Cơn bão quét qua vùng vịnh làm phát lộ khu rừng 60.000 năm ẩn mình dưới đáy biển
Sau nhiều thiên niên kỷ ẩn mình dưới đáy biển, khu rừng cổ đã dần lộ diện kể sau khi cơn bão Ivan tấn công vùng vịnh và quét sạch lớp trầm tích.
Theo nghiên cứu mới được Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) công bố, gần 60.000 năm trước, một rừng cây lá kim đã phát triển mạnh bên bờ sông gần vịnh Mexico. Khi chết đi, chúng đổ xuống và bị chôn vùi dưới lớp trầm tích. Theo thời gian, mực nước biển dâng cao đã nhấn chìm phần còn lại của khu rừng.
Một gốc cây vẫn còn được bảo quản tốt dưới đáy biển. Ảnh: CNN
Sau nhiều thiên niên kỷ ẩn mình dưới đáy biển, khu rừng cổ dần lộ diện kể từ năm 2004 sau khi cơn bão Ivan tấn công vùng vịnh và quét sạch lớp trầm tích. Tuy nhiên, mãi đến tháng 12/2019, các nhà khoa học từ Đại học Northeastern và Utah của Mỹ mới thực hiện một cuộc thám hiểm (do NOAA tài trợ) để thu thập các mẫu vật gỗ về nghiên cứu.
Mặc dù bị chôn vùi gần 60.000 năm, các gốc và thân cây vẫn được bảo quản rất tốt. Lớp trầm tích bao phủ đã ngăn oxy phân hủy gỗ. Các mẫu vật được đưa về phòng thí nghiệm vẫn còn giữ được lớp vỏ và màu sắc bên trong.
Các nhà khoa học đang phân tích các động vật biển được kéo lên từ các khúc gỗ dưới nước. Ảnh: Ocen Explorer
Video đang HOT
Francis Choi, quản lý phòng thí nghiệm tại Trung tâm Khoa học biển thuộc Đại học Northeastern cho biết đã tìm thấy hơn 300 sinh vật bên trong thân cây. Trong đó, nhóm nghiên cứu đặc biệt tập trung vào hà đục gỗ – loài động vật thân mềm trông giống giun chuyên đục khoét gỗ làm thức ăn.
Những con hà đục gỗ bên trong thân cây cổ đại đã tạo ra 100 chủng vi khuẩn, theo NOAA, trong đó có nhiều chủng mới và 12 loài đang được giải trình tự ADN để đánh giá tiềm năng của chúng trong y học. Một nghiên cứu trước đây về vi khuẩn trên hà đục gỗ từng giúp các nhà khoa học phát triển thuốc điều trị nhiễm ký sinh trùng.
Ngoài tiềm năng điều chế thuốc, các chuyên gia sẽ nghiên cứu thêm về những chủng vi khuẩn mới để xem liệu chúng có thể ứng dụng trong sản xuất giấy, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, hóa chất hay nhiên liệu tái tạo hay không.
Vũ Đậu (T/h)
Phát hiện dấu tích rừng nhiệt đới 90 triệu năm tuổi dưới băng Nam Cực
Nam Cực giờ đây là miền đất băng tuyết khắc nghiệt, nhưng nơi này từng có một thời dĩ vãng rất 'huy hoàng', với khí hậu như châu Âu và thảm thực vật đan xen.
Lục địa này từ cách đây rất lâu từng có các khu rừng mưa ôn đới, ẩm ướt, tràn đầy sức sống, các nhà khoa học cho biết ngày 1/4, dựa trên mẫu đất mà họ đào được từ dưới đáy biển ngoài khơi bờ biển Nam Cực, theo Reuters.
Các nhà khoa học làm việc trên tàu phá băng RV Polarstern ở biển Amundsen, gần sông băng Pine Island, thu được mẫu đất trầm tích từ khoảng 90 triệu năm trước (vào kỷ Phấn trắng, khi khủng long còn là động vật thống trị trên cạn).
