Colombia: Kho báu 20 tỷ USD sẽ được trục vớt
Tàu San Jose thuộc sở hữu của hoàng gia Tây Ban Nha và bị hải quân Anh đánh chìm vào năm 1708 gần Cartagena, Colombia.
Con tàu bị chìm khi đang chất đầy kho báu như ngọc lục bảo và khoảng 200 tấn đồng xu vàng, giá trị ước tính của xác tàu hiện tại vào khoảng 20 tỷ USD.
Tàu San Jose thuộc sở hữu của hoàng gia Tây Ban Nha và bị hải quân Anh đánh chìm vào năm 1708 gần Cartagena, Colombia. Chỉ có vài người trong số đoàn thủy thủ khoảng 600 người sống sót
Con tàu bị chìm khi đang chất đầy kho báu như ngọc lục bảo và khoảng 200 tấn đồng xu vàng
Chính quyền Colombia phát hiện xác tàu vào năm 2015, giá trị ước tính của xác tàu hiện tại vào khoảng 20 tỷ USD
Video đang HOT
Một robot dưới nước sẽ được điều động để trục vớt các vật phẩm từ con tàu
Quá trình này dự kiến sẽ tiêu tốn 4,5 triệu USD, robot sẽ hoạt động ở độ sâu 600m để vớt các đồ vật như gốm sứ, mảnh gỗ, và không làm thay đổi hoặc làm hỏng xác tàu
Hầu hết các vật dụng trên tàu đã trải qua những thay đổi vật lý và hóa học, có thể phân hủy khi được kéo lên khỏi mặt nước.
Colombia sắp trục vớt 'kho báu' trị giá hàng tỷ USD từ con tàu đắm năm 1708
Chính phủ Colombia hôm thứ Năm (21/12) cho biết sẽ cố gắng trục vớt các hiện vật từ vụ đắm thuyền buồm San Jose năm 1708, nơi được cho là chứa hàng hóa trị giá hàng tỷ USD.
Kế hoạch đưa xác thuyền buồm San Jose 300 năm tuổi cùng lượng hàng hóa chìm với nó lên mặt nước đã gây tranh cãi, bởi tuy nó mang lại giá trị kinh tế cao, nhưng xác tàu này đồng thời cũng là kho báu có giá trị khảo cổ lớn.
Bức ảnh được chụp bởi một phương tiện tự động dưới nước cho thấy xác thuyền buồm San Jose của Tây Ban Nha chìm ngoài khơi bờ biển Caribe của Colombia. Ảnh: AP
Bộ trưởng Văn hóa Colombia Juan David Correa cho biết những nỗ lực trục vớt đầu tiên sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5 năm sau, tùy thuộc vào điều kiện đại dương ở Caribe. Ông Correa cam kết đây sẽ là một cuộc thám hiểm khoa học.
"Đây là xác tàu phục vụ cho nghiên cứu khảo cổ, không phải kho báu", ông Correa nói sau cuộc gặp với Tổng thống Colombia Gustavo Petro. "Đây là cơ hội để chúng ta trở thành quốc gia đi đầu trong nghiên cứu khảo cổ dưới nước".
Nếu được trục vớt thành công, xác tàu này có thể mang lại giá trị hàng tỷ USD với 11 triệu đồng xu bằng vàng và bạc, ngọc lục bảo cũng như hàng hóa quý giá khác từ các thuộc địa do Tây Ban Nha kiểm soát.
Ông Correa cho biết có thể dùng robot hoặc tàu lặn để thu thập vật liệu trong xác tàu. Sau đó, chúng sẽ được đưa lên tàu hải quân để phân tích. Dựa trên kết quả, chính phủ Colombia có thể lên kế hoạch tiến hành nỗ lực thứ hai.
Hơn 300 năm trước, thuyền buồm San Jose đã bị đánh chìm trong trận chiến với các tàu của Anh. Đến năm 2015, xác tàu được định vị nhưng đã vướng vào các tranh chấp pháp lý và ngoại giao, do đây vừa là kho báu khảo cổ vừa là kho báu kinh tế. Mỹ, Colombia và Tây Ban Nha tranh chấp về việc ai có thể sở hữu kho báu này.
Năm 2018, Chính phủ Colombia từ bỏ kế hoạch khai quật xác tàu, trong bối cảnh tranh chấp với một công ty tư nhân đòi quyền trục vớt dựa trên thỏa thuận với chính quyền Colombia vào những năm 1980. Cũng trong năm 2018, cơ quan văn hóa Liên hợp quốc kêu gọi Colombia không khai thác thương mại xác tàu.
Một cơ quan bảo vệ di sản văn hóa dưới nước của UNESCO đã gửi thư tới Colombia bày tỏ lo ngại rằng việc trục vớt kho báu để bán thay vì để bảo tồn giá trị lịch sử "sẽ gây ra mất mát không thể khắc phục được đối với di sản quan trọng".
Colombia chưa ký Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. Công ước này yêu cầu các bên ký kết phải tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế, phải thông báo cho UNESCO về kế hoạch xử lý xác tàu.
Xác tàu được phát hiện cách đây 3 năm với sự trợ giúp của một nhóm chuyên gia quốc tế và phương tiện tự hành dưới nước. Vị trí chính xác của nó là bí mật quốc gia. Con tàu San Jose bị chìm ở đâu đó trong khu vực rộng lớn ngoài khơi bán đảo Baru của Colombia, phía nam Cartagena, trên biển Caribe.
Thuyền buồm San Jose có 3 tầng, được cho là dài 45 m, rộng 14 m, được trang bị 64 khẩu súng. Colombia cho biết các nhà nghiên cứu đã phát hiện những khẩu súng thần công bằng đồng ở tình trạng tốt, cùng với các bình gốm sứ và vũ khí cá nhân.
Ghi hình "quái thú" đầu chó, chân nhện trong rừng Amazon, nhiếp ảnh gia bị cư dân mạng đòi tới tận nhà "Quái thú" kỳ lạ có cái đầu giống chó, chân giống nhện được tìm thấy trong rừng Amazon khiến nhiều người bối rối. Vào năm 2017, nhiếp ảnh gia Andreas Kay quyết định vào rừng Amazon để chụp ảnh các sinh vật. Tình cờ, trong lúc đang đi dạo trong rừng, Andreas Kay đã ghi được hình ảnh của một con "quái thú"...