Con bạn học kém, nguyên nhân do đâu?
Con cái ngoan ngoãn, học giỏi luôn là mong ước cháy bỏng và chính đáng của các bậc sinh thành. Thế nhưng trên thực tế, có nhiều em rất nhanh nhẹn, hoạt bát, thậm chí được cho là “khôn” trong nhiều lĩnh vực, nhưng chất lượng học tập lại không được như mong muốn, thậm chí kém xa các bạn cùng trang lứa.
ảnh minh họa
Vì sao lại như vậy và làm cách nào để khắc phục tình trạng này? Báo GD&TĐ xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài của Ths Nguyễn Thị Lan Anh – Cán bộ nghiên cứu về giáo dục trẻ khuyết tật học tập của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam về vấn đề này.
Mặc dù con bạn rất ngoan, nghe lời thầy cô và bố mẹ, học hành chăm chỉ nhưng kết quả học tập vẫn thấp, thậm chí có thể không biết đọc hoặc đọc với tốc độ rất chậm, hoặc đánh vần từng tiếng; Con bạn không biết viết hoặc viết rất chậm, sai nhiều lỗi chính tả (các lỗi sai được lặp lại nhiều lần), con bạn thường không viết được các bài tập làm văn hoặc viết nội dung không đúng với yêu cầu của đề ra; Con bạn không biết tính nhẩm, thực hiện 4 phép tính cộng trừ, nhân, chia khó khăn, con bạn không biết giải toán…
Bạn không hiểu nguyên nhân vì sao, do đâu?
Có một thời gian, các báo đồng loạt đưa tin những học sinh học đến lớp 5, 6 vẫn chưa biết đọc, biết viết hoặc biết làm toán. Cụ thể, trường hợp em L.Đ.T (11 tuổi) đã theo học 5 năm tại trường Tiểu học Phương Liệt – TP. Hà Nội nhưng không viết nổi tên mình, về khả năng học toán chỉ nhận diện được các chữ số. Em L.S.V, học sinh trường Tiểu học Lí Đạo Thành (P8, TP. Sóc Trăng) không biết đọc. Tương tự, nhiều học sinh ở một trường tiểu học của tỉnh Quảng Bình không biết đọc, biết viết vẫn được lên lớp, nên sở GD-ĐT tỉnh đã lập đoàn kiểm tra, xác minh thông tin…
Video đang HOT
Hàng loạt nguyên nhân được chỉ ra là do các em lười học, không chú ý nghe giảng, bố mẹ không có điều kiện kèm cặp con thêm, giáo viên không có năng lực, hoặc không quan tâm đến học sinh, nhà trường đã quá tin tưởng giáo viên… và cả áp lực giao chỉ tiêu, áp lực của trường chuẩn Quốc gia…
Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng, song chưa đủ. Với cách nhìn khoa học , qua nghiên cứu, chúng tôi đã tìm nguyên nhân chủ quan, đó là do Khuyết tật học tập. Một “căn bệnh” do bẩm sinh kèm theo việc thiếu phương pháp giáo dục cho trẻ thuộc dạng này.
Khuyết tật học tập trong các trường tiểu học
Theo một khảo sát mới đây (năm 2016) của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam trên một diện rộng trong phạm vi toàn quốc với mục đích sàng lọc và đánh giá đặc điểm kĩ năng học tập cốt lõi về đọc, viết và toán của học sinh tiểu học Khuyết tật học tập; khảo sát điều kiện thực tiễn dạy-học liên quan, để từ đó đề xuất các giải pháp hỗ trợ giáo dục. Các giải pháp mong đợi mở rộng cho các trường tiểu học toàn quốc, phục vụ mục tiêu đổi mới giáo dục giai đoạn hiện nay.
Khảo sát được thực hiện vào đầu năm 2016 tại 30 trường tiểu học của nhiều địa phương, với tổng số gần 2.000 học sinh lớp 2 và lớp 5 được trực tiếp sàng lọc các khó khăn học tập đặc thù, trong đó 112 em được đánh giá sâu các đặc điểm về đọc, viết và toán. Cũng trong đợt nghiên cứu thực địa này, có 181 cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên, 66 phụ huynh học sinh được phỏng vấn và hỏi ý kiến về những khó khăn và điều kiện dạy-học học sinh khuyết tật học tập. Thêm vào đó, 51 tiết học tại các lớp có học sinh khó khăn học tập được quan sát, 6 cuộc tọa đàm với các bên liên quan về vấn đề thực tiễn hỗ trợ giáo dục học sinh có khó khăn học tập đặc thù.
Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy:
Tại các trường đã khảo sát, có từ 5 đến 8% học sinh qua sàng lọc được xác định khuyết tật học tập ở một hoặc nhiều hơn một trong số các kĩ năng học tập cốt lõi gồm đọc, viết và toán. Tỉ lệ này tương đồng với “Báo cáo đánh giá giữa kì của Chương trình Đảm bảo chất lượng trường học”.
