Cơm lươn nướng Món ăn truyền thống của xứ sở hoa anh đào
Từ trước tới nay, đất nước Nhật Bản vốn nổi tiếng với món sushi cá tươi được chế biến dưới bàn tay tài hoa của các đầu bếp danh tiếng.
Nhưng bên cạnh đó, trong mỗi bữa cơm của người Nhật vẫn không thể thiếu được một món ăn vừa bổ dưỡng lại vừa đơn giản dễ làm mà rất nhiều người Việt Nam cũng yêu mến – món cơm lươn nướng
Cơm lươn nướng là những miếng lươn tươi ngon được tẩm ướp gia vị hoàn hảo, nướng trên ngọn lửa đỏ hồng rồi dùng với cơm trắng. Gia vị không làm mất đi vị ngon ngọt vốn có của lươn mà còn là hương vị đặc trưng ngàn năm của xứ sở hoa anh đào. Bạn đã bao giờ nếm thử hoặc trổ tài cho cả gia đình mình thưởng thức chưa? Hãy cùng vào bếp và cùng góc ẩm thực Hương Sen học bí quyết chế biến món cơm ươn nướng chuẩn bị Nhất Bản cho cả nhà thèm chảy nướng miếng nhé!
1. Chuẩn bị nguyên liệu cho món cơm lươn nướng
Thịt lươn phi lê: 2 miếng
Rượu Sake ( rượu của Nhật ): 4 thìa
Mirin: 90ml
Nước tương: 150ml
Video đang HOT
SansyoDầu ăn, giấm trắng
Cơm trắng
Đường, hạt tiêu, gia vị…
2. Các bước chế biến món cơm lươn nướng đúng vị Nhật Bản
Bước 1: Quạt than hồng và ủ trước khi bắt tay vào chế biến tẩm ướp lươn. Hoặc nếu nhà bạn có lò nướng thì bật sẵn lò ở nhiệt độ 200 độ C.
Lươn mua về rửa sạch với rượu và giấm để hết mùi tanh rồi thái miếng vừa ăn ( thường đển bản to gần bẳng nửa lòng bàn tay).
Bước 2: Bắc một nồi nhỏ lên bếp, để lửa vừa. Lần lượt đổ rượu sake, mirin và sansyo vào và đun. Khi hỗn hợp sôi thì cho đường vào khuấy đều tay, đun nhỏ lửa khoảng 15-20 phút thì tắt bếp.
Bước 3: Lót giấy bạc ở phía dưới. Lần lượt xếp các miếng lươn lên trên. Dùng chổi phết dầu ăn lên bề mặt miếng lươn và một lượt nước sốt rượu sake lên trên. Gói giấy bạc lại và đem nướng trong vòng 5 phút.
Bước 4: Lấy lươn ra, phết thêm một lớp nước xốt nữa lên rồi nướng tiếp trong khoảng 10 phút đến khi lươn chín đều thì bỏ ra ngoài.
Bước 5: Xới cơm trắng ra bát, rưới một thìa nước sốt trên bề mặt cơm rồi đặt một miếng lươn đã nướng chín lên trên. Thế là có ngay một bát cơm lươn nướng hoàn hảo và đẹp mắt rồi.
Chỉ với 5 bước vô cùng đơn giản là bạn đã mang cả ẩm thực Nhật Bản về trong căn bếp của mình rồi. Đảm bảo với món ăn này, dù mẹ chồng khó tính cỡ nào cũng sẽ phải gật đầu khen tấm tắc con dâu. Bởi vậy, chần chừ gì nữa mà không bổ sung ngay vào thực đơn và vào bếp trổ tài món cơm lươn nướng này cho cả gia đình thưởng thức. Nhà hàng tiệc cưới Hương Sen chúc các bạn thành công!
Theo Huongsen
Người dân Châu Á ăn món gì ngày Tết âm lịch?
Tết âm lịch là ngày lễ lớn đối với cộng đồng người Châu Á, khắp nơi ở Đông bán cầu, người dân đón Tết nguyên đán với các món ăn truyền thống đặc trưng của đất nước.
Bánh chưng (Việt Nam)
Món bánh chưng với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong và bánh thường được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt, cũng như ngày giỗ tổ Hùng Vương (Ảnh: Thucthan)
Sủi cảo (Trung Quốc)
Sủi cảo là một loại thực phẩm vô cùng phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt là ở miền Bắc. Món ăn này có nhân làm từ hỗn hợp thịt lợn băm và rau củ, được gói trong vỏ bánh làm bằng bột mỳ. Sủi cảo còn có tên gọi là bánh chẻo, nó được xem là môt nét đặc trưng trong văn hóa Trung Quốc. Món sủi cảo là một trong những món ăn quen thuộc ngày Tết cổ truyền của người Trung Quốc (Ảnh: huongnghiepaau)
Canh bánh gạo - Tteokguk (Hàn Quốc)
Tteokguk là một món canh nhất định phải có trong buổi sáng ngày đầu tiên của năm mới với người Hàn Quốc (Ảnh: khampha)
Gỏi cá Yusheng (Singapore)
Gỏi cá Yusheng là món ăn đặc trưng trong dịp lễ Tết của người dân Singapore, khi món dọn ra sẽ được xới tung tất cả lên càng cao càng tốt nhưng không được làm rơi ra ngoài và hô "lohei" có nghĩa là "trộn đều" hay "thịnh vượng" rồi trộn tiếp với sốt trước khi thưởng thức.
Bánh Tikoy (Philippines)
Người Philippines là bánh Tikoy trong ngày đầu năm mới. Bánh được làm từ gạo nếp trộn mỡ lợn, đường, nước, nhúng vào trứng gà rồi chiên. Món ăn này mang ý nghĩa gắn bó tình cảm gia đình. Tất cả thành viên trong nhà cùng ngồi ăn bánh trong ngày mùng 1 để cầu mong cả năm gia đình luôn đầm ấm, đoàn kết, hạnh phúc (Ảnh: TH&CL)
Theo Thoidai
Phát thèm với nhân bánh tét "cách tân" ngày Tết của người Nam bộ Tết đến Xuân về, trên mâm cỗ của mỗi gia đình người dân Nam bộ đều không thể thiếu món bánh tét. Nếu ngoài Bắc, ngày Tết có bánh chưng xanh, thì trong Nam lại là đòn bánh tét. Đây là nét văn hóa bao đời nay của người dân Nam bộ. Theo nhiều người, bánh tét không đơn thuần chỉ là một...