàduynhất,saophảisosánh" - và với mong muốn các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ và cả các thầy cô giáo có thể thử thách bản thân thực hiện các thông điệp - giải pháp này trong việc giáo dục con trẻ.
Bốn thông điệp được chương trình đưa ra: Trẻ em cần được đảm bảo quyền không bị phân biệt đối xử và không bị so sánh; Cha mẹ, người chăm sóc trẻ và thầy cô giáo cần áp dụng các biện pháp giáo dục tích cực, không dùng bạo lực để giáo dục trẻ; Thực hành phương pháp giáo dục yêu thương không bạo lực hàng ngày sẽ vun đắp tình cảm gia đình, thầy trò và giúp trẻ phát triển toàn diện, tích cực; Trẻ em cần biết cách tự bảo vệ mình và lên tiếng khi bị trừng phạt về thể chất và tinh thần.
Diễn ra từ tháng 10 đến giữa tháng 11/2018, chiến dịch là sự tiếp nối của Chiến dịch "#Ngừngđánhcon, #Ngừngquátmắngcon #Cùngcon tìmgiảipháp" năm 2017, với hàng loạt các hoạt động tập huấn, truyền thông cộng đồng, truyền thông xã hội, và đối thoại chính sách tại Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình cũng đã được khởi động với các chiến dịch "Con là duy nhất- sao phải so sánh?", nói chuyện chuyên đề tại cộng đồng, sinh hoạt câu lạc bộ cha mẹ tốt về chủ đề "Phương pháp giáo dục tích cực", tọa đàm về thực hành phương pháp giáo dục tích cực; Đối thoại chính sách giữa cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, trẻ em và các bên liên quan nhằm thúc đẩy việc thực thi quyền trẻ em và thúc đẩy giáo dục tích cực, các sự kiện truyền thông tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Chiến dịch được triển khai với sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương và địa phương với các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế từ Bắc vào Nam nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc nâng cao nhận thức của cha mẹ, người chăm sóc trẻ, thầy cô giáo, các bên liên quan và cộng đồng về loại bỏ những hình thức bạo lực, xâm hại trẻ em; chấm dứt phân biệt đối xử với trẻ em và thực hành phương pháp giáo dục yêu thương, không bạo lực trong quá trình nuôi dạy trẻ.
Quỳnh Nga
Theo toquoc
Học sinh Việt Nam giành giải ba quốc tế cuộc thi viết thư UPU Vượt qua nhiều học sinh khắp thế giới, bức thư mượn hình ảnh ông già Noel của Nguyễn Thị Bạch Dương đoạt huy chương đồng. Ngày 9/10, Liên minh Bưu chính thế giới công bố danh sách quốc gia đoạt giải quốc tế cuộc thi "Viết thư quốc tế UPU" lần thứ 47. Giải nhất thuộc về Chara Phoka (13 tuổi, đến từ...