Cô trò nghèo mơ làm bác sĩ để chăm bố ốm
2 năm đèn sách thì có tới 11 năm chăm bố. Trong hoàn cảnh ấy, cô nữ sinh bé nhỏ không ngừng mơ ước trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho bố, cứu giúp người nghèo…
Thu Uyên cùng mẹ chuẩn bị thuốc cho người cha trên giường bệnh.
Mong bố khỏe để nói chuyện với con
Đó là câu chuyện của cô học trò Trần Thị Thu Uyên, lớp 12A2 Trường THPT Sơn Động số 1 (huyện Sơn Động, Bắc Giang). Thu Uyên sinh ra và lớn lên trên mảnh đất bán sơn địa và có ước mơ khi ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, nghiệp học hành của em trước mắt là con đường dài đầy vất vả.
Năm bố Thu Uyên 39 tuổi thì mắc bệnh Parkinson. Đến nay đã 11 năm trôi qua, căn bệnh đã khiến anh thanh niên ngày nào với tràn đầy hoài bão dần lụi tắt.
Uyên cho biết, hơn mười năm trước, gia đình em đi làm kinh tế mới trong Đắk Lắk, vào làm chưa được bao lâu thì bố ngã bệnh. Gia đình phải chuyển về quê. Từ đó, ngoài việc học, việc đồng áng, nhà cửa, Thu Uyên còn thêm nhiệm vụ chăm sóc bố.
Trong căn nhà cấp bốn tềnh toàng nằm nép mình ở cuối thôn Chào (xã Vinh An – huyện Sơn Động – Bắc Giang) được sáng lên bởi góc học tập của Thu Uyên với rất nhiều giấy khen, bằng khen trước đó. Uyên nhớ lại, có những đêm đang ngủ hay trời đổ lạnh, bố lại bị đau mỏi, hai mẹ con lại thay nhau bóp chân, tay cho bố….
Video đang HOT
“Có đêm chăm bố đến sáng và em chuẩn bị đi học là vừa. Ấy là những tháng mùa đông, còn những tháng mùa hè sẽ cơ cực hơn bởi cái nóng, mùi mồ hôi… Khổ nhất là khi nhà hết tiền mua thuốc, bố chỉ ú ớ gọi không thành lời. Những lúc như thế em biết bố không chỉ đau về thể xác mà đau cả về tinh thần… Giá như nhà có thêm chiếc quạt máy mát cho bố”, Uyên ao ước.
Chị Nguyễn Thị Lâm, mẹ Uyên cho biết, chồng chị là anh Trần Văn Sớm, nay đã 50 tuổi. “Xảy ra biến cố, trụ cột gia đình đổ bệnh chỉ nằm một chỗ không đi lại được. Không có thuốc cứng miệng thì không thể nói được, thuốc phải dùng trước khi ăn cơm 30 phút.
Không có thuốc thì chỉ ú ớ mấy câu không rõ chữ. Bác sĩ chỉ cho dùng thuốc cách nhau 3, 4 tiếng. Chân tay co cứng lại. Không có anh lao động, cuộc sống khó khăn, ngay cả ngôi nhà đang ở, ông chú cũng hỗ trợ gạch, anh trai cho gỗ, cát để xây….
Ngoài đồng ruộng thì ai thuê gì làm đó, nhiều lúc thương con chăm bố vất vả, lại lo chuyện học hành, con học giỏi được thầy cô, bạn bè động viên… giúp tôi có thêm động lực làm việc để mẹ con bấu víu nhau sống qua ngày…”, chị Lâm nghẹn ngào nói.
Chị Nguyễn Thị Thúy – hàng xóm nhà Thu Uyên cho biết: “Bố bị bệnh từ lâu, ba mẹ con nhà Thu Uyên thành cơ cực. Thế nhưng, em vẫn chăm ngoan học giỏi. Hàng ngày, Uyên đi bộ đến trường, nhường xe đạp cho em. Ở đây, chúng tôi vẫn gọi vui là cô bác sĩ tương lai…”.
Qua tâm sự, Thu Uyên cho biết, em chỉ mong bố khỏe, nói chuyện được với con gái như những người cha khác. Em có ước mơ cháy bỏng là trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho bố, cũng như những người mắc bệnh hiểm nghèo. Chị Lâm thì mong nuôi con để cho có tương lai, đi học để đổi đời!
Chỉ học hành mới giúp em chữa bệnh cho bố
Những tập giấy khen của Thu Uyên qua năm tháng đến trường.
Với 24,45 điểm khối B trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, những thành quả Thu Uyên đạt được khiến không ít người mến phục.
Cô giáo Nguyễn Thị Hiền – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Sơn Động số 1 cho biết, với số điểm của Thu Uyên có rất nhiều trường đại học để lựa chọn. Nhưng vào các trường đại học y ở miền Bắc để hoàn thành ước mong làm bác sĩ của Uyên thì còn lắm gian nan.
“Ở đây có khoảng 60% người đồng bào dân tộc như Tày, Nùng, Cao Lan… nên nhiều gia đình không có định hướng cho con. Đặc biệt, có những hộ cả cha mẹ đi xuất khẩu lao động vài năm mới về, con đều do ông bà trông nên học sinh chỉ đi học để “xóa mù chữ”.
