Con bẽ mặt vì giáo viên dạy thêm là người quen của bố mẹ
Thấy cậu con trai lớp 9 nằng nặc xin nghỉ học thêm môn Toán, chị Hoàng Hải Minh (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) rất bất ngờ. Chị kiên quyết không đồng ý bởi giáo viên dạy thêm là người quen của chồng chị, dạy giỏi có tiếng. Chỉ đến khi con tiết lộ lý do, chị thực sự ngỡ ngàng.
Cho con học thêm nhà giáo viên là người quen khiến chị Hải Minh rất yên tâm. Ảnh minh họa
Hướng cho con trai lớp 9 thi chuyên nên chị Hải Minh bàn với chồng cũ tìm giáo viên giỏi cho con. Rất may, qua bạn bè của mình, anh mau chóng quen thân được thầy giáo dạy giỏi có tiếng của quận, chỉ mở lớp dạy cho học sinh thi vào lớp 10 chuyên ở Hà Nội.
Gửi con vào học, chị Hải Minh vô cùng yên tâm. Thời gian đầu, nghe thầy thường xuyên phản hồi rằng con học tốt, có ý thức và tập trung, chịu khó làm bài tập ở nhà, chị Hải Minh rất kỳ vọng vào con. Đúng là có giáo viên dạy thêm là người quen, lại là thầy giáo dạy giỏi, chẳng có gì tốt hơn. Có thầy sát sao chỉ bảo, bố mẹ không phải lo lắng gì nhiều.
Thế nhưng, thời gian tốt đẹp đó chỉ kéo dài được 4 tháng đầu. Sau đó, thấy con trai thỉnh thoảng phàn nàn rằng không thích cách dạy của thầy, thầy dạy quá nhanh, con không theo kịp, chị Hải Minh chỉ biết động viên con phải cố gắng hơn nữa. Thế nhưng, càng học cậu càng thấy chương trình thi chuyên rất khó so với khả năng của cậu. Chị Hải Minh thường xuyên nhắc nhở con phải chịu khó làm bài tập. Chỉ có cách ấy mới có thể theo kịp được cách dạy của thầy.
Thấy con trai dè dặt xin mẹ nghỉ học thêm để tập trung cho kỳ thi vào lớp 10 trường THPT công lập nhưng chị Hải Minh không đồng ý. Chị cho rằng con chưa thực sự nỗ lực dù bố mẹ đã đầu tư không ít tiền bạc vào việc học thêm cho con. Con trai chị lại cặm cụi đi học thêm trong sự miễn cưỡng.
Dịp đó, thỉnh thoảng chị lại nhận được điện thoại của thầy giáo phản ánh về việc học thiếu tập trung của con, thậm chí nhiều hôm còn đến học muộn nửa tiếng. Nghe thầy giáo nói như vậy, chị vô cùng tức giận. Chị quát mắng và chì chiết con rất nhiều. Bởi, chị đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào con.
Đợi mẹ bình tĩnh, cậu con trai mới ngồi nói chuyện với mẹ. Cậu không thích phương pháp dạy của thầy, thầy chỉ lướt qua kiến thức cơ bản mà giao luôn những bài tập khó khiến cậu không theo kịp. Ngoài ra, có một chuyện mà cậu không thích ở thầy, đó là thầy làm cậu bẽ mặt với các bạn cùng lớp học thêm. Điều đó chạm vào lòng tự trọng, sĩ diện của cậu con trai mới lớn.
Video đang HOT
Khi mẹ hỏi mãi thì cậu mới ấp úng tiết lộ. Thì ra, biết hoàn cảnh bố mẹ ly hôn, bố lại lấy người vợ sau kém nhiều tuổi, thầy đã “nửa đùa nửa thật” trêu cậu: Cố mà học giỏi để sau này giàu có rồi lấy được vợ trẻ như bố ấy; Không học giỏi thì thằng em khác mẹ nó hưởng hết gia tài của bố đấy…
Cậu tức giận cho biết: Thầy làm con vô cùng xấu hổ với các bạn. Thầy lấy chuyện riêng tư của gia đình mình để trêu chọc con, con không thể chấp nhận được. Chính vì cách “tếu táo” của thầy không tế nhị nên con đã phản ứng bằng việc đến muộn nửa tiếng. Con muốn mẹ tìm cho con giáo viên khác, tốt nhất là không quen không thân với bố mẹ.
