Con bạn có phải trẻ chậm nói hay không, kiểm chứng qua các cột mốc phát triển ngôn ngữ này là biết
Các cột mốc phát triển ngôn ngữ theo từng độ tuổi dưới đây sẽ giúp cha mẹ kiểm chứng xem con mình có phải đứa trẻ chậm nói hay không.
Chuyên gia trị liệu ngôn ngữ Lauren Reinhardt chia sẻ các cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 1 tới 3 tuổi.
Nói tới con cái, dường như mọi cha mẹ đều không bao giờ vơi nỗi lo. Một khía cạnh mà nhiều phụ huynh đặc biệt quan tâm là sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Bởi trẻ chậm nói, biết ít từ, khả năng diễn đạt kém có thể là dấu hiệu cho thấy những vấn đề tiềm ẩn liên quan tới khả năng nghe cũng như các khó khăn học tập khác.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ bắt đầu đi học sở hữu nhiều từ vựng hơn sẽ thể hiện bản thân tốt hơn (Ảnh minh họa)
Trong một bài viết mới đây cho một diễn đàn làm mẹ ở Australia, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ kiêm giám đốc Sydneys North Shore Speech Therapy, Lauren Reinhardt, chia sẻ cách xác định xem con bạn liệu có phát triển khả năng nói phù hợp với độ tuổi không, nói khác đi là các dấu mốc giúp kiểm chứng con bạn có phải trẻ chậm nói hay không.
Reinhardt cũng đưa ra ý kiến chuyên môn về sự khác biệt trong tốc độ học tập giữa các bé trai và bé gái; liệu khả năng nói rõ ràng, trôi chảy của trẻ có thực sự quan trọng hay không.
Theo chuyên gia này, nói về vốn từ vựng thì số lượng từ thực sự có nhiều ý nghĩa: “ Nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ bắt đầu đi học sở hữu nhiều từ vựng hơn sẽ thể hiện bản thân tốt hơn“.
Từ vựng phong phú là lợi thế giúp trẻ ít gặp phải các khó khăn khi học tập bởi nhờ đó, trẻ có thể dễ dàng diễn tả bản thân. Vốn từ vựng tốt cũng giúp trang bị tốt hơn cho trẻ khi phải đối phó với những vấn đề hành vi – tình cảm – xã hội.
Nếu con bạn có phát âm sai thì không cần phải lo lắng, điều quan trọng vẫn là việc kiên trì sử dụng vốn từ đó trong giao tiếp hàng ngày (Ảnh minh họa).
Chuyên gia Reinhardt cho biết, cha mẹ có thể dự đoán từ rất sớm cách thức phát triển ngôn ngữ của con mình. Bà cũng nhấn mạnh, điều quan trọng là phụ huynh cần tìm kiếm những lời khuyên từ chuyên gia nếu trẻ không đáp ứng được những cột mốc về ngôn ngữ cần có cho lứa tuổi mình.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lưu ý, theo các nghiên cứu khoa học thì bé trai có thể chậm phát triển ngôn ngữ hơn so với bé gái 2-3 lần.
1 tuổi: Biết sử dụng từ đầu tiên hoặc 1 vài từ
Trước sinh nhật đầu tiên trong đời, trẻ nên biết sử dụng từ đầu tiên và có thể là vài từ nữa.
18 tháng tuổi: Trẻ nói được khoảng 20 từ
Video đang HOT
Nửa chặng đường tiến tới sinh nhật 2 tuổi, ngân hàng từ của trẻ nên thể hiện sự tăng trưởng đều đặn. “Ở mốc 18 tháng tuổi, tôi trông đợi một đứa trẻ sẽ nói được 20 từ. Trẻ không cần phải phát âm một cách chính xác hay rõ ràng. Nhưng trẻ cần thường xuyên nói ra những từ đó”, chuyên gia Reinhardt cho biết.
Nếu con bạn có phát âm sai thì không cần phải lo lắng, điều quan trọng vẫn là việc kiên trì sử dụng vốn từ đó trong giao tiếp hàng ngày.
Theo các nghiên cứu khoa học thì bé trai có thể chậm phát triển ngôn ngữ hơn so với bé gái 2-3 lần (Ảnh minh họa).
2 tuổi: Trẻ cần biết ít nhất 50 từ
Đây là một cột mốc quan trọng khi đề cập tới khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Chuyên gia Reinhardt tiết lộ: “Tầm tuổi này, trẻ nên có khả năng kết hợp 2 từ với nhau, ví dụ bóng tròn, mẹ đi hoặc trời xanh”.
Để đạt được điều này, trẻ cần có vốn từ tốt để có thể lựa chọn và kết hợp từ với nhau. Theo chuyên gia Reinhardt, như vậy, trẻ cần biết ít nhất 50 từ. Một số chuyên gia ngôn ngữ cho rằng, con số này nên là gần 100 từ.
