Coi bữa ăn là ăn cơm: Người Việt ngày càng thừa mỡ máu
Theo thông tin từ Bộ Y tế, trước tình trạng bệnh không lây nhiễm đang gia tăng, để giảm dần trong chiến lược phòng chống bệnh không lây nhiễm thì “đánh đuổi” cholesterol vô cùng quan trọng.
Báo động thừa cholesterol
Theo PGS Nguyễn Trường Sơn – Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay tỷ lệ thừa cholesterol ở người Việt Nam đang ở mức cao.
Theo ghi nhận gần đây nhất, trong kết quả điều tra Quốc gia, yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015, tỷ lệ người Việt Nam rơi vào tình trạng thừa cholesterol ở mức đáng báo động và có xu hướng tiếp tục gia tăng.
Trung bình cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người thừa cholesterol trong cơ thể. Hơn 50% phụ nữ trong độ tuổi 50-65 đang trong tình trạng thừa cholesterol.
Đây là thực trạng đáng báo động vì thừa cholesterol trong cơ thể chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm gia tăng tỷ lệ các bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ), nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp… trong thời gian gần đây.
Cholesterol là một chất béo quan trọng, cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, nếu hàm lượng cholesterol trong máu vượt quá ngưỡng cần thiết sẽ làm lắng đọng các mảng lipid, tích tụ lâu ngày sẽ hình thành các mảng xơ vữa động mạch ở thành mạch máu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong như các bệnh nói trên.
Đáng nói, trong hai nguồn sản sinh cholesterol cho cơ thể là nội sinh (do gan tự tổng hợp) và ngoại sinh (đến từ các thực phẩm), thì nguồn ngoại sinh hầu như là nơi khởi phát chính của tình trạng thừa cholesterol.
Coi bữa ăn là ăn cơm: Người Việt ngày càng thừa mỡ máu
Video đang HOT
Những nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể: Có 5 nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng thừa cholesterol. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu đến từ lối sống và chế độ ăn uống.
Ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol: Thực phẩm chứa nhiều cholesterol được tìm thấy nhiều nhất ở những thức ăn có nguồn gốc từ động vật và mỡ động vật như thịt bò, mỡ bò, thịt lợn, mỡ lợn, thịt cừu, thịt gia cầm béo (vịt, ngỗng nuôi công nghiệp) và nội tạng động vật.
Uống nhiều rượu, bia và các thức uống có gas: Rượu, bia và các loại thức uống có gas nếu sử dụng nhiều sẽ làm tăng cholesterol xấu và triglyceride.
Lối sống không khoa học, bao gồm: Lười tập thể dục và ít tham gia các hoạt động thể chất, không kiểm soát cân nặng (béo phì), hút thuốc: Một số hóa chất có hại trong thuốc lá làm tăng lượng cholesterol xấu gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Những người bị huyết áp cao (tăng huyết áp) và bệnh tiểu đường thường có mức cholesterol cao hơn bình thường.
Yếu tố tiền sử gia đình: Có một số các yếu tố cố định gây ra mức cholesterol cao không thể thay đổi được như tiền sử gia đình bị bệnh tim, có tình trạng cholesterol cao. Càng lớn tuổi thì khả năng bị hẹp động mạch (xơ vữa động mạch) càng cao.
Đừng bỏ hoàn toàn chất béo
PGS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, các giải pháp về giảm cholesterol đó là thay đổi thói quen dinh dưỡng. Điều đáng lo ngại hiện nay tỷ lệ người dân ăn rau xanh trái cây còn quá ít. Theo nghiên cứu điều tra năm 2015 tỷ lệ sử dụng rau xanh chỉ chiếm 200 gram trong đó khuyến nghị mỗi người cần 400 gram rau xanh, trái cây mỗi ngày. Vì vậy, rau xanh chính là cách để làm giảm cholesterol xấu trong máu.
