Cô Trinh dạy judo
Nhiều người biết đến vận động viên judo Cao Ngọc Phương Trinh, nhưng ít ai ngờ rằng còn có một cô giáo Cao Ngọc Phương Trinh, người nhận Giải thưởng Võ Trường Toản năm nay, đầy nhiệt huyết, rất tâm lý với học trò.
Cô Cao Ngọc Phương Trinh trong tiết dạy học judo – ẢNH: LAN CHI
Tôi bắt đầu buổi trò chuyện với “ cô gái vàng” của thể thao VN Cao Ngọc Phương Trinh khi cùng chị hồi tưởng lại hơn 23 năm về trước.
Chính tôi đã không thể ngăn được xúc động khi ngồi cùng chị, VĐV judo từng đoạt huy chương vàng 3 kỳ liên tiếp ở đấu trường SEA Games và là VĐV đầu tiên của VN giành quyền tham dự Olympic, phải từ giã thi đấu đỉnh cao khi mới hơn 20 tuổi, đang ở điểm rơi phong độ chỉ vì chấn thương.
Dạy học, một quyết định mới mẻ và thú vị
Vậy mà, ngay lập tức, chính chị lại là người khiến buổi nói chuyện đầy hào hứng khi nhắc đến học trò của mình tại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM), nơi chị đóng vai trò là giáo viên thể dục gần 20 năm qua, sau khi chia tay với thể thao chuyên nghiệp.
Nhớ lại những ngày đầu tiên “đến trường”, cô giáo Cao Ngọc Phương Trinh tâm sự: “Không thể nói không buồn nhưng khi đã chấn thương, không kịp phục hồi để tham gia thi đấu tại SEA Games 19, tôi quyết định trở thành giáo viên. Và đó là một quyết định mang lại cho tôi sự thú vị, một trải nghiệm rất mới cho bản thân ở một vị trí khác, vai trò khác. Lúc đó, vừa dạy, vừa học hỏi các anh chị, các cô chú đi trước về phương pháp giảng dạy. Sự tiếp xúc, truyền đạt với học trò cho tôi cảm giác yêu nghề, vui vẻ, hạnh phúc”.
Judo… không chỉ là judo
Trong phòng tập của Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai luôn có ghế dành cho giáo viên nhưng hầu như chẳng bao giờ cô giáo Phương Trinh dùng đến. Hình ảnh thường thấy trong mỗi tiết học, tập luyện là cả cô và trò cùng “lê lết” trên sàn tập.
Theo cô Trinh, gần gũi để học sinh (HS) gửi gắm sự tin tưởng, thoải mái, mạnh dạn trong quá trình học là điều mà giáo viên cần làm. Thế nên, giờ học với cô Trinh luôn là bầu không khí “sôi động và nóng hừng hực”. Ngay khi bước vào phòng, cô Trinh hô khẩu lệnh bắt đầu: “Hajime, các con hô lớn lên, lớn nữa lên”, đáp lại là tiếng hô “Kiai” ngắn gọn và quyết liệt của HS.
Cô Trinh luôn lên lớp với tiêu chí judo là thể thao, là giải trí, là rèn luyện sức khỏe, là sự cố gắng vượt qua chính mình trong bầu không khí vui vẻ, thân thiện. Cô luôn động viên học trò vào ngày đầu tiên khi thực hiện bài tập hít đất: “Không sao, không tập được cái nào cũng không sao. Cô muốn nhìn thấy con có sự tiến bộ, đừng ngại ngần. Các con vô tập judo, cô sẽ tạo cho các con vui chơi, thoải mái, khỏe mạnh. Có như vậy các con mới học tốt không chỉ môn của cô mà còn dành hứng khởi cho những môn học khác”. Cô luôn động viên để HS mạnh dạn thực hiện các động tác khó: “Qua đi, qua đi cô đỡ hết, vịn vai cô, 2 tay vịn, bay qua đi…”. Sau giờ học, cô trò chuyện với trò: “Đừng nghĩ mình làm không được, cái gì cũng làm được hết, chỉ có điều mình có muốn làm không thôi”.
Không ngại nghe góp ý
Hồ sơ của Hội đồng xét chọn giải thưởng Võ Trường Toản đánh giá cô Cao Ngọc Phương Trinh không chỉ có chuyên môn giỏi, năng động, sáng tạo, chủ động trong công việc mà còn có tinh thần học hỏi để nâng cao năng lực. Những đánh giá đó đã thể hiện đúng tính cách và trách nhiệm với nghề từ khi VĐV Cao Ngọc Phương Trinh chọn nghề dạy học.