Dựa vào hàm lượng trong đất, các nhà nghiên cứu ước tính rằng vị trí này, cách Nam Cực khoảng 900 km, có nhiệt độ trung bình năm 12-13 độ C, nhiệt độ trung bình những tháng hè ấm nhất vào khoảng 20-25 độ C.
Đó là nhiệt độ rất ấm đối với Nam Cực, nơi mà nhiệt độ trung bình năm hiện nay là khoảng -40 độ C.
Trạm Marambio ở Nam Cực. Ảnh minh họa: Getty Images.
Mẫu đất màu xám pha nâu sẫm bao gồm phù sa hạt mịn và mạng lưới dày đặc rễ hóa thạch, phấn hoa và bào tử của 65 loại cây, trong đó cấu trúc của từng tế bào vẫn nhìn thấy rõ.
"Nếu bạn đi đến một khu rừng gần nhà và khoan xuống đó, (mẫu đất) có thể khá tương tự", chuyên gia địa chất biển Johann Klages, từ trung tâm nghiên cứu biển và địa cực thuộc Viện Alfred Wegener ở Đức, nói với Reuters.
Tuy vậy, có thể vị chuyên gia này chỉ đang nói về một khu rừng bất kỳ ở Đức hay một quốc gia ôn đới khác, thay vì rừng nói chung hay ở các vùng nhiệt đới như Việt Nam.
Ông Klages là trưởng nhóm của nghiên cứu vừa được đăng trên tạp chí Nature. Ông cho biết các thực vật phát hiện thấy bao gồm cây lá kim, dương xỉ và thực vật có hoa.
Bìa tạp chí Nature minh họa cảnh khu rừng tràn ngập sự sống ở nơi mà ngày nay là khắc nghiệt nhất. Ảnh: Twitter.
Nhóm nghiên cứu không tìm thấy dấu tích động vật nào, nhưng ông Klages cho biết có thể có khủng long, bò sát bay và nhiều loài côn trùng sống cùng thời. Hóa thạch khủng long từ Nam Cực đã được ghi nhận từ nhiều năm nay.
Mẫu đất được đào lên từ độ sâu 27 m dưới đáy biển, và độ sâu của đáy biển khoảng 1.000 m. Mẫu đất được thu thập nhờ một giàn khoan đáy biển.
Nghiên cứu này cho thấy rằng khí hậu Trái Đất đã có những thay đổi đáng kinh ngạc trong quá khứ. Biến đổi khí hậu vẫn là chủ đề nóng thời nay.
Mẫu đất lõi có tuổi thọ vào khoảng từ 93 triệu năm trước đến 83 triệu năm trước, ông Klages nói. Đó cũng là giai đoạn mà hành tinh ấm nhất trong 140 triệu năm qua, có mực nước biển cao hơn khoảng 170 m so với ngày nay.
Tàu phá băng RV Polarstern trong bức hình chụp ở Tromso, Na Uy ngày 20/9. Ảnh: Reuters.
Theo các nhà nghiên cứu, việc nơi đây từng tồn tại rừng mưa là đáng chú ý hơn cả, vì trong một năm có bốn tháng không có ánh sáng Mặt Trời để nuôi dưỡng thực vật.
Ông Klages nói thêm rằng giai đoạn trên, Nam Cực không có dải băng (tức khối băng bao phủ địa hình, rộng hơn 50.000 km2), dù có thể có tuyết rơi theo mùa.
Trọng Thuấn
Bí ẩn Tam giác quỷ Bermuda: Vụ chìm tàu SS Cotopaxi liên quan đến vùng biển huyền bí này? Có vài giả thuyết chỉ ra rằng các vụ mất tích liên quan đến Tam giác quỷ Bermuda chỉ là hư cấu. Tàu SS Cotopaxi (của Hạm đội thiệt kế khẩn cấp chế tạo cho Mỹ theo chương trình đóng tàu khẩn cấp trong Thế chiến thứ nhất) bị mất tích vào năm 1925, khi đang đi từ Charleston, Nam Carolina, Mỹ đến...