Con cái được cha mẹ quan tâm đến cuộc sống ở trường dễ cải thiện thành tích học tập

Theo dõi VGT trên

Một nghiên cứu mới cho thấy, trẻ em sẽ có xu hướng học tập tốt hơn khi được cha mẹ quan tâm cũng như tham gia vào cuộc sống ở trường của chúng.

Các bậc phụ huynh hãy quan tâm đến cuộc sống ở trường của con cái. Bởi điều ấy có thể cải thiện thành tích học tập của trẻ. Đó là kết quả một công trình nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục ở Anh.

Con cái được cha mẹ quan tâm đến cuộc sống ở trường dễ cải thiện thành tích học tập - Hình 1

Theo khảo sát, từ xưa tới nay mức thu nhậptrình độ học vấn, tức tình trạng kinh tế xã hội của cha mẹ, thường ảnh hưởng tốt đến thành công của con cái. Trẻ từ các gia đình có tình trạng kinh tế xã hội cao hơn thường đạt kết quả học tập tốt hơn nên hay nhận cái kết có hậu là vào được đại học để tiếp tục học lên cao. Ngược lại, trẻ em từ các gia đình thu nhập thấp có ít cơ hội được hưởng mức giáo dục ngang bằng với các bạn đồng lớp nhưng giàu có. Chúng khó tiếp tục theo đuổi chữ nghĩa sau khi tốt nghiệp, và tất nhiên là cũng khó trở thành những chuyên gia lão luyện trong lĩnh vực đeo đuổi như con nhà giàu. Vòng luẩn quẩn bất bình đẳng giữa kinh tế và học vấn ấy luôn là một thực thể của xã hội.

Con cái được cha mẹ quan tâm đến cuộc sống ở trường dễ cải thiện thành tích học tập - Hình 2

Tuy nhiên, nghiên cứu mới lại chứng minh chu kỳ ấy có thể bị phá vỡ, và một đứa trẻ vẫn có thể được hưởng một tương lai tốt hơn. Phần lớn sự thay đổi ấy phụ thuộc vào mức độ tham gia của các bậc trưởng thượng trong gia đình vào việc học của chúng. Bố mẹ nào càng chủ động quan tâm đến môi trường học đường của con, hiệu suất học hành của trẻ càng tiến triển, cũng có nghĩa là chúng sẽ đắc thủ cơ hội học lên cao hơn, vượt qua sự bất bình đẳng cố hữu trong xã hội về giáo dục. Sự quan tâm của cha mẹ đến việc học của con cái sẽ gián tiếp bù đắp lại những thất thế về tình trạng kinh tế xã hội của họ.

Con cái được cha mẹ quan tâm đến cuộc sống ở trường dễ cải thiện thành tích học tập - Hình 3

Như vậy, chính thái độ của một gia đình đối với nhà trường đã tác động đến cơ hội trẻ được tiếp tục học lên cao sau đại học. Tình trạng kinh tế xã hội của cha mẹ không chỉ quyết định cơ hội, mà ảnh hưởng đến cả động cơ học hành của con nữa. Có một trái khoáy là trong số các gia đình ít học, 13,5% cha mẹ giàu có thổ lộ họ không muốn con mình theo đại học, trong khi tỷ lệ ấy là gần 50% đối với bậc phụ huynh có thu nhập thấp. Lại nữa, ở các gia đình quan tâm đến việc học hành của con cái, tỷ lệ trẻ không tiếp tục học lên cao lại thường xấp xỉ như nhau, bất chấp cha mẹ chúng giàu hay nghèo.

Con cái được cha mẹ quan tâm đến cuộc sống ở trường dễ cải thiện thành tích học tập - Hình 4

Vậy thế nào là một bậc cha mẹ quan tâm đến môi trường học hành của trẻ? Cơ bản, đó là những phụ huynh năng tiếp xúc gắn bó với giáo viên, để ý đến điểm bài cũng như các sự kiện diễn ra trong lớp học của con. Xét mặt này có tới 90 phần trăm các gia đình đạt chuẩn. Từng ấy đóng góp của cha mẹ cũng đủ cho con cái học hành tấn tới so với trẻ mà cha mẹ làm lơ.