Trường hợp Thu Uyên là một trong những em sức học khá nhưng do hoàn cảnh gia đình nên nhiều lúc nhà trường cũng phải động viên, quan tâm rất nhiều…”, cô Hiền cho hay.
Vị Phó Hiệu trưởng cũng nhấn mạnh, mặc dù khó khăn nhưng suốt 3 năm học Thu Uyên đều là học sinh tiên tiến.
Khi được hỏi bí quyết vươn lên trong học tập, Thu Uyên chia sẻ: “Em thương bố. Em muốn được đi học. Chưa bao giờ em nghĩ mình nghỉ học. Vì chỉ có đi học em mới có thể làm bác sĩ để chữa bệnh cho bố. Vì thế dù thức đêm chăm bố, đi bộ đến trường mỗi ngày em vẫn thấy vui”.
Phụ trách bộ môn Hóa học, thầy Cao Văn Tuyên – Trường THPT Sơn Động số 1 cho biết: “Cô học trò mê Hóa từ năm lớp 8. Vì gia đình là hộ nghèo nên em được hỗ trợ hoàn toàn học phí, còn các khoản phí quỹ lớp, đồng phục… gia đình vẫn cố để lo cho em. Thu Uyên rất ham học hỏi lại là thành viên tích cực của CLB Sách và hành động nên tôi rất quý em và mong em thành công trong cuộc sống…”.
Những năm tháng đi bộ đến trường đã vượt qua. Tuy nhiên ước mơ đến giảng đường đại học để trở thành bác sĩ của cô học trò nghèo còn lắm gian nan. Mùa tuyển sinh đã đến. Những thầy cô, bạn bè mong mỏi từng ngày để được nhìn thấy Thu Uyên khoác trên mình bộ quần áo blouse trắng với ước mơ chữa bệnh cho bố và công hiến cho tương lai.
Hơn 6.000 sinh viên Trường đại học Y Hà Nội học trực tuyến
31 Bộ môn/Khoa của Trường đại học Y Hà Nội đã thực hiện giảng dạy trực tuyến đối với toàn bộ hơn 6.000 sinh viên y khoa chính quy và tại chức liên thông từ cao đẳng của nhà trường.
Giảng viên Bộ môn Sinh lý học quay video giảng dạy trực tuyến (Ảnh: HMU)
Từ những ngày sau Tết Nguyên đán, trong khi nhiều trường đại học cho sinh viên nghỉ học vì tình hình dịch bệnh Covid-19 thì các cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường đại học Y Hà Nội vẫn học tập, nghiên cứu và phục vụ bệnh nhân, đồng thời còn tham gia nhiều nhiệm vụ hỗ trợ ngành y tế phòng chống dịch.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đến ngày 25-3, Trường đại học Y Hà Nội đã ban hành thông báo về việc giảng dạy trực tuyến, hướng dẫn dạy và học trực tuyến và Nhà trường tiến hành triển khai thực hiện.
Theo Phòng Quản lý đào tạo đại học, tính đến ngày 7-4, toàn bộ hơn 6.000 sinh viên y khoa chính quy và tại chức liên thông từ cao đẳng tham gia học trực tuyến. Đã có 31 Bộ môn/Khoa với số lượng 424 bài học đăng ký trực tuyến, trong đó, tỷ lệ bài giảng lý thuyết chiếm 44,8% (190 bài); bài giảng lâm sàng chiếm 41,0% (174 bài); bài giảng thực hành chiếm 14,2% (60 bài).
Phòng Phòng Quản lý đào tạo đại học cho biết, từ năm 2019 trở về trước, việc giảng dạy trực tuyến đã được áp dụng đối với chương trình đào tạo lý thuyết về Thần kinh (CK cấp II, CK cấp I, Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú) và Tim mạch (CK cấp II, Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú). Từ thời điểm chống dịch Ccovid-19, Bộ môn Tim mạch đã triển khai giảng dạy trực tuyến đối với các ca Lâm sàng không người bệnh. Từ tháng 3, ứng phó trước diễn biến bệnh dịch, công tác giảng dạy trực tuyến đã được mở rộng đến đào tạo sau đại học.
Theo Nhà trường, hoạt động giảng dạy trực tuyến tại Trường đại học Y Hà Nội hiện nay đang diễn ra sôi nổi, về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu, tiến độ giảng dạy và học tập của giảng viên, học viên, sinh viên trong bối cảnh thời gian thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Các đơn vị trong Nhà trường đã có sự phối hợp linh hoạt và hoạt động động giảng dạy trực tuyến nhận được phản hồi tích cực từ phía học viên, sinh viên.
THANH XUÂN
Cơ hội tự học, trau dồi kỹ năng sống khi nghỉ học vì corona Không hẹn mà gặp, nhiều bạn đọc chia sẻ ý tưởng, giải pháp cùng cách nhìn tích cực nhân việc con nghỉ học vì dịch. Xin giới thiệu hai ý kiến từ hai miền đất nước. Tự học dựa vào Internet, con sẽ có cơ hội được học từ nhiều thầy cô khác nhau - Ảnh: H.NG. Thời gian nghỉ học vì dịch...