Nghe lý do con nói, chị lập tức đồng ý cho con nghỉ học thêm ở đó.
Đan Linh
Theo phunuvietnam
Cách giảm gánh nặng môn tiếng Anh cho học sinh thi vào lớp 10
Theo hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, trước khi đến lớp, các em cần chuẩn bị tốt bài ở nhà, đọc kỹ sách giáo khoa và làm bài tập.
Năm nay, thay vì chỉ thi 2 môn Toán và Ngữ văn như những năm trước, học sinh Thủ đô sẽ dự thi 4 môn gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và một môn khác. Việc tăng gấp đôi môn thi và không có sự chuẩn bị từ trước khiến nhiều học sinh cuối cấp THCS lo lắng. Áp lực càng tăng lên khi chỉ có 60-62% số học sinh tốt nghiệp THCS sẽ được tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập của Hà Nội. Số còn lại sẽ theo học tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên và học nghề.
Trong khi hai môn Văn, Toán không thay đổi so mọi năm thì Ngoại ngữ đang là trở ngại lớn với nhiều học sinh cuối cấp hai.
Nam Anh, một học sinh lớp 9, cho biết, do tập trung học Toán, Văn để thi vào lớp 10 nên tiếng Anh bị mất gốc, cậu cảm thấy rất áp lực vì chỉ còn thời gian ngắn nữa nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Tâm lý bị động cộng với lỗ hổng kiến thức là điều mà không chỉ Nam Anh gặp phải trong kỳ thi sắp tới.
Ở Hà Nội, nhiều phụ huynh đầu tư cho con đi học tiếng Anh ở trung tâm từ nhỏ. Ưu điểm của các bạn này là thiên về phản xạ, giao tiếp, tuy nhiên không phải chương trình học nào cũng đồng bộ với trên lớp. Mặt khác, nhiều học sinh đi du học chỉ tập trung trau dồi vốn tiếng Anh nên không chú tâm học các môn khác. Việc phải thi 4 môn đòi hỏi các em học đều, khối lượng kiến thức lớn.
Trước kỳ thi quan trọng, nỗi lo đó không chỉ dừng lại ở các sĩ tử mà các bậc phụ huynh cũng "đứng ngồi không yên". Chị Nguyễn Diệu Linh, Hà Nội, có con sắp vào lớp 10, chia sẻ: "Để chuẩn bị cho kỳ thi này, vợ chồng tôi và con đã lên kế hoạch từ những ngày đầu cấp".
Chị Hằng, Thanh Xuân, Hà Nội khá bối rối khi đứa thứ hai của chị sắp bước vào kỳ thi lớp 10: "Nghĩ về những ngày sắp tới, tôi thực sự thấy thương con mình". Cùng nỗi lo của bà mẹ có con chuyển cấp, thay vì ngồi một chỗ để lo, chị Quyên, Cầu Giấy, Hà Nội, tất tưởi đi tìm trung tâm luyện thi tiếng Anh cho con. Lần đầu tiên môn Ngoại ngữ được đưa vào kỳ thi lớp 10, chị và con đều lo lắng.
Gỡ nút tiếng Anh trước các kỳ thi
Thầy Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức cho rằng, ngoại ngữ là môn học để hội nhập. Do vậy, việc đưa môn học này để làm yêu cầu bắt buộc cho kỳ thi tuyển sinh vào các lớp đầu cấp là hợp lý.