Riêng với những cha mẹ quan tâm sâu sát hơn, như để ý đến bài tập ở nhà của con, tham gia vào hội phụ huynh và góp phần vào tổ chức điều hành chính sách giáo dục tại trường trong cộng đồng địa phương – họ vốn thường là các ông bố bà mẹ có tình trạng kinh tế xã hội tốt – con cái của những gia đình này thường là các học sinh giỏi hay xuất sắc.

HẢI NGƯ

Theo economictimes.indiatimes.com

Bỏ thi học sinh giỏi các cấp, trường chuyên lớp chọn trá hình sẽ hết đất sống

Có nhiều học sinh ngồi nhầm lớp, trong đó có nguyên nhân do việc duy trì hình thức lớp chọn trong trường phổ thông.

LTS: Đưa ra nguyên nhân tồn tại, những bất cập và một số giải pháp để xóa bỏ mô hình trường chuyên, lớp chọn, thầy Bùi Nam đã có bài viết chia sẻ.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Sau 2 bài viết "Nên bỏ trường chuyên" và "Không muốn nuôi "gà chọi", nhiều người đồng tình bỏ trường chuyên" của tác giả Hữu Sơn đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, tôi rất đồng tình ý kiến với tác giả.

Theo tác giả, việc duy trì mô hình học tập có trường chuyên đã không còn hiệu quả chỉ gây lãng phí cho nhà nước, gây ra sự bất bình đẳng giữa người học....

Cũng theo tác giả Hữu Sơn, ngành giáo dục cần kiên quyết loại bỏ, đừng níu kéo, cố giữ nữa, chỉ thêm khổ con em và nhân dân.

Theo cá nhân tôi, cần xóa bỏ không chỉ mô hình trường chuyên, mà ngay cả các lớp chọn trong trường phổ thông cũng phải dẹp bỏ.

Xóa mô hình trường chuyên, lớp chọn là việc làm cấp thiết để tạo sự công bằng, bình đẳng giữa người học, là việc làm nhân văn, hợp với xu thế phát triển của thế giới.

Bỏ thi học sinh giỏi các cấp, trường chuyên lớp chọn trá hình sẽ hết đất sống - Hình 1

Không chỉ bỏ trường chuyên mà phải bỏ luôn các lớp chọn (Ảnh minh họa: TTXVN).

Từ Nghị quyết Trung ương đến các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều quy định không được tổ chức lớp chọn trong trường phổ thông ở tất cả các cấp, bậc học trừ các trường năng khiếu và thể dục thể thao.

Nhưng hiện nay hầu như tất cả các trường phổ thông trong cả nước từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông vẫn còn cố tình lách luật duy trì hình thức lớp chọn.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã từng phát biểu:

"Nhằm đảm bảo sự công bằng về điều kiện học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo không thừa nhận bất kỳ sự tồn tại của lớp chọn nào trong trường phổ thông, nếu trường nào vi phạm, còn để hình thức lớp chọn tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào đều bị xử lý nghiêm".

Nhưng các trường phổ thông lấy lý do là nên duy trì lớp chọn để tạo mũi nhọn hay nói đúng hơn là duy trì thành tích có học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh, quốc gia.

Theo tôi, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định không duy trì lớp chọn là việc làm rất đúng đắn, duy trì lớp chọn sẽ tạo ra sự bất công, mất bình đẳng trong môi trường giáo dục, kéo theo chất lượng học tập, đạo đức của học sinh toàn trường tụt dốc.

Mục đích duy nhất duy trì hình thức lớp chọn là kỳ thi học sinh giỏi

Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo không cho phép tổ chức lớp chọn trong trường phổ thông ở tất cả các cấp học, bậc học và chỉ cho phép các trường chuyên ở bậc trung học phổ thông mở các lớp chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh...

Nhưng lấy lý do có kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh (học sinh lớp 9), kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia (học sinh lớp 12) nên các trường tìm mọi cách lách luật để duy trì các lớp chọn trong trường phổ thông.

