Cờ vua điện tử thuộc top 10 giá trị giải thưởng thể thao điện tử
Mặc dù nhiều người không tin rằng môn cờ vua trực tuyến được xếp vào thể loại thể thao điện tử ( eSport) nhưng thực tế nó nằm trong top 10 giải đấu thể thao điện tử có số tiền giải thưởng cao nhất tính đến tháng 6.2020.
Mặc dù nhiều người không tin rằng môn cờ vua trực tuyến được sắp xếp vào thể loại thể thao điện tử (eSport) nhưng thực tế là cờ vua trực tuyến đã bùng nổ gần đây trên Twitch, các giải đấu đã được tổ chức bởi các nhà điều hành eSports như Twitch Rivals, và thậm chí nó còn nằm trong top 10 giải đấu thể thao điện tử có số tiền giải thưởng cao nhất tính đến tháng 6.2020.
Các trang web như Chess.com có một hệ sinh thái khá mạnh, nhưng nền tảng này gần đây đã quyết định nhảy vào thế giới thể thao điện tử thông qua một giải đấu streamer trị giá 50.000 USD có tên là PogChamp. Bất ngờ thay người chiến thắng giải này là cựu tuyển thủ chuyên nghiệp của game League of Legends ( Liên Minh Huyền Thoại) Joedat “Voyboy” Esfahani.
Chess.com, một trang web có hơn 33 triệu người dùng hoạt động, đã vận hành Pro Chess League kể từ buổi bình minh của thể thao điện tử vào năm 2016. Hai mươi bốn đội gồm nhiều người chơi hàng đầu thế giới hiện đang thi đấu tại Pro Chess League trên khắp bốn châu lục. Công ty đã hợp tác với 207 streamer khác nhau để giúp tăng sự phổ biến cờ vua đến những người hâm mộ thể thao điện tử. Hơn 172.000 người hâm mộ đã đăng ký kênh Twitch riêng của công ty, đã vượt qua 1 tỉphút xem trên nền tảng này vào năm ngoái.
Video đang HOT
Mặc dù Pro Chess League đang ngày càng phổ biến, nhưng nó vẫn chưa đạt đến mức độ nổi tiếng như các game chiến thuật khác như Liên Minh Huyền Thoại và Dota 2. Các tựa game thể thao điện tử kể trên có những lợi thế khác biệt so với Pro Chess League.
Đơn cử như bản thân môn cờ vua là một trò chơi tương đối khó. Ngoài ra các nhà phát triển game chẳng hạn như Riot Games và Valve Corporation cũng tài trợ cho các giải đấu thể loại thể thao điện tử của họ mạnh mẽ hơn cờ vua. Và họ còn có nhiều nguồn thu tài chính khác, ví dụ như việc hợp tác của Louis Vuitton với Riot Games trên một skin mới năm ngoái, đó là hình thức quảng cáo của một công ty bán lẻ bên trong game. Chess.com kiếm được phần lớn doanh thu từ phí hội viên dao động từ 29 đến 99 USD Mỹ mỗi năm cộng với doanh thu được tạo ra trên hàng hóa và quảng cáo.
Susquehanna International Group là đối tác quảng cáo mới nhất của công ty và sẽ tài trợ cho Giải vô địch cờ vua thể thao điện tử mùa xuân này. Pro Chess League cũng sẽ tổ chức trận chung kết bên ngoài Hoa Kỳ lần đầu tiên trong mùa giải này sau khi tuyên bố hợp tác với công ty ChessParty của Na Uy vào tháng Hai.
Đan Mạch và Thụy Điển hợp tác thành lập học viện thể thao điện tử
Học viện thể thao điện tử được thành lập từ sự hợp tác giữa hai công ty của Thụy Điển và Đan Mạch.
Theo nguồn tin từ tờ Esport Insider, công ty Đan Mạch Team Singularity đã hợp tác với nền tảng máy học Thụy Điển Pluck GG cho ra đời học viện thể thao điện tử Pluck. Khi theo học tại đây, học viên sẽ được tham gia các buổi học hằng ngày, sự kiện định kỳ hằng tuần và các giải đấu theo tháng được phân theo khoa.
Điều đặc biệt là tất cả học sinh sẽ được giám sát và giảng dạy bởi một huấn luyện viên được xây dựng trên nền trí tuệ nhân tạo (AI). Khi tham gia học viện các game thủ có thể tùy chọn chơi, nền tảng (PC hoặc tay cầm). Ngoài ra các học viên còn kiếm được các khoản trợ cấp hàng tháng dựa trên thành tích và được giới thiệu việc làm khi tốt nghiệp chương trình.
Erik Lydecker, người sáng lập và CEO của Pluck GG cho biết tầm nhìn của Pluck là mang đến cơ hội cho mọi người trở thành một vận động viên thể thao điện tử chuyên nghiệp bằng cách xây dựng một phương pháp đào tạo khoa học và vững chắc. Ông cũng cho biết việc tuyển sinh sẽ bắt đầu từ mùa hè năm 2020.
Pluck GG cũng ra mắt Pluck Polestar, một công cụ cho phép các công ty hoặc tổ chức có cơ hội quan sát và tuyển dụng những sinh viên hàng đầu. Lydecker tiết lộ rằng Pluck hiện đang triển khai kế hoạch hợp tác với hơn 50 đội thể thao điện tử trong quý 4 năm 2020.
Đây có thể là một nền tảng tuyệt vời để giúp các tài năng tiềm ẩn có cơ hội tiếp xúc với các đội thể thao điện tử. Hình thức đào tạo kiểu học viện được cho những người chơi hy vọng thăng tiến trong ngành thể thao điện tử vốn đầy cạnh tranh khốc liệt.
Độ hot của thương hiệu T1 khủng khiếp cỡ nào: Đóng clip quảng cáo thôi cũng sương sương gần 3 triệu view trên Youtube Sức hút của cái tên T1 dường như đã vượt ra ngoài biên giới của thể thao điện tử tại Hàn Quốc. Như đã biết, vừa qua, các thành viên thuộc team LMHT của T1 đã tham gia vào một sản phẩm quảng bá nhãn hiệu ổ cứng CRAS XR RGB SSD của thương hiệu của KLEVV - Một thương hiệu cao cấp...