Đề thi minh họa tiếng Anh đòi hỏi học sinh đáp ứng 3 mức độ nhận thức: nhận biết - thông hiểu - vận dụng ở mức độ thấp. Số lượng câu hỏi yêu cầu học sinh phải đạt mức độ vận dụng cao chỉ chiếm 15%, chủ yếu dành cho các bạn mong muốn đạt được điểm 9, 10.
Các em cần dành một vài tuần ôn tập lại kiến thức từ lớp 6, 7, 8 và tập trung nhiều cho chương trình lớp 9. Trước khi đến lớp, các em cần chuẩn bị tốt bài ở nhà, đọc kỹ sách giáo khoa và làm bài tập. Trên lớp, các em cần chú ý nghe hướng dẫn, tích cực luyện tập và phối hợp học cùng bạn bè.
Đồng thời, việc đầu tư tiếng Anh cũng sẽ có hiệu quả lâu dài trước các kỳ thi đầu vào cấp 3, tốt nghiệp cấp 3. Nếu có chứng chỉ IELTS, các em sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT tiếng Anh, đây chính là một giải pháp hữu ích mà các phụ huynh và thí sinh nên lựa chọn.
Kỳ thi IELTS đánh giá đầy đủ 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Học sinh nên thi chứng chỉ IELTS vào khoảng thời gian lớp 11 để không bị vướng bận hay áp lực bởi kỳ thi tốt nghiệp THPT hay đại học. Để chuẩn bị cho bài thi, các em thường phải mất từ 3 đến 4 năm chuẩn bị. Vì vậy, thời điểm thích hợp nhất để chuẩn bị khái niệm và nền tảng IELTS là những năm học THCS.
Với nhiều năm kinh nghiệm đào tạo IELTS, Ames English lên lộ trình, định hướng IELTS sớm cho học sinh.
Ngoài tự học, các em cần tìm một trung tâm tiếng Anh đồng bộ được việc học tập ở nhà trường và trên lớp để đảm bảo vượt qua các kỳ thi, đồng thời "dắt túi" chứng chỉ IELTS để được miễn thi.
"Là đối tác 8 năm của Nhà xuất bản Giáo dục trong việc số hóa sách giáo khoa tiếng Anh nên Ames English tích hợp chương trình học trên lớp và trung tâm, từ đó, giúp học sinh đi luyện thi chứng chỉ ở trung tâm nhưng điểm trên lớp vẫn cao. Điều này giải quyết trở ngại mà nhiều bậc phụ huynh băn khoăn là chương trình học trên trường và trung tâm khác hẳn nhau", đại diện Trung tâm Ames English chia sẻ.
Ngoài ra, Ames phát triển ứng dụng đồng bộ với chương trình học và chấm điểm được cả ở trường, ở trung tâm tiếng Anh và ở nhà. Hệ thống chấm điểm này tạo thành dữ liệu lớn có thể tra cứu và theo dõi mức độ tiến bộ của từng học sinh. Nhờ đó, cha mẹ nắm được đầy đủ thông tin về các bài tập, bài kiểm tra của con và hiểu rõ điểm mạnh, điểm cần khắc phục và sự tiến bộ của con hàng ngày.
Trung tâm có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo IELTS. Vì vậy, học tại trung tâm, học sinh vừa có thể ôn thi vào 10, vừa là tiền đề chinh phục chứng chỉ quốc tế, đủ điều kiện đi du học, tuyển thẳng vào một số trường đại học, miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông...
Thế Đan
Theo VNE
Sự động viên của gia đình là yếu tố quan trọng giúp học sinh mất gốc môn Toán tiến bộ Theo chia sẻ của thầy Lại Tiến Minh - giảng viên trường ĐH Kiến trúc Hà Nội: "Sự động viên, quan tâm của gia đình, thầy cô cũng là một yếu tố quan trọng giúp những em mất gốc môn Toán tiến bộ, đừng tạo áp lực cho các em". Sau khi Sở GD-ĐT Hà Nội công bố phương án tuyển sinh vào...