Để lách luật và "qua mặt" các đoàn kiểm tra, các trường tổ chức các lớp chọn dưới danh nghĩa không đặt lớp chọn ở các lớp đầu như 6/1, 7/1...mà tổ chức các lớp chọn ở cuối hoặc lớp giữa như 6/4, 7/3...là các lớp chọn.Ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông từ lớp 6 đến lớp 12, nhà trường lập ra các lớp chọn với mục đích duy nhất là luyện "gà chọi" để cạnh tranh tỷ lệ học sinh giỏi, cạnh tranh thành tích học sinh giỏi để làm đẹp các báo cáo hay làm căn cứ xét thi đua cho các trường.

Thật ra rất dễ để các đoàn kiểm tra phát hiện ra việc tồn tại kiểu lách luật các lớp chọn như chỉ cần kiểm tra danh sách kèm kết quả học sinh đầu năm hoặc cuối năm chỉ cần người có mắt tinh tường nhìn vào các em học sinh trong lớp thì biết ngay đó là lớp chọn mà thôi.

Nhưng các cấp quản lý cũng vì lý do thi học sinh giỏi, nếu không duy trì hình thức lớp chọn sẽ mất đi các em thi học sinh giỏi đạt kết quả cao, vì thành tích của trường, của địa phương nên nhiều cán bộ quản lý giáo dục đã cố tình làm ngơ cho các vi phạm của các trường.

Thậm chí nhiều trường phổ thông duy trì từ 2 đến 3 lớp chọn cho mỗi khối.
Lớp chọn kéo theo chất lượng chung của trường đi xuống, bất công cho người học, mất đoàn kết nội bộ.

Chất lượng học sinh đại trà trong trường phổ thông hiện nay không cao, nhiều học sinh có học lực trung bình, yếu nhưng việc mỗi khối lớp chọn ra các em học sinh giỏi, khá và tập trung vào các lớp chọn nên khi lấy ra được các lớp chọn thì các lớp còn lại chủ yếu là học sinh trung bình, yếu.

Các lớp còn lại học tập rất yếu không có yếu tố cạnh tranh, không có nhân tố có học lực khá, giỏi để cạnh tranh hay để thúc đẩy các học sinh khác cùng phát triển.

Bên cạnh đó, vì các lớp còn lại chủ yếu là học sinh trung bình, yếu nên khi vào lớp giáo viên cũng rất khó dạy, học sinh thì yếu và không có học sinh phát biểu hay học sinh giải được các bài toán.

Điều này chỉ có lợi cho lớp chọn và có lợi cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi, thi học sinh giỏi các cấp.

Nhưng hệ lụy của nó là tất cả các lớp còn lại học tập sa sút, xuống cấp, học sinh thụ động, sức ỳ trong giáo dục tăng lên, mất đi sự công bằng trong giáo dục, mất đi ý nghĩa của câu nói "dành mọi điều tốt đẹp nhất cho người học" .

Trong lớp học có nhiều học sinh giỏi thì sẽ kéo theo các học sinh khác cùng tiến bộ, có nhiều học sinh ngoan sẽ kéo theo nhiều học sinh ngoan đó chính là nguyên lý muôn đời của giáo dục.

Tục ngữ có câu "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".

Việc duy trì một lớp chọn gần như toàn bộ học sinh giỏi, ngoan còn ở các lớp còn lại chỉ còn lại học sinh trung bình, yếu thậm chí chưa ngoan là cách làm phản giáo dục.

Rõ ràng đó là sự mất mát lớn của các em học sinh, đó là sự bất công, bất bình đẳng trong môi trường giáo dục và kìm hãm sự phát triển chung của cả trường.

Không những thế, khi hình thành các lớp chọn thì việc lựa chọn giáo viên dạy các lớp chọn cũng theo kiểu "chọn mặt gửi vàng". Giáo viên được phân công dạy lớp chọn là những giáo viên có chuyên môn tốt, nhiệt tình, dạy tốt.

Điều này kéo theo lợi ích nhóm trong việc "chạy" học sinh vào lớp chọn;Nên thêm một bất công lớn nữa là các em học sinh học lớp thường đã bị xếp học sinh lớp yếu nay lại mất đi cơ hội được học những thầy cô giỏi, nhiệt tình, tâm huyết.

