Cơm cháy Ninh Bình, món quà quê đất Cố đô Hoa Lư
Ngoài danh lam thắng cảnh, Ninh Bình còn níu chân du khách phương xa bởi những đặc sản như dê núi, xôi trứng kiến, bánh đa cá rô… Nổi bật nhất trong đó là cơm cháy Ninh Bình, món quà quê vừa lọt vào top 100 quà tặng đặc sản vùng miền năm 2020.
Theo trang web du lịch Ninh Bình, nguồn gốc món ăn có từ cuối thế kỷ 19 và do chàng trai tên Đinh Hoàng Thăng sáng tạo nên. Sau khi từ Hà Nội trở về quê nhà, người này xin làm cho hiệu ăn uống và tích lũy dần kinh nghiệm. Cho đến khi người này xây dựng một nhà hàng chuyên phục vụ cơm cháy và rất thành công thì từ đó thương hiệu cơm cháy Ninh Bình ngày càng phổ biến hơn.
Dù biết là cơm cháy thì đâu đâu cũng có bán, ngay cả ở TPHCM, có đến hàng trăm tiệm ăn vặt bán món này; thế nhưng, những ai đã thưởng thức qua cơm cháy Ninh Bình rồi sẽ cảm nhận được sự khác biệt. Điều này đến từ nguyên liệu chọn lựa cũng như cách chế biến. Cụ thể, gạo để làm món ăn phải được trộn từ hai loại gạo dẻo và gạo khô để thành phẩm có độ tơi xốp, không quá khô hay cứng.
Rồi khi làm bánh, thợ nấu dùng đến nồi gang để nấu cơm dưới ngọn lửa từ than củi. Khi cơm chín, lấy cơm ra và chừa lại phần cơm dính đáy nồi ủ tiếp trên bếp khoảng hơn chục phút. Đến khi hạt cơm chuyển màu vàng nhạt thì tự khắc bung ra. Lúc đấy, chỉ việc đem lớp cơm này phơi hoặc sấy khô rồi đóng túi bảo quản. Khi thực khách yêu cầu thì mới đem những miếng cơm này đi chiên giòn để phục vụ.
Video đang HOT
Về thức ăn kèm, ngoài chà bông mằn mặn thì một số nơi còn xào thịt hoặc lòng dê với các loại rau cải cho thực khách thích ăn có chút nước sền sệt. Cái hay của món quà vặt này là nó được bán quanh năm suốt tháng và khá dễ để tìm mua tại Ninh Bình. Đặc biệt, trên các trang thương mại điện tử cũng có bán cơm cháy Ninh Bình. Tuy nhiên, mọi người nên nhớ một số lưu ý sau để nhận dạng cơm cháy có thật sự ngon hay không? Đó là, hạt cơm cần phải chín và xốp đều nhau. Dùng tay bấm thử miếng bánh cơm thấy giòn tan, dễ vỡ và mặt bánh đều màu vàng là bánh ngon.
Một lần ghé thăm Ninh Bình, một lần ghé thăm quần thể di tích quốc gia Cố đô Hoa Lư thì món cơm cháy tại nơi này sẽ giúp bạn có được những trải nghiệm gần gũi hơn về du lịch, ẩm thực cũng như văn hóa nơi này. Qua đó, sẽ hiểu vì sao nó là món ăn được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận và xác lập Giá trị ẩm thực châu Á vào năm 2012.
Những món ăn "phải thử" khi đến Ninh Bình
Không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh nên thơ, Ninh Bình còn được biết đến với những món ăn nổi tiếng chỉ vùng đất này mới có. Dưới đây là những món ăn "phải thử" khi đến với vùng đất cố đô này.
Thịt dê
Vùng núi Trường Yên (huyện Hoa Lư) có nhiều núi đá vôi được hình thành từ lâu đời. Tận dụng lợi thế này, người dân đã hình thành thói quen chăn thả dê trên núi, cho chúng ăn các loài cây cỏ tự nhiên. Nhờ vậy, thịt dê Ninh Bình khi chế biến thường có hương vị thơm ngon đặc biệt với mùi thảo dược, vị ngọt, thịt chắc. Thịt dê được người Ninh Bình chế biến thành nhiều món hấp dẫn như tái chanh, áp chảo, hầm thuốc bắc hay nem dê... Năm 2012, dê núi Ninh Bình đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là một trong "Top 50 món ăn đặc sản của người Việt Nam". Năm 2021, dê núi Trường Yên cũng lọt vào "Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam" của tổ chức này.
Cơm cháy
Cơm cháy Ninh Bình đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là một trong 12 món ăn đặc sản Việt Nam theo bộ tiêu chí "Giá trị ẩm thực châu Á" vào tháng 8-2012. Cơm cháy tuy là món ăn giản dị nhưng để chế biến ngon, đáp ứng tiêu chuẩn phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, được làm thủ công hoàn toàn theo bí quyết của người Ninh Bình. Gạo được chọn để làm cơm cháy phải là loại gạo tám thơm dẻo hoặc nếp cái hoa vàng. Sau khi vo sạch gạo, nấu chín, người ta lấy từng tảng cơm dính dưới đáy nồi (cháy), phơi khô dưới nắng, sau đó chiên ngập trong dầu để hạt gạo giòn tan. Cơm cháy Ninh Bình được chấm với nước xốt làm từ thịt dê, có độ sánh, vị cay, thơm tạo nên hương vị hòa quyện khó quên.
Mắm tép Gia Viễn
Huyện Gia Viễn là vùng chiêm trũng, nhiều sông ngòi. Người dân nơi đây có nghề "riu" (đánh bắt) tép và làm mắm từ bao đời nay. Để làm được những hũ mắm tép ngon, người ta chỉ chọn tép già, thân tròn, màu xanh lam và phải còn tươi nguyên. Sau khi rửa sạch, để ráo nước, người ta trộn đều tép với thính và muối rồi cho vào hũ sành, đậy kín nắp, để nơi thoáng mát chừng hơn một tháng là dùng được. Mắm tép Gia Viễn đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là một trong "100 đặc sản quà tặng Việt Nam 2020 - 2021".
Những đặc sản ngon ngất ngây ở Ninh Bình Thịt dê hay cơm cháy Ninh Bình đã để lại một ấn tượng rất riêng trong lòng du khách. Thịt dê núi Thịt dê núi Ninh Bình là một trong những món ăn được liệt vào hàng kinh điển trong các món đặc sản phải thử ít nhất một lần. Thịt dê vốn có mùi hơi hôi nhưng dưới bàn tay khéo léo...