3 tuổi: Nói được câu 5 – 7 từ
Chuyên gia Reinhardt nói: “Ngày trẻ bước sang tuổi thứ 3, tiềm năng trẻ có thể đạt được 1.000 từ trong vốn từ vựng của mình”. Cha mẹ có thể gặp khó khăn để đếm chính xác số lượng từ con có thể nói. Nhưng đến năm 3 tuổi, trẻ nên nói được các câu với ít nhất 5-7 từ trong đó. Ngoài ra, một người không phải thành viên trong gia đình cũng có thể dễ dàng hiểu được những gì trẻ nói.
Đối với trẻ đến từ các gia đình học 2 ngôn ngữ trong nhà, vận dụng hay mô tả tương tự trong những ngôn ngữ khác nhau nên được coi là từ riêng biệt với nhau.
Nguồn: Dailymail
Theo Helino
Dạy gì thì dạy, trước 10 tuổi cha mẹ nhất định phải dạy con 5 nguyên tắc ứng xử này
Giáo dục gia đình đối với trẻ nhỏ chính là tạo những nề nếp cho trẻ từ thuở sơ khai nhất. Đặc biệt trong giai đoạn trước 10 tuổi, bạn nhất định phải dạy con 5 nguyên tắc ứng xử này để tạo nền tảng tốt cho sự phát triển về sau.
Những nguyên tắc ứng xử mà bố mẹ và người lớn trong nhà tập cho trẻ chính là cơ sở để nuôi dưỡng những phẩm chất lẫn thói quen tích cực khi trẻ trưởng thành. Tuy vậy, những quy tắc sống và cách ứng xử còn phải căn cứ theo độ tuổi của trẻ. Nếu bạn áp đặt tùy tiện không những không đạt hiệu quả mà còn có thể phản tác dụng, khiến trẻ khó tiếp thu và sinh ra tâm lý phản kháng.
Giai đoạn trước 10 tuổi, bạn nhất định phải tập cho trẻ 5 nguyên tắc ứng xử này để tạo nền tảng tốt cho sự phát triển về sau (Ảnh minh họa).
Chọn độ tuổi thích hợp để tạo cho trẻ thói quen tốt là một trong những cách giáo dục gia đình khôn ngoan nhất. Đối với giai đoạn khi trẻ dưới 10 tuổi, bạn nên tập cho trẻ 5 nguyên tắc ứng xử sau đây, bởi vì chúng vừa phù hợp, vừa giúp ích không nhỏ đối với sự trưởng thành và phát triển của trẻ về sau.
1. Dạy trẻ gặp ai cũng phải biết chào hỏi
Chỉ cần mỗi khi đưa trẻ ra ngoài hay gặp ai đó, bạn làm gương chào hỏi trước, sau đó nhẹ nhàng khuyến khích trẻ cũng chào hỏi đối phương như bạn (Ảnh minh họa).
Không ít phụ huynh đều có thói quen nhắc nhở con mình phải chào hỏi khi gặp người khác. Nhưng có điều, đôi khi bạn chỉ tập cho trẻ thói quen chào người lạ mà cảm thấy không cần thiết với những người đã quá thân quen. Điều này là một thiếu sót không nhỏ.
Khi bạn không để trẻ tập được thói quen chào hỏi khi gặp người quen, dần dần khi lớn lên có thể khiến trẻ thiếu sự tôn trọng với họ. Trẻ sẽ có tâm lý người đó đã quá quen thuộc rồi thì muốn làm sao cũng được. Chính vì vậy, bạn nên giúp trẻ hình thành phép lịch sự chào hỏi bất cứ ai mà trẻ gặp. Hãy nói với trẻ hành động đó là sự lễ phép và trẻ sẽ được hoan hô, khen ngợi.
Nếu con của bạn bình thường ở nhà đã khá nhút nhát và có phần hướng nội thì bạn đừng quá vội ép trẻ phải vào nề nếp. Chỉ cần mỗi khi đưa trẻ ra ngoài hay gặp ai đó, bạn làm gương chào hỏi trước, sau đó nhẹ nhàng khuyến khích trẻ cũng chào hỏi đối phương như bạn. Dần dần tự nhiên trẻ sẽ biết phải làm thế nào dù trong tình huống trẻ gặp người khác mà không hề có mặt bạn.
2. Dạy trẻ chú ý lời nói và hành động ở nơi công cộng
Nên bắt đầu rèn cho trẻ cách cư xử văn minh khi ở nơi công cộng từ sớm (Ảnh minh họa).
Nhiều phụ huynh, đặc biệt là các bà mẹ với tâm lý cưng chiều con mà để trẻ vô tư có những hành động thái quá, ảnh hưởng đến người xung quanh ở nơi công cộng. Bạn cho rằng trẻ con thì được phép nghịch ngợm và đáng được bao dung? Đừng để cách nghĩ này khiến con bạn trở thành kẻ tự cao, tự đại và thiếu tôn trọng mọi người khi trưởng thành!
Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, thậm chí là chưa đến 10 tuổi, bạn đã nên bắt đầu rèn cho trẻ cách cư xử văn minh khi ở nơi công cộng. Khi thấy trẻ có lời nói hay hành động không đúng đắn, thậm chí gây phiền hà cho người khác, bạn nên giữ trẻ bên mình và nhẹ nhàng giải thích với trẻ rằng điều đó là không tốt, là không ngoan và sẽ bị chê cười.
Những chú ý và răn dạy kịp thời, kiên nhẫn của bạn sẽ giúp trẻ ngày càng nhận thức được lời ăn tiếng nói và cử chỉ của mình. Trẻ sẽ biết điều gì nên làm để trở thành một đứa trẻ ngoan và được khen ngợi.
3. Dạy trẻ khi đến nhà người khác không được nghịch ngợm và tùy tiện lấy đồ
Nên ngăn hành động của trẻ lại, và giải thích cho trẻ biết đồ vật đó là của ai, và trẻ cần xin phép khi muốn làm bất cứ điều gì (Ảnh minh họa).
Trẻ con vốn rất nghịch ngợm và hiếu kỳ đối với mọi đồ vật hay sự việc xung quanh. Nhưng không vì thế mà bạn để trẻ vô tư chạy lung tung hay sờ nắm, thậm chí làm hỏng đồ đạc nhà người khác, bất kể đó là nhà người lạ hay người thân quen.
Trong giai đoạn trước 10 tuổi, có thể ý thức về quyền sở hữu ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ thường cảm thấy rằng đồ của người khác đều là của nhà mình, mình thích thì mình lấy và chơi thôi. Những lúc này, bạn nên ngăn hành động của trẻ lại, và giải thích cho trẻ biết đồ vật đó là của ai, và trẻ cần xin phép khi muốn làm bất cứ điều gì.
Không chỉ là ở nhà người khác, ngay cả trong gia đình, bạn cũng nên thường xuyên nhắc nhở trẻ có thói quen "hỏi" người lớn trước khi muốn lấy thứ gì.
4. Dạy trẻ không nên chỉ nhìn vào khuyết điểm của người khác
Khuyến khích trẻ tìm thấy những ưu điểm của người khác, lấy đó làm gương học tập (Ảnh minh họa).
Nói xấu sau lưng người khác hoặc kể lể khiếm khuyết hay bí mật của ai đó có thể khiến trẻ thành thói quen. Sau khi trưởng thành, trẻ sẽ trở thành người chỉ biết nhìn vào khuyết điểm của người xung quanh, thậm chí có tư tưởng khinh khi, đố kỵ.
Vì vậy, ngay khi trẻ còn nhỏ, bạn nên nhẫn nại giảng giải để trẻ hiểu hành động đó là không tốt. Bạn có thể khuyến khích trẻ tìm thấy những ưu điểm của người khác, lấy đó làm gương học tập.
Đặc biệt, bố mẹ và người trong nhà phải làm gương trước, không nên cãi vã, đả kích nhau hoặc xúm lại nói điều không hay về ai đó trước mặt con trẻ. Khi bạn còn làm chưa tốt thói quen này thì rất khó để trẻ nghe theo lời dạy của bạn.
5. Dạy trẻ làm sai phải xin lỗi, hoặc nếu bị phạm lỗi cũng có quyền yêu cầu người khác xin lỗi mình
Phải cho trẻ hiểu rằng trẻ cũng có quyền được người khác xin lỗi nếu trẻ bị ức hiếp hay ngược đãi (Ảnh minh họa).
Người lớn còn không tránh khỏi lúc phạm sai lầm, huống chi là con trẻ. Cho nên, khi trẻ phạm lỗi, bạn cần dạy trẻ thói quen dũng cảm nhận lỗi và thành khẩn cải thiện. Ngược lại, bạn cũng phải cho trẻ hiểu rằng trẻ cũng có quyền được người khác xin lỗi nếu trẻ bị ức hiếp hay ngược đãi.
Muốn tập cho trẻ nguyên tắc ứng xử lành mạnh này, trước hết bạn phải là người làm gương thật tốt. Cho dù bạn là người trưởng bối nhưng nếu bạn trách lầm trẻ hoặc làm gì không đúng, bạn vẫn phải xin trẻ một cách nghiêm túc, chân thành.
Nguồn: Sohu
Theo Helino
Nuôi dạy các bé trai, cha mẹ cần lưu ý 3 giai đoạn phát triển này của trẻ Các chuyên gia đã phân chia sự phát triển của các bé trai thành 3 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn đều có những lưu ý vô cùng quan trọng khi nuôi dạy trẻ. Nuôi dạy con cái không bao giờ là việc dễ dàng và việc nuôi dạy một cậu con trai có lẽ càng khiến các cha mẹ lúng túng hơn...