Giáo viên "chạy" được dạy lớp chọn, vì giáo viên nào dạy được lớp chọn thì sẽ dạy thêm được học sinh khá nhiều, chỉ có học sinh các lớp còn lại là thiệt thòi trăm bề.

Các giáo viên thì tranh nhau được dạy lớp chọn, vì sẽ không lo bị cắt thi đua do chất lượng, duy trì sĩ số, lên lớp thẳng... dẫn đến "chạy" lãnh đạo nhà trường.

Giáo viên không được dạy lớp chọn thì bị thiệt thòi, ức chế, bất công,...nên tạo thêm sự bất mãn của các giáo viên không được dạy lớp chọn, tạo nên sự mất đoàn kết nội bộ năm này qua năm khác.

Chỉ có một điều lợi cho việc học sinh giỏi mà kéo theo chất lượng học tập của cả trường và tinh thần, thái độ học tập đều đi xuống, bất công giữa người học, người dạy, mất đoàn kết nội bộ, có đáng như thế không?

Những giải pháp thực hiện mô hình trường học không lớp chọn

Hiện nay, nhiều trường học trên thế giới đã bỏ hình thức lớp chọn chỉ duy trì hình thức xếp lớp duy nhất là chia đều học sinh ở tất cả các lớp, đó là sự công bằng trong giáo dục.

Nhưng vì vẫn duy trì kỳ thi học sinh giỏi nên ở nước ta vẫn tồn tại hình thức lớp chọn trên.

Theo tôi nên ngừng việc tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh, quốc gia ở tất cả các cấp học qua đó xóa bỏ hoàn toàn các lớp chọn trong trường phổ thông.

Có ý kiến cho rằng, nên duy trì lớp chọn ở khối lớp 9 và lớp 12 để tập trung học sinh giỏi vào thi học sinh giỏi, tôi cho rằng ý kiến trên là thiển cận, chủ quan.

Học sinh lớp cuối cấp là lớp 9, lớp 12 rất quan trọng trong việc thi tuyển sinh vào lớp 10 hay tuyển sinh vào các trường cao đẳng, đại học. Nếu duy trì 2 lớp chọn cuối cấp thì "hại" nhiều hơn "lợi".

Nếu vẫn duy trì thi học sinh giỏi thì có thể chọn học sinh ở các lớp khác nhau bồi dưỡng không nhất thiết phải có lớp chọn.Không duy trì lớp chọn sẽ khiến chất lượng và thái độ học tập chung của trường nâng lên, điều đó sẽ làm cho chất lượng thi tuyển sinh vào lớp 10 và tuyển sinh đại học sẽ nâng lên.

Xin đừng chú trọng duy nhất mũi nhọn mà quên đi cái quan trọng mà nhân dân cần đó là chất lượng đại trà.

Theo tôi nên xóa bỏ hình thức lớp chọn trong các trường phổ thông theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

Qua đây kêu gọi các cơ quan báo chí, nhân dân nếu phát hiện cơ sở giáo dục nào vi phạm báo về Bộ Giáo dục và Đào tạo để xử lý.

Tại các trường phổ thông phân bố đều học sinh giỏi tập trung ở các lớp, tại mỗi lớp các học sinh giỏi phân bố đều trên từng dãy bàn, không để tập trung học sinh giỏi vào khu vực để các em học sinh có học lực khá giỏi giúp đỡ, kéo theo các học sinh khác cùng phát triển.

Hiện nay, chất lượng học sinh yếu, kém đã đến mức báo động, bằng chứng là có nhiều học sinh ngồi nhầm lớp trong đó có nguyên nhân là do việc duy trì hình thức lớp chọn trong trường phổ thông.

Để tạo sự công bằng trong giáo dục, tạo môi trường học tập cạnh tranh, lành mạnh, bình đẳng... đã đến lúc phải xử lý nghiêm minh sự vi phạm của các cơ sở giáo dục vẫn "lén lút" duy trì hình thức lớp chọn trong trường phổ thông, đừng tạo nên sự bất công quá lớn của người học, người dạy.