Ngoài ra, PGS Mai cũng cho biết người Việt còn coi bữa ăn hàng ngày là “ăn cơm”. Bữa ăn họ ăn nhiều cơm dẫn đến hàm lượng tinh bột đưa vào cơ thể quá nhiều. Ăn nhiều tinh bột cũng làm tăng cholesterol máu. Bà Mai cho rằng có nhiều người bệnh sau khi xét nghiệm hàm lượng cholesterol toàn phần, cholesterol xấu tăng cao nhưng bệnh nhân cho biết chỉ ăn đồ luộc, kiêng chất béo nhưng vẫn bị mỡ máu. Khi hỏi ra, bệnh nhân chia sẻ mỗi bữa ăn tới 2 – 3 bát cơm.
Vì vây, giảm tiêu thụ đường tinh chế được xem là một giải pháp giảm cholesterol.
Sợ mỡ máu, nhiều người kỳ thị với các loại dầu, đây là quan niệm không đúng, PGS Mai cho biết kiểm soát cholesterol tốt cũng cần tăng cường các chất béo như là chất béo không bão hóa một nối đôi hoặc đa nối đôi như các loại omega 3, omega 6, dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu oliu. Nếu sử dụng dầu thực vật dưới dạng trộn salat hay xào thức ăn rất tốt không sợ thừa mỡ máu như nhiều người vẫn nghĩ.
Nên ăn 1 tuần 2 – 3 bữa cá để ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Các thực phẩm từ thịt trứng, thủy sản không làm tăng cholesterol mà ngược lại nó còn giúp kiểm soát tốt cholesterol xấu.
Ngoài ra, nên uống đủ nước mỗi ngày. Người trưởng thành uống nước 40 ml/kg trọng lượng cơ thể. Nếu người 50 kg cần uống 2 lít nước mỗi ngày.
Đẩy lùi cholesterol để có trái tim khỏe
Tình trạng người Việt Nam thừa cholesterol (chất béo) trong cơ thể đang ở mức báo động. Điều đáng nói, việc thừa cholesterol là nguyên nhân trực tiếp làm gia tăng và trẻ hóa các bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ), nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp...
Điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường các hoạt động thể lực là biện pháp hữu hiệu để đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và có trái tim khỏe.
Bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức thăm khám một bệnh nhân bị béo phì kèm tăng huyết áp, thừa cholesterol.
Trẻ hóa người mắc bệnh về tim mạch, huyết áp
Từ đầu năm đến nay, trường hợp đột quỵ não nhỏ tuổi nhất được ghi nhận ở Trung tâm Đột quỵ não (Bệnh viện trung ương Quân đội 108) là 12 tuổi. Ngoài ra, bệnh viện cũng phải điều trị cho nhiều trường hợp bị đột quỵ não ở độ tuổi thanh, thiếu niên.
Bác sĩ Phạm Văn Cường, Trung tâm Đột quỵ não (Bệnh viện trung ương Quân đội 108) cho biết, đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, sau bệnh tim mạch, ung thư và là nguyên nhân hàng đầu để lại di chứng tàn tật. Đặc biệt, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi ngày càng tăng. Theo Tổ chức Đột quỵ Hoa Kỳ, số lượng bệnh nhân đột quỵ ở những người trẻ đã tăng hơn 44% trong 10 năm gần đây và khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ có độ tuổi từ 18 đến 50 tuổi. Ở Việt Nam, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng có xu hướng tăng, trung bình khoảng 2% mỗi năm và số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.
Theo nghiên cứu của Hội Tim mạch học Việt Nam, hiện nước ta có khoảng 25% dân số mắc bệnh về tim mạch, tăng huyết áp. Đáng chú ý, các ca mắc đang ngày càng trẻ hóa, với rất nhiều đối tượng còn đang trong độ tuổi lao động.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam cho biết, trước đây, tỷ lệ bệnh nhân mắc tăng huyết áp chủ yếu ở độ tuổi từ 60 đến 70 tuổi. Thế nhưng, hiện nay, số người dưới 40 tuổi chiếm tới 20% trong tổng số các trường hợp bị tăng huyết áp và các bệnh tim mạch (ngày càng xuất hiện nhiều ở lứa tuổi từ 25 đến 40 tuổi).
