Coi chừng dị ứng kem chống nắng
Ngày nay, nhiều người sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da phòng chống ung thư da do ánh nắng mặt trời. Nhìn chung dùng kem là an toàn, nhưng cũng có khi bạn bị dị ứng với một loại kem mới dùng.
Nhìn chung dùng kem là an toàn, nhưng cũng có khi bạn bị dị ứng với một loại kem mới dùng. Nguồn: internet
Các tác dụng của kem chống nắng
Hầu hết các loại kem chống nắng hoạt động theo một trong hai cách sau:
Thứ nhất, hấp thụ hóa học: Các loại kem chống nắng chứa chất chống nắng hóa học hấp thụ tia UV (tia cực tím) và biến năng lượng này thành một dạng bức xạ ít nguy hiểm gây ít tổn thương cho da. Các loại kem chống nắng hấp thụ các loại bức xạ UV khác nhau, có loại hấp thụ tia UVA còn loại khác thì hấp thụ tia UVB. Các loại kem chống nắng khi bôi lên da có thể thấm hoàn toàn vào da là các loại kem chống nắng hóa học.
Thứ hai, ngăn chặn vật lý: Các loại kem chống nắng có tác dụng phản chiếu lại bức xạ mặt trời để da không hấp thụ các tia tử ngoại. Các chất chống nắng vật lý có chứa oxit kẽm, nên khi bôi lên da thường để lại một lớp màu sáng.
Vì sao dị ứng kem chống nắng?
Hiện nay, thành phần chống nắng đã được đưa vào mỹ phẩm và kem dưỡng da bên cạnh các sản phẩm chống nắng chuyên dụng, nên chúng có thể gây ra các trường hợp dị ứng với các hóa chất trong kem chống nắng. Hầu hết các phản ứng dị ứng này thuộc dạng viêm da tiếp xúc.
Dị ứng kem chống nắng thường dẫn đến viêm da tiếp xúc, với các dấu hiệu: Nổi những nốt mẩn phồng rộp và ngứa, gây ra bởi sự tiếp xúc trực tiếp của da với chất gây dị ứng. Dị ứng với kem chống nắng có thể xảy ra ở bộ phận nào trên cơ thể được bôi kem chống nắng, nhưng hay gặp hơn ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng, nên gọi là viêm da tiếp xúc với ánh sáng. Chẳng hạn dị ứng hay gặp ở mặt, vùng chữ V ở cổ áo giữa phần trên ngực và dưới cổ, mặt sau bàn tay và cẳng tay. Nguyên nhân là do dị ứng với các thành phần hoạt tính hoặc với nước hoa và chất bảo quản có trong kem chống nắng. Test áp da (patch test) là một phần quan trọng trong việc đánh giá viêm da tiếp xúc.
Những người có nguy cơ bị dị ứng là: Phụ nữ (thường dùng kem chống nắng); người có các tình trạng viêm da mạn tính liên quan đến ánh nắng mặt trời; người bị viêm da dị ứng; người bôi kem chống nắng lên các vùng da bị tổn thương; người thường xuyên làm việc ngoài trời nắng…
Chất nào gây dị ứng trong kem chống nắng?
Video đang HOT
Các nghiên cứu cho thấy, thành phần hoạt tính có trong kem chống nắng gây viêm da tiếp xúc. Do kem chống nắng chứa nhiều thành phần hoạt tính, nên khó xác định chính xác chất nào gây dị ứng nếu không làm test áp cho từng hóa chất riêng. Các thành phần hoạt tính phổ biến nhất trong kem chống nắng dễ gây viêm da tiếp xúc:
Axit para-Aminobenzoic (PABA): Là một trong những thành phần có trong kem chống nắng gây viêm da tiếp xúc. Tuy có nhiều loại kem chống nắng có nhãn “không gây dị ứng” vì chúng không chứa PABA, nhưng vẫn có thể gây viêm da tiếp xúc do các thành phần hoạt tính khác. Người nào đã bị dị ứng với PABA có thể bị dị ứng với các hóa chất khác tương tự, như para-phenylenediamine.
Benzophenones: Là một chất phổ biến nhất gây viêm da tiếp xúc với kem chống nắng ở Hoa Kỳ.
Cinnamates: Có trong kem chống nắng và được sử dụng như hương liệu và nước hoa trong kem đánh răng hay nước hoa. Những hóa chất này có liên quan đến Balsam của Peru, dầu quế, axit cinnamic và aldehyde. Những người dị ứng với cinnamates cũng có thể bị dị ứng với các hóa chất kể trên.
Salicylates: Các hóa chất phổ biến được sử dụng trong nhóm này bao gồm octyl salicylate, homosalate và bất kỳ hóa chất nào kết thúc bằng “-salicylate.” Salicylat ít gây viêm da tiếp xúc.
Dibenzoylmethanes: Gồm các hóa chất avobenzone và Eusolex 8020. Chúng thường được kết hợp với các chất hấp thụ hóa học khác trong kem chống nắng.
Octocrylene: Là một chất mới được sử dụng trong kem chống nắng nhưng đã được báo cáo là gây viêm da tiếp xúc. Nó tương tự như cinnamates và có thể được sử dụng cùng với hóa chất cinnamate trong kem chống nắng.
Thế nào là kem chống nắng an toàn?
Cho đến nay, các loại kem chống nắng tác dụng theo cơ chế vật lý chưa được báo cáo là gây viêm da tiếp xúc, gồm các chất chống nắng như oxit kẽm (zinc oxide) và titan dioxit (titanium dioxide). Các loại kem sử dụng màng chống nắng vật lý thường có dạng kem khá dày và không thấm hết vào da. Đây là các loại kem chống nắng mà những người bị dị ứng với kem chống nắng nói trên có thể dùng hoặc những người có lo ngại về việc bị dị ứng với kem chống nắng cũng nên dùng.