Đó cũng chính là cách thức tốt nhất để thúc đẩy sự công bằng và hướng đến toàn bộ học sinh học tập tốt nhất.

Xin một lần nữa nhắc lại câu chốt trong bài viết của tác giả Hữu Sơn "Mô hình giáo dục nào không còn hiệu quả thì Nhà nước, ngành giáo dục cần kiên quyết loại bỏ, đừng níu kéo, cố giữ nữa, chỉ thêm tội lỗi với con em và nhân dân".

Theo giaoduc.net.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Công an cảnh báo mối nguy hại từ "chiếc váy hồng 2 dây" hot nhất mạng xã hộiCông an cảnh báo mối nguy hại từ "chiếc váy hồng 2 dây" hot nhất mạng xã hội
10:17:29 23/02/2025
Cả mạng xã hội liên tục nhắc tên Phạm Thoại và mẹ bé Bắp: Chuyện gì đang xảy ra?Cả mạng xã hội liên tục nhắc tên Phạm Thoại và mẹ bé Bắp: Chuyện gì đang xảy ra?
10:21:01 23/02/2025
Nhân chứng kể khoảnh khắc phát hiện 2 mẹ con bị sát hại ở Bình DươngNhân chứng kể khoảnh khắc phát hiện 2 mẹ con bị sát hại ở Bình Dương
07:07:48 23/02/2025
Bị bệnh thập tử nhất sinh, con gái lớn chăm sóc ngày đêm, con gái út chỉ ghé thăm nhưng sau khi xuất viện, tôi liền giao tài sản cho con útBị bệnh thập tử nhất sinh, con gái lớn chăm sóc ngày đêm, con gái út chỉ ghé thăm nhưng sau khi xuất viện, tôi liền giao tài sản cho con út
09:10:07 23/02/2025
Sao Việt 23/2:Trường Giang trẻ trung, Vân Dung hài hước 'bắt trend' người đẹpSao Việt 23/2:Trường Giang trẻ trung, Vân Dung hài hước 'bắt trend' người đẹp
08:19:46 23/02/2025
Cặp vợ chồng sản xuất hơn 300 tấn cà phê giả bán ra thị trườngCặp vợ chồng sản xuất hơn 300 tấn cà phê giả bán ra thị trường
07:42:36 23/02/2025
Lộ danh tính sao nam Vbiz sẽ thay thế Trấn Thành, Trường Giang?Lộ danh tính sao nam Vbiz sẽ thay thế Trấn Thành, Trường Giang?
06:09:25 23/02/2025
4 ngôi sao Hoa ngữ nổi tiếng nhất ở Việt Nam: Triệu Lệ Dĩnh chịu thua 1 mỹ nam càng diễn dở càng đông fan4 ngôi sao Hoa ngữ nổi tiếng nhất ở Việt Nam: Triệu Lệ Dĩnh chịu thua 1 mỹ nam càng diễn dở càng đông fan
05:54:55 23/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thông tin mới nhất vụ cầm dao xông vào FPT Shop cướp tiền

Thông tin mới nhất vụ cầm dao xông vào FPT Shop cướp tiền

Pháp luật

11:40:28 23/02/2025
Trương Hùng Đức là đối tượng đã thực hiện hành vi cướp tài sản tại cửa điện thoại FPT Shop (số 149 Phạm Văn Đồng, phường Linh Tây TP Thủ Đức) vào đầu giờ chiều cùng ngày.
Không nhận ra con gái út của Quyền Linh trong diện mạo cực sexy này

Không nhận ra con gái út của Quyền Linh trong diện mạo cực sexy này

Netizen

11:39:45 23/02/2025
Mới đây, Hạt Dẻ đăng tải clip quay cận cảnh nhan sắc. Cô nàng trang điểm theo tone khói - nude vừa sang chảnh vừa gợi cảm, cuốn hút. Diện mạo mới này khác hẳn hình ảnh thường thấy của Hạt Dẻ, gợi liên tưởng đến những hot girl Âu - Mỹ.
Ngày càng có nhiều người theo đuổi "làm việc nhà kiểu lười": Chỉ khi trải nghiệm bạn mới biết nó thú vị thế nào!

