Cơn ác mộng mang tên ‘nhựa’
Người ta ước tính đảo rác Thái Bình Dương che phủ một diện tích rộng tương đương 1.500.000 km vuông. Tức là gấp 60 lần diện tích đất liền của Vương quốc Anh.
Thế giới của chúng ta – và mọi sinh vật sống trong đó – đều đang bị nhựa đe dọa.
Tại sao không thêm nhựa?
Nhựa ở trong đại dương cũng như bên vệ đường, trên đường phố, trong công viên, trên các bãi biển, trên các ngọn núi, trong các sông, hồ, suối. Bạn không thể đi đến bất cứ đâu mà không trông thấy nhựa.
Nếu chúng ta không ngăn dòng chảy này lại, đại dương sẽ là điểm đến cuối cùng của nhựa. Kết quả là mọi cơn triều sẽ mang nhựa lên bờ biển trong khi các “ xoáy nước”, những khu vực khổng lồ mà vi nhựa – những mảnh nhựa li ti – bị giữ lơ lửng trong các cột nước, đang hiện diện ở mọi đại dương trên Trái đất.
Người ta ước tính đảo rác Thái Bình Dương che phủ một diện tích rộng tương đương 1.500.000 km vuông. Tức là gấp 60 lần diện tích đất liền của Vương quốc Anh.
Nếu chúng ta không thay đổi, vấn đề rác nhựa sẽ chỉ tồi tệ hơn mà thôi.
Năm 2010, National Geographic báo cáo rằng mỗi năm có 8 triệu tấn rác bị xả ra các đại dương trên khắp thế giới.
Năm 2017, Quỹ Ellen MacArthur ước tính đến năm 2050, sẽ có nhiều rác nhựa hơn cá trong các đại dương.
Sách No more plastic. Ảnh: Nhã Nam.
Điều bạn có thể làm bây giờ:
Bạn có ghét vỉ nhựa không? Những bao bì nhựa trong đóng gói những vật dụng hàng ngày như kéo, bàn chải đánh răng, bút bi và pin ấy? Tôi cũng thế.
Chúng thật sự không cần thiết và thường là vì mục đích trưng bày hàng hóa – cách các cửa hàng bày bán các sản phẩm – hơn là giữ cho các sản phẩm nguyên vẹn như mới.
Hãy nghĩ đến vật cuối cùng bạn mua mà được đóng gói trong một vỉ nhựa. Bạn có thể mua vật đó mà không được bao gói như vậy không?
Lần tới bạn cần món đồ ấy, hãy chọn sản phẩm có lượng bao bì ít nhất.
Ảnh “Ăn sáng cùng đống rác” của nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng.
Vấn đề của nhựa là gì?
Nói ngắn gọn thì nhựa là chất độc.
Từng được tung hô là vật liệu diệu kỳ khi loại polymer tổng hợp đầu tiên, Bakelite, được chế tạo sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 1907, nhựa đã khiến bao việc trở nên khả thi, từ cách chúng ta sản xuất cho đến việc làm cho cuộc sống của con người nhanh hơn và tiện lợi hơn.
Tuy nhiên, công dụng của nhựa dưới dạng sản phẩm dùng một lần – và sự phụ thuộc của chúng ta vào nhựa, cũng như việc chúng ta tái chế hay tái sử dụng nhựa không thỏa đáng – đã khiến nó trở thành một cơn ác mộng.
Đó là vì nhựa rất bền. Nó không thể phân hủy sinh học và biến mất. Nó trở nên giòn hơn theo thời gian và vỡ ra thành các mảnh càng lúc càng nhỏ, còn gọi là vi nhựa.
Mọi mảnh nhựa từng được sản xuất từ trước đến nay vẫn đang ở quanh chúng ta và có thể vẫn sẽ như vậy trong vài nghìn năm nữa, trong các đại dương hoặc như một quả bom hẹn giờ độc hại trong các bãi chôn lấp rác.
Nhựa thôi ra các hóa chất, ví dụ như BPA, chất bắt chước estrogen và đã được chứng minh có liên hệ với tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh ở nam giới cũng như ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Trong nước biển, nhựa cũng thu hút những chất ô nhiễm hữu cơ bền, vốn là những chất độc có trong tự nhiên. Chúng tích tụ theo thời gian, nghĩa là bất cứ mảnh nhựa nào được ăn vào cũng truyền tiếp chất độc vào cơ thể sinh vật đã ăn chúng. Điều này có thể đi ngược chuỗi thức ăn lên tới chúng ta.
Đó rõ là tin xấu.
Ồ, vẫn còn một điều nữa: nhựa được làm từ các nhiên liệu hóa thạch.
Điều bạn có thể làm bây giờ:
Đi đến quầy rau củ ở siêu thị gần nơi bạn ở. Hãy đếm xem những loại nào có thể được bán một cách dễ dàng mà không cần đến nhựa. Bạn có thấy điều mà tôi thấy không?