BS. Phạm Hồng
Theo tapchitaichinh.vn
Đi biển, rinh 8 món đồ 'không thể thiếu' giá chỉ dưới 250k này là nàng đã có làn da khỏe đẹp suốt chuyến đi
Những món đồ cần thiết dưới đây sẽ giúp bạn duy trì làn da khỏe đẹp trong suốt chuyến đi biển ngày hè.
Banana Boat Sunscreen Lip Balm Broad Spectrum SPF 45 (46 nghìn đồng)
Mọi người thường quên bôi kem chống nắng cho môi và dễ bị bỏng môi. Bạn hãy đầu tư ngay son dưỡng với chỉ số SPF cao để dưỡng ẩm và bảo vệ đôi môi. Banana Boat Sunscreen Lip Balm Broad Spectrum SPF 45 là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Son dưỡng này chứa SPF 45 giúp chống lại tia UVA và UVB. Nha đam và vitamin E có trong son có tác dụng dưỡng ẩm và trị môi khô, nứt nẻ.
Garnier SkinActive Soothing Facial Mist (162 nghìn đồng)
Với 99% thành phần tự nhiên, Garnier SkinActive Soothing Facial Mist an toàn để sử dụng và phù hợp với cả làn da nhạy cảm nhất. Xịt dưỡng hoa hồng có tác dụng làm giảm mẩn đỏ, cấp một lượng ẩm và khoáng chất cho làn da. Bạn có thể sử dụng trước và sau khi trang điểm để giúp lớp nền căng mịn, khỏe mạnh và tự nhiên hơn
Bare Republic Mineral SPF 50 Sport Sunscreen Stick (209 nghìn đồng)
Kem chống nắng cầm tay này của Bare Republic là sản phẩm hoàn hảo cho cả gia đình. Bare Republic Mineral SPF 50 Sport Sunscreen Stick không chỉ thân thiện với môi trường và dễ sử dụng, mà còn không chứa bất kỳ hoạt chất hóa học nào, thường liên quan đến các phản ứng bất lợi trên da. Với chiết xuất từ dầu dưỡng và bơ, kem chống nắng này có thể chạm đến những điểm khó tiếp cận như sau tai hoặc vùng "tam giác". Thoa kem chống nắng này bạn sẽ có làn da mềm mại ngay tức thì.
Palmer's Coconut Oil Formula Coconut Oil Leave-In Conditioner (139 nghìn đồng)
Tắm biển có thể làm khô tóc và làm hư hại tóc. Palmer's Coconut Oil Formula Coconut Oil Leave-In Conditioner chứa dầu dừa, dầu monoi, vitamin E có tác dụng dưỡng ẩm tóc khô, giảm thiểu tóc xoăn cứng và rối và chống chẻ ngọn.
Milani Keep It Full Nourishing Lip Plumper (46 nghìn đồng)
Milani Keep It Full Nourishing Lip Plumper có hiệu ứng bay hơi tinh tế giúp đôi môi trông thật quyến rũ. Son có 6 màu rực rỡ như hồng, hồng nhạt, nude và đồng. Thoa một lượng nhỏ bằng hạt đậu lên môi và má bạn sẽ có vẻ ngoài tươi tắn, rạng rỡ dưới nắng hè.
Secret Fresh Antiperspirant and Deodorant Clear Gel in Va Va Vanilla (116 nghìn đồng)
Nếu hoạt động dưới ánh nắng mặt trời bạn hãy dùng ngay gel khử mùi của Secret. Gel khử mùi này khô nhanh, kiểm soát mùi và giúp vùng da dưới cánh tay của bạn luôn khô thoáng trong nhiều giờ. Mùi hương vani dịu nhẹ và lôi cuốn hàng giờ liền.
Dove Refresh Care Volume & Fullness Dry Shampoo (116 nghìn đồng)
Dầu gội khô này sẽ không làm bạn thất vọng. Dove Refresh Care Volume & Fullness Dry Shampoo được thiết kế với công thức đặc biệt dành cho những mái tóc cần được nuôi dưỡng dày và bồng bềnh hơn. Sản phẩm được bổ sung dưỡng chất và độ ẩm giúp tóc khỏe mạnh, hạn chế khô xơ và hư tổn. Dầu gội khô này không chỉ có tác dụng thấm hút bã nhờn trên tóc và da đầu hiệu quả mà còn hỗ trợ tạo kiểu tóc, giúp giữ nếp tóc tốt hơn.
Eucerin Advanced Repair Body Lotion (232 nghìn đồng)
Dưỡng thể Eucerin Advanced Repair Body Lotion giúp làm dịu, trẻ hóa làn da, cung cấp độ ẩm và giúp làm lành da khô, nứt nẻ. Sản phẩm không có mùi thơm và chứa các thành phần tốt cho da như ceramides và glycerin.
Ngọc Huyền
Theo emdep.vn
Gợi ý các cách chọn kem chống nắng bảo vệ da an toàn Hãy tham khảo những bí quyết đọc nhãn sản phẩm dưới đây để chọn kem chống nắng tốt nhất cho bản thân. Trong mùa nóng, kem chống nắng là mỹ phẩm không thể thiếu trong túi. Tuy vậy, thị trường nhan nhản các thể loại kem chống nắng. Loại nào tốt? Loại nào hợp với da mình? Thật khó nói nếu không hiểu...