Cô chia sẻ, từ lĩnh vực thể thao chuyên nghiệp sang giáo dục nên luôn phải tìm tòi phương pháp để phù hợp với HS. Huấn luyện cho VĐV, dù cũng là lứa tuổi HS nhưng rất khác với thể trạng của HS trong môi trường học đường. Bản thân phải biết điều tiết cho vừa sức và phải nghiên cứu học hỏi ở sách vở, biết lượng vận động phù hợp, không thể áp dụng chung một giáo án. Phải tìm tòi phương pháp nào cho các em dễ thực hiện nhất. Để làm được điều đó, cần một quá trình tích lũy kinh nghiệm.
Vì vậy, cô giáo từng là “cô gái vàng” của thể thao VN không ngại ngần đăng ký thao giảng. Năm nào cũng đăng ký, mục đích là để đồng nghiệp trong trường dự giờ sẽ đóng góp cho mình phương pháp. Đã có không ít đồng nghiệp Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai nói: “Trinh thao giảng, anh chị biết đóng góp gì?”, nhưng cô Trinh mạnh dạn trao đổi: “Có thể anh chị không đóng góp về chuyên môn nhưng anh chị đóng góp về phương pháp cho em để em tìm ra chiêu dạy học trò”.
Cô Trinh rút ra “kim chỉ nam”: “Mỗi giáo viên đều có chiêu để dạy học trò. Có thể về lý thuyết, sách vở đã chỉ cái đòn đó phải dạy như thế, không ai cãi được nhưng làm sao để rút tỉa ra cách thức giúp học trò ra đòn nhanh. Điều đó cần có kinh nghiệm giảng dạy”.
Sau mỗi mùa thao giảng, cô giáo Phương Trinh viết sáng kiến, kinh nghiệm tích lũy. “Những kinh nghiệm này bây giờ là của mình nhưng khi già rồi, dạy hết nổi, về hưu thì từ những kinh nghiệm đó sẽ giúp các bạn sau này tham khảo chuyên môn ứng dụng cho HS”, cô giáo Phương Trinh chia sẻ.
[ VIDEO] Cao Ngọc Phương Trinh dệt mộng vàng từ lớp võ vùng ven
Theo thanhnien
Các ý tưởng hay vì giáo dục tranh tài 100 triệu đồng
Các ý tưởng về bàn học cải tiến, đèn học thông minh, hệ thống xác định bằng cấp bằng blockchain, thiết bị dạy học cho người bị bệnh down...đã có phần thuyết minh và trả lời câu hỏi trước hội đồng chung khảo Tri thức trẻ vì giáo dục 2018 vào chiều ngày 9/11.
Chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục 2018" do Trung ương Đoàn phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long tổ chức nhằm khuyến khích các trí thức trẻ dưới 35 tuổi đóng góp cho ngành giáo dục. Năm 2018 là năm thứ ba chương trình được triển khai.
Vòng thi chung khảo Tri thức trẻ vì giáo dục 2018 diễn ra vào ngày 9/11 tại Hà Nội.
14 công trình được chọn vào vòng chung kết "Tri thức trẻ vì giáo dục 2018" là các công trình xuất sắc nhất trong số 401 hồ sơ dự thi năm nay. Trong 14 các công trình, sáng kiến vào vòng chung khảo, có 02 công trình đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, 10 công trình là sản phẩm sáng tạo phục vụ dạy học và 02 công trình nghiên cứu về giáo dục.
Thành viên Hội đồng chung khảo gồm những chuyên gia có uy tín trong các lĩnh vực giảng dạy, quản lý giáo dục, phản biện xã hội. Đặc biệt, năm 2018 là năm đầu tiên hội đồng chung khảo có sự tham gia của một nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục.
Hội đồng chung khảo Tri thức trẻ vì giáo dục 2018.
Tại vòng chung kết, các tác giả có 5 phút để thuyết trình trước hội đồng chung khảo. Sau đó, các tác giả phải trả lời câu hỏi của hội đồng chung khảo. Vòng thi chung khảo năm nay tiếp tục có sự tham gia của báo chí. Giải thích về điều này, ông Trịnh Văn Hào - Giám đốc Marketing của Tập đoàn Thiên Long cho biết: "Vòng chung khảo Tri thức trẻ vì giáo dục 2018 sẽ tiếp tục đón các cơ quan báo chí tham dự, từ đó các anh chị phóng viên có cái nhìn chi tiết về các công trình thông qua phần trình bày của từng tác giả, nhóm tác giả cũng như phần phản biện, đánh giá của hội đồng chung khảo uy tín. Nhờ hoạt tuyên truyền của các cơ quan báo chí, xã hội sẽ hiểu hơn về năng lực và tâm huyết đóng góp cho ngành giáo dục của những người trẻ".