Chỉ khi bắt đầu quan sát, bạn mới có thể thật sự bắt đầu nhận ra vấn đề.
Phát hiện về tuổi thọ thật của Mặt trăng
Một nghiên cứu mới đây đã tiết lộ rằng Mặt trăng 'trẻ hơn' 85 triệu năm so với số tuổi mà con người ước tính trước đây.
Hình minh họa của NASA mô tả mặt trăng khi bề mặt này bị nóng chảy vào hàng tỷ năm trước. Ảnh: CNN
Các nhà khoa học từ Trung tâm hàng không vũ trụ Đức đã tính toán mất bao lâu đại dương magma của mặt trăng có thể làm mát, bởi nhiều quan điểm cho rằng bề mặt của Mặt trăng từng nóng chảy, và họ ước tính rằng Mặt trăng thực sự "trẻ hơn" 85 triệu năm so với quan niệm trước đây.
Vì vậy, theo các nhà khoa học Đức, Mặt trăng thực sự được sinh ra ở phần cuối trong quá trình hình thành Trái đất.
"Đây là lần đầu tiên tuổi của Mặt trăng có thể được liên kết trực tiếp với một sự kiện xảy ra vào quá trình hình thành của Trái đất, cụ thể là sự hình thành của lõi", Thorsten Kleine, đồng tác giả nghiên cứu từ Viện Địa chất học tại Đại học Mnster ở Đức.
Mặt trăng được tạo ra như thế nào?
Nhiều nhà khoa học đồng thuận nguồn gốc của Mặt trăng: khoảng 4,51 tỷ năm trước, Trái đất vẫn còn đang nóng lên và thay đổi nhanh chóng. Trong thời gian đó, "hành tinh xanh" đã va chạm với một tiền hành tình (protoplanet) có tên Theia, lực va chạm mạnh tới mức đã khiến đất đá bắn ra ngoài không gian.
Những mảnh vỡ này sau đó đã được tích tụ lại trong hàng nghìn năm và hình thành vệ tinh tự nhiên của Trái đất - Mặt trăng.
Năng lượng tạo ra từ sự kết tụ của đá tạo ra một đại dương magma trên bề mặt hành tinh non trẻ. Cuối cùng nó kết tinh và hình thành bề mặt Mặt trăng như chúng ta biết ngày nay.
Làm thế nào để tính tuổi Mặt trăng?
Các mẫu vật thu thập được trong các nhiệm vụ Apollo và các nhiệm vụ khám phá của robot Luna thuộc Liên Xô đã không cung cấp đủ dữ liệu để tính toán tuổi của Mặt trăng. Vì vậy, các nhà khoa học đã phải tìm các phương pháp khác.
Sử dụng một mô hình máy tính, các nhà khoa học đã ước tính khoảng thời gian để đại dương magma của Mặt trăng làm mát và hóa rắn. Biết được quá trình kết tinh đó sẽ giúp tìm ra tuổi thọ của Mặt trăng.
Các mô hình trước đây ước tính phải mất tới 30 triệu năm để đại dương magma nguội lạnh. Nghiên cứu mới này đã gợi ý những mô hình đó đã mất hàng triệu năm.
Nhưng làm thế nào để tái diễn lại một quá trình diễn ra trong thời kỳ đầu của sự tồn tại của hệ Mặt trời? Phần đó đòi hỏi một "trí tưởng tượng và sáng tạo tuyệt vời", các nhà nghiên cứu cho biết.
Các nhà khoa học cũng cần tính toán thành phần của các khoáng chất cổ đại hình thành khi đại dương magma hóa rắn. Điều này giúp họ liên kết các loại đá khác nhau với các giai đoạn nhất định của quá trình tiến hóa của đại dương magma.
Tất cả các mô hình đó chỉ ra rằng mặt trăng phải mất gần 200 triệu năm để làm mát magma nóng chảy và tạo ra cái mà ngày nay chúng ta gọi là lớp vỏ mặt trăng.
Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng tuổi thọ của Mặt trăng rơi vào khoảng 4.425 tỷ năm, tức là trẻ hơn 85 triệu năm so với những gì các nghiên cứu trước đây đã chứng minh. "Đó là khoảng thời gian lõi Trái đất ổn định", các nhà nghiên cứu cho biết.
NASA cảnh báo tiểu hành tinh to hơn Vòng quay London Eye sắp lao vào Trái Đất Các nhà khoa học NASA đưa ra cảnh báo về tảng đá không gian ước tính lớn hơn công trình Vòng quay thiên niên kỷ cao 135 mét ở Anh. Tiểu hành tinh 2020ND ước tính có kích thước lớn hơn công trình vòng quay London Eye hay Vòng quay thiên niên kỷ ở Anh dự kiến sẽ lao vào quỹ đạo Trái...