Cơm áo không đùa với nhà giáo
Ngành giáo dục đã rất cố gắng đảm bảo quyền lợi cho nhà giáo rồi, mong các ngành các cấp có liên quan cũng sớm vào cuộc, bù đắp cho cô thầy.
Ảnh minh họa.
Để bảo vệ quyền lợi cho giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Công văn 460/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 02/02/2021 lên Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Và, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý phương án tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới.
Nghĩa là, thâm niên cho nhà giáo chính thức bị cắt từ ngày 1/7/2022.
Nhiều gia đình nhà giáo lâm vào tình cảnh khó khăn
Dù thời gian này giáo viên vẫn được nhận thâm niên nhưng viễn cảnh sẽ mất đi khoản tiền thâm niên sẽ không còn xa nữa.
Một giáo viên có thâm niên 10 năm thì một tháng sẽ mất đi số tiền mấy trăm ngàn đồng.
Giáo viên có thâm niên 20 năm trở lên, số tiền mất đi hơn 1 triệu đến gần 2 triệu đồng.
Giáo viên có thâm niên 30 năm thì số tiền mất hàng tháng lớn hơn 2 triệu đồng.
Video đang HOT
Gia đình một người làm giáo viên còn đỡ, nếu cả 2 vợ chồng đều là nhà giáo thì khoản tài chính hao hụt hàng tháng sẽ gấp đôi như thế.
Vài triệu đồng đối với người này đôi khi không lớn nhưng đối với giáo viên là số tiền không hề nhỏ.
Lương nhà giáo bậc đại học 3 năm mới tăng bậc một lần, mỗi lần tăng chưa đến 500 ngàn đồng.
Nay, bỗng dưng mất đi vài triệu đồng/tháng thì hàng chục năm nữa tăng lương cũng không thể bù đắp được.
Nhiều thầy cô giáo cho biết, ăn có thể ít đi một tí nhưng tiền đóng học cho con, tiền khám chữa bệnh thì không thể không có.
Những thầy cô giáo bị cắt thâm niên, trong số đó phần đông là những giáo viên lâu năm hiện đang phải lo cho con cái học nghề với chi phí khá lớn, lo cho bản thân bệnh tật vì tuổi sắp về chiều.
Mất đi khoản tiền lớn hàng tháng như vậy, họ sẽ làm thế nào để bù đắp lỗ hổng tài chính đây?
Còn có thâm niên, mỗi tháng nhà giáo có thêm ít tiền nhưng cuộc sống vẫn khá chật vật.
Nay, thâm niên bị cắt thì đương nhiên giáo viên phải làm việc ngoài gấp đôi mới có thể bù đắp khoản thiếu hụt về kinh tế.
Nhiều thầy cô giáo phải làm đủ nghề để sống.
Bước chân ra khỏi cổng trường là việc bao quanh, người lao đi tư vấn bảo hiểm.
Người lo lấy hàng để bán online.
Người lại lo tăng gia sản xuất. Người chạy xe ôm, lơ xe vào những ngày nghỉ…
Khi phải lo cho kinh tế gia đình thì thời gian đâu để lo dạy học?
Chưa bao giờ giáo viên phải học tập căng thẳng như lúc này.
Ngoài giờ lên lớp, giáo viên phải lo hoàn thành hồ sơ sổ sách, lo học bồi dưỡng thường xuyên chương trình mới, lo học để nâng cao trình độ, học để bổ sung chứng chỉ.
Nếu cuộc sống gia đình đảm bảo, nếu cái bụng đã no thì thời gian ngoài giờ lên lớp, giáo viên sẽ đầu tư cho việc dạy và học.
Nhưng, khi lương bị thụt giảm, kinh tế gia đình cheo leo thì lòng dạ nào mà yên tâm dành cho việc học tập, việc giảng dạy?
Thế là, dù không muốn giáo viên vẫn phải gác việc trường việc lớp để lo kinh tế gia đình.
Và như thế, học trò mới chính là người chịu thiệt thòi nhiều nhất.
Chúng ta cứ luôn hô hào, giáo dục là quốc sách hàng đầu nhưng đầu tư cho người thầy lại khá chi ly.
Hàng chục năm về trước, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lúc đó là thầy Nguyễn Thiện Nhân đã cố gắng đấu tranh để giáo viên sống được bằng lương.
10 năm trôi qua, lương nhà giáo vẫn chưa được cải thiện nhiều thì nay lại đứng trước nguy cơ bị tụt giảm.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cũng từng cho rằng: “Đối với chế độ lương cho các giáo viên cần một chế độ thỏa đáng để đúng với vị thế một nghề mà xã hội tôn vinh là cao quý.
Chế độ lương tốt để các thầy cô toàn tâm toàn ý hết lòng vì sự nghiệp giáo dục”.
Nay, lương không tăng mà sẽ bị thụt giảm (do cắt thâm niên) thì e rằng nhiều giáo viên sẽ không còn toàn tâm cho sự nghiệp giáo dục.
Ngành giáo dục đã rất cố gắng đảm bảo quyền lợi cho nhà giáo rồi, mong các ngành các cấp có liên quan cũng sớm vào cuộc, bù đắp cho cô thầy.
Nhà giáo vẫn cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ?
Sau khi Bộ GD-ĐT ban hành chùm thông tư về tiêu chuẩn, chức danh giáo viên từ mầm non đến phổ thông, nhiều nhà giáo đặt câu hỏi: Có cần đi học để lấy chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hay không?
Nhà giáo có cần đi học để lấy chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp? - NGỌC THẮNG
Trước những thắc mắc của giáo viên, đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), lý giải đây là quy định chung đối với viên chức của tất cả các ngành, lĩnh vực, mà không riêng gì ngành giáo dục. Cụ thể, luật Viên chức 2010 quy định người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó (điểm b khoản 1 điều 31) và viên chức phải thực hiện chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm hạng (điểm b khoản 3 điều 33).
Nghị định 101 ngày 1.9.2017 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định: Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức là một trong những điều kiện để viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng, xét bổ nhiệm vào hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề (điểm a khoản 3 điều 26).
Do đó, nội dung quy định giáo viên mầm non, phổ thông công lập cần có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trong các thông tư số 01, 02, 03, 04 ban hành ngày 2.2.2021 của Bộ GD-ĐT là thực hiện quy định của luật Viên chức và Nghị định 101 của Chính phủ.
Đại diện lãnh đạo Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục khẳng định: Muốn bỏ quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên thì cần thiết phải xem xét, sửa các quy định này theo hướng mở rộng quy định tại luật Viên chức và Nghị định 101 của Chính phủ là có thể sử dụng chứng chỉ của chuyên ngành thay thế. Chỉ khi đó, giáo viên mới có thể sử dụng chứng chỉ, chứng nhận bồi dưỡng chuyên ngành để thay thế cho chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
'Tôi đi dạy gần 20 năm, giờ phải học chứng chỉ nghề nghiệp, có vô lý?' "Tôi dạy học gần 20 năm, một số đồng nghiệp khác trên dưới 10 năm mà vẫn phải đi học để lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp thì thật vô lý", một giáo viên chia sẻ. Cô giáo Phan Tuyết (Bình Thuận), công tác trong ngành giáo dục gần 20 năm, vừa hoàn thành xong lớp bồi dưỡng chứng chỉ chức danh...