Ngày càng có nhiều người theo đuổi "làm việc nhà kiểu lười": Chỉ khi trải nghiệm bạn mới biết nó thú vị thế nào!

Sáng tạo

11:37:07 23/02/2025
Khi dọn nhà, dám cá nhiều người sẽ luôn có suy nghĩ làm thế nào để có thể giữ cho ngôi nhà của mình luôn gọn gàng với ít công sức và thời gian nhất.
"Team qua đường" bắt gặp Vũ Cát Tường và vợ, 1 hành động vô tình bị chú ý

"Team qua đường" bắt gặp Vũ Cát Tường và vợ, 1 hành động vô tình bị chú ý

Sao việt

11:19:10 23/02/2025
Hậu về chung nhà, Vũ Cát Tường thoải mái chia sẻ về bạn đời, flex cô trên mọi nền tảng. Mới đây, team qua đường còn bắt trọn khoảnh khắc Thu Trang hộ tống Vũ Cát Tường trong đêm diễn tại Đà Lạt.
Người đàn ông bỏ việc đi khắp nơi chụp ảnh chó

Người đàn ông bỏ việc đi khắp nơi chụp ảnh chó

Lạ vui

11:06:14 23/02/2025
Sau khi nhận ra bản thân đặc biệt thích chụp ảnh chó, John Fabiano (Mỹ) quyết định bỏ việc đi khắp thế giới ghi lại hình ảnh về loài động vật này.
Bức ảnh vạch trần bộ mặt giả dối của "em gái" Jang Wonyoung

Bức ảnh vạch trần bộ mặt giả dối của "em gái" Jang Wonyoung

Nhạc quốc tế

11:04:17 23/02/2025
Đang nhận được sự mến mộ chưa được lâu thì mới đây, Kya (1 lần nữa) bị đào lại hành động được cho là mỉa mai Jang Wonyoung.
Lịch âm 23/2 - Xem lịch âm ngày 23/2

Lịch âm 23/2 - Xem lịch âm ngày 23/2

Trắc nghiệm

11:02:39 23/02/2025
Xem lịch âm: Dương lịch 23/2/2025; Âm lịch: 26/1/2025. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ...
Món ngon khó cưỡng từ loại rau không tốn 1 xu, có nhiều mùa Xuân cực tốt cho sức khỏe

Món ngon khó cưỡng từ loại rau không tốn 1 xu, có nhiều mùa Xuân cực tốt cho sức khỏe

Ẩm thực

10:53:53 23/02/2025
Bạn có thể tận dụng rau tề thái để chế biến nhiều món ngon, từ làm bánh đến xào, nấu canh đều rất ngon, tốt cho sức khỏe mà lại không tốn tiền.
Lý do Văn Quyết nhường cả 2 quả penalty cho ngoại binh

Lý do Văn Quyết nhường cả 2 quả penalty cho ngoại binh

Sao thể thao

10:53:51 23/02/2025
Trong chiến thắng 3-0 của Hà Nội trước HAGL tại vòng 14 V-League 2024/25, đội trưởng Nguyễn Văn Quyết chủ động trao quyền đá penalty cho Bobicanec và Pedro, giúp đồng đội có bàn thắng giải tỏa sức ép tâm lý.
Tiêu điển trong ngày: Kịch bản khó đoán

Tiêu điển trong ngày: Kịch bản khó đoán

Thế giới

10:42:47 23/02/2025
Cũng theo các cuộc thăm dò cử tri, ông Merz có cơ hội lớn nhất để trở thành thủ tướng Đức. Liên minh trung hữu của ông là lực lượng đối lập lớn nhất trong quốc hội năm 2021, sau 16 năm cầm quyền dưới thời cựu Thủ tướng Angela Merkel.
Làn da của người lười bôi kem chống nắng

Làn da của người lười bôi kem chống nắng

Làm đẹp

09:23:16 23/02/2025
Tia UV không chỉ tác động đến bề mặt da mà còn thâm nhập vào sâu bên trong, làm suy yếu hệ miễn dịch của da. Điều này khiến da dễ bị tổn thương, khó phục hồi và dễ bị nhiễm trùng hơn.