Việc thừa cholesterol trong cơ thể là nguyên nhân trực tiếp làm gia tăng tỷ lệ các bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ), nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp... Tuy nhiên, kết quả một cuộc điều tra quốc gia gần đây cho thấy, tỷ lệ người Việt Nam rơi vào tình trạng thừa cholesterol ở mức báo động và có xu hướng gia tăng. Trung bình cứ 10 người trưởng thành, thì có 3 người thừa cholesterol. Ngoài ra, hơn 50% phụ nữ trung niên ở độ tuổi từ 50 đến 65 tuổi có tình trạng thừa cholesterol.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng, nguyên nhân chính gây ra tình trạng thừa cholesterol xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: Ăn ít rau, sử dụng thực phẩm chứa nhiều cholesterol, như nội tạng động vật, thịt vịt, ngỗng nuôi công nghiệp, các loại đồ ăn nhanh; ít vận động; thường xuyên hút thuốc, sử dụng nhiều rượu, bia...
"Có tới 51% phụ nữ và 63% nam giới tiêu thụ ít rau, quả. Việc ăn ít chất xơ không chỉ gây ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng, mà còn tích lũy choles terol xấu. Ngoài ra, béo phì cũng là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng cholesterol trong máu", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Bạch Mai cho biết.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng, tăng vận động
Tăng cường đạp xe góp phần giúp giảm cholesterol trong cơ thể. Ảnh: Nguyễn Quang
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Bạch Mai, nếu một người được chẩn đoán thừa cholesterol, mà không phải do bệnh nền và yếu tố tiền sử gia đình, thì điều trước tiên cần làm là thay đổi chế độ dinh dưỡng cho hợp lý hơn. Cụ thể, có 11 nội dung cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bao gồm: Bổ sung kiến thức về tháp dinh dưỡng, tăng tiêu thụ rau, quả, giảm muối, giảm đường tinh chế, bổ sung chất béo hợp lý, sử dụng nguồn đạm phù hợp, phòng chống thiếu vi chất, suy dinh dưỡng thấp còi, hạn chế tác hại của rượu, bia, kiểm soát cân nặng và uống đủ nước. Điều quan trọng là tăng cường ăn rau, quả để "quét" cholesterol xấu khỏi cơ thể...
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng, người dân chưa nhận thức đúng về hậu quả của việc thừa cholesterol đối với sức khỏe. Để người dân tự nhận thức và điều chỉnh thói quen ăn uống, lối sống, nhằm kiểm soát tình trạng thừa cholesterol, ngày 16-10 vừa qua, Bộ Y tế đã phát động "Tháng hành động đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể". Trong tháng hành động diễn ra các hoạt động khám, tư vấn miễn phí về cholesterol cho người dân tại các bệnh viện: Đại học Quốc gia Hà Nội, Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh), Đa khoa Đà Nẵng, Đa khoa trung ương Cần Thơ...
"Mọi người nên hạn chế ăn, uống các thực phẩm chứa nhiều cholesterol và cần bổ sung vào chế độ ăn uống chất béo có lợi (nhóm chất béo không bão hòa) như omega 3-6-9 được tìm thấy nhiều trong các loại cá biển, như: Cá hồi, cá trích và các loại dầu thực vật như dầu gạo lứt, dầu đậu nành, dầu hướng dương... Đồng thời, tăng cường các hoạt động thể chất: Đi bộ, đạp xe, bơi lội... và không hút thuốc, hạn chế rượu, bia... Tất cả mọi người hãy đẩy lùi thừa cholesterol để có một trái tim khỏe mạnh", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.
SOS: Hơn 50% phụ nữ trung niên thừa cholesterol Ket qua đieu tra quoc gia ve cac yeu to nguy co benh khong lay nhiem gan đay nhat cho thay ty le nguoi Viet Nam roi vao tinh trang thua cholesterol o muc đang bao đong va co xu huong tiep tuc gia tang. Theo đo, trung binh cu 10 nguoi truong thanh thi co 3 nguoi thua cholesterol. Hon 50% phu...