Ông Trịnh Văn Hào - Giám đốc Marketing Tập đoàn Thiên Long.
Qua phần thi của mình, nhiều tri thức trẻ đã bộc lộ nhiều trăn trở và tâm huyết trong việc tìm kiếm các giải pháp cải thiện hoạt động dạy và học. Bạn Lê Thanh Nhã và Lê Huỳnh Mai Tâm (lớp 12, từ TP.HCM) cho biết: "Chứng kiến cảnh các bạn học sinh lo lắng, đổ mồ hôi tay trước một môn học và ngay cả bạn thân cũng "sợ học" nên chúng em quyết định thực hiện công trình "Nguyên nhân, tác động của hội chứng Sophophobia (sợ học) lên học sinh THPT và đề xuất hướng khắc phục". Không chỉ đầu tư tâm huyết, nhiều tác giả cho biết đã bỏ nhiều tiền để phát triển các công trình.
Còn đối với cô giáo Dương Thị Thu (Hà Nội), sau một lần ghé thăm làng trẻ Hòa Bình, cô Hà đã tự mày mò để chế tạo nên thiết bị PSE giúp trẻ mắc hội chứng down học kĩ năng sống.
Trước phần trình bày của các thí sinh, ban giám khảo đã đặt ra nhiều câu hỏi "hóc búa" để làm rõ tính hiệu quả các từng công trình. Đồng thời, hội đồng chung khảo còn đưa ra nhiều đóng góp, gợi mở hướng phát triển công trình trong tương lai.
Đánh giá về chất lượng công trình chung khảo, TS. Nguyễn Quân, Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá:"Sau ba năm chấm thi Tri thức trẻ vì giáo dục, tôi nhận thấy năm nay, có nhiều biến đổi phù hợp xu hướng phát triển công nghệ. Năm nay, nhiều công trình tích hợp công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và thậm chí là blockchain. ban giám khảo mong muốn các tác giả quan tâm nhiều hơn đến tính thương mại hoá"
GS. TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông cho biết: "Năm nay, chương trình thu hoạch lớn về số lượng công trình với hơn 400 công trình. Về chất lượng, năm nay, những công trình ứng dụng công nghệ chiếm ưu thế với tính hiệu quả cao. Bên cạnh đó, các công trình sáng chế mang tính thủ công cũng rất sáng tạo, đơn giản, phù hợp với điều kiện ở các vùng sâu, vùng xa".
Kết quả chung cuộc sẽ được công bố trong Lễ trao giải Tri thức trẻ vì giáo dục" năm 2018 diễn ra vào tối ngày 11/1 tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Hà Nội sẽ diễn ra lễ trao giải "Tri thức trẻ vì giáo dục" năm 2018. Tối đa 05 công trình, sáng kiến xuất sắc nhất nhận giải thưởng trị giá 100 triệu đồng cùng bằng khen của Trung ương Đoàn, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Còn lại các tác giả lọt vào vòng chung khảo sẽ nhận được phần thưởng trị giá 10 triệu đồng cùng bằng khen của Trung ương Đoàn, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong khuôn khổ chương trình, sáng ngày 10/11, các tác giả vào vòng chung khảo đã có cuộc gặp mặt với Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa để trình bày về các công trình. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho đề cao những đóng góp tích cực cuộc thi ở cả ba nhóm đối tượng và năm na y có nhiều hơn start-up, chứng tỏ sự lan tỏa của chương trình này thu hút các bạn trẻ.
Theo Dân trí
TP.HCM: Quận Bình Tân tuyển gần 300 giáo viên Ngày 8.11, Phòng Giáo dục quận Bình Tân (TP.HCM) đã ban hành thông báo về việc tuyển dụng giáo viên các trường công lập. Học sinh THCS trong tiết học trải nghiệm - BẢO CHÂU Theo đó, năm học 2018 - 2019, quận Bình Tân có nhu cầu tuyển 300 giáo viên bao gồm 69 giáo viên mầm non; 126 giáo viên tiểu...