Đó là vào cuối học kì I năm học 2011-2012, ở 1.300 trường với 499.730 học sinh có 5,6% học sinh xếp loại yếu kém ở môn Tiếng Việt và 6,7% yếu kém môn Toán (SEQAP 4/2013, trg. 17-18). Số liệu này cũng tương thích theo ước tính của một số nghiên cứu quốc tế của Snowling, khoảng 4 – 7% trẻ em có tuổi đọc, viết chậm từ 18 đến 24 tháng so với các trẻ em bình thường.
Trong khi các giáo viên và nhà trường đơn thuần chỉ ra rằng có tỉ lệ nhất định các học sinh luôn có kết quả học tập yếu, kém và phần nhiều được cho là do thiếu nỗ lực và sự quan tâm học tập… thì thực tế nghiên cứu cho thấy, hạn chế của các em này dường như là các đặc điểm đặc thù, cố hữu cho dù không bị thiếu điều kiện học tập, cũng không mắc khuyết tật trí tuệ hay khuyết tật giác quan.
Cụ thể, khó khăn đặc thù về đọc đặc trưng ở sự chậm trễ về tốc độ đọc thành tiếng, mắc nhiều lỗi đọc và hạn chế hiểu văn bản. Khó khăn đặc thù về viết biểu hiện tập trung ở hạn chế kĩ năng viết tay, tạo chữ và tạo lập văn bản. Khó khăn về toán biểu hiện tập trung ở hạn chế trong hiểu các khái niệm toán học, thực hiện các thao tác với phép tính và giải quyết các vấn đề đòi hỏi tư duy về số học, đặc biệt trong giải quyết vấn đề có liên quan đến toán lời văn. Những khó khăn học tập đặc thù vừa nêu có thể xuất hiện cục bộ hoặc đồng thời ở các cá nhân học sinh.
Theo Giaoducthoidai.vn
Đều như vắt chanh, tuần nào tôi cũng phải 'phục vụ' chồng 7 lần
Hơn một năm nay, ngày nào anh cũng đòi hỏi tôi chuyện chăn gối khiến tôi cảm thấy mệt mỏi...
Tôi và chồng bằng tuổi, chúng tôi kết hôn từ khi còn rất trẻ, mới 22 tuổi và bây giờ cả hai đã bước qua tuổi 30. Hai đứa con tuy chưa lớn, nhưng một đứa 9 tuổi, đứa kia 7 tuổi nên cũng đã tự lo cho bản thân được ít nhiều, vợ chồng bắt đầu có thời gian dành cho nhau nhiều hơn.
Trước đây, giống như nhiều cặp vợ chồng khác, chuyện sinh hoạt vợ chồng của chúng tôi khá đều đặn, mỗi tuần 2-3 lần, hai vợ chồng rất yêu thương nhau. Cộng với công việc ổn định, con cái ngoan ngoãn, hai bên nội ngoại đoàn kết, yêu thương con cháu nên tôi cảm thấy cuộc sống gia đình rất mãn nguyện.
Nhưng hơn 1 năm trở lại đây, chồng bắt đầu thay đổi tính nết, nhu cầu sinh lý của anh quá cao và ngày nào cũng như ngày nào, anh đòi hỏi tôi phải phục vụ nhu cầu của mình. Thời gian đầu tôi còn cảm thấy hứng thú, nhưng sự việc đã kéo dài hơn 1 năm nay, mà ngày nào cũng như ngày nào khiến tôi cảm thấy mệt mỏi, ức chế vô cùng. Không chiều thì chồng giận dỗi mà chiều thì tôi quá mệt mỏi và cảm thấy mình không được tôn trọng, yêu thương.
Cách quan hệ của chồng cũng không giống như trước đây mà có phân quái đản với những tư thế khác nhau, nhiều lần anh còn vừa mở video vừa hướng dẫn và bắt tôi chiều theo ý của anh, giống mấy người mẫu trong clip. Anh nói, phụ nữ muốn giữ được chồng thì phải biết làm ô sin khi ở nhà, làm đầu bếp khi nấu ăn và làm "con điếm" khi ở trên giường.
Nhưng tôi không thể làm được, tôi đi làm cả ngày để kiếm tiền không kém gì anh, tôi lại phải dành thời gian để chăm sóc con cái, dạy dỗ chúng học hành, cơm nước. bấy nhiêu cũng mệt mỏi lắm rồi, không thể đáp ứng và chiều theo những sở thích quái dị của anh được. Tôi không biết có phải chồng tôi mắc chứng bệnh gì hay anh thay tính đổi nết mà bắt tôi cả đời còn lại làm nô lệ tình dục cho anh thì tôi không thể chịu được.
Tôi muốn ly hôn, nhưng lại chưa tìm được lý do thích hợp hơn vả lại thương những đứa con. Tôi phải làm gì bây giờ?
Theo Afamily
Nỗi đau người vợ bị nhân tình gửi lời tuyên chiến Sao trên đời lại có thứ đàn bà cướp chồng mà còn già mồm vô liêm sỉ như cô ta. Đằng sau bí mật Đúng là ở trong chăn mới biết chăn có rận. Người ngoài nhìn vào thì ai cũng bảo gia đình tôi thật hạnh phúc, là một gia đình đáng mơ ước của nhiều cặp đôi khác. Vợ chồng thương...