Có tổng thống da màu, nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ ngày càng bùng phát
Hãng thông tấn Nga Rossiya Segodnya vừa có bài bình luận cho rằng, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc dù công khai hay ẩn giấu cũng đang tác động mạnh mẽ đên đường lôi chính trị và hoạt động kinh doanh của Mỹ.
Nạn phân biệt chủng tộc bùng phát dưới thời ông Obama
Trong bài viết, bình luận viên chính trị của hãng thông tấn Rossiya Segodnya Valentin Zorin cho biết, trong khi Washington cố gắng áp đặt mô hình của họ cho những quốc gia nằm cách xa biên giới của mình, thì bản thân nước Mỹ lại có nguy cơ bùng phát bạo loạn quy mô lớn đến mức có thể làm rung chuyển đất nước.
Một dấu hiệu nguy hiểm là sự bùng nổ làn sóng phẫn nộ của người dân da đen tại thành phố Baltimore vào cuối tháng 4 vừa qua. Bạo lực đã bùng lên ở Baltimore vào ngày 27 tháng 4 sau đám tang thanh niên Mỹ da đen Freddy Gray, 25 tuổi.
Anh này bị nhân viên công lực Mỹ bắt giữ ngày 12 tháng 4, sau đó đã chết tức tưởi. Khi bắt giữ người da màu trẻ tuổi này, cảnh sát đã làm anh ta bị chấn thương cổ nghiêm trọng. Thậm chí đã có tin nói, anh ta gần như đã bị bẻ gãy cổ khi bắt giữ.
Sau đám tang anh này, hàng chục nghìn người da màu đã tràn ra đường phố đốt phá và ném đá, xô xát với nhân viên cảnh sát. Chính quyền đã ra lệnh giới nghiêm, cảnh sát đã dùng hơi cay để giải tán và bắt giữ một số người, lực lượng vệ binh quốc gia cũng tiến vào thành phố và được phép sử dụng vũ lực.
Sự kiện Baltimore không phải là lần đầu tiên ở Mỹ xảy ra tình trạng như vậy. Hồi cuối năm 2014, những sự kiện tương tự đã xảy ra ở thành phố Ferguson. Máu cũng đã đổ và chính quyền địa phương cũng phải điều hàng ngàn lính tới trấn áp bạo động ở thành phố này.
Lực lượng vệ binh quốc gia Mỹ trên đường phố Baltimore
Một nghiên cứu của Nhóm công tác đặc biệt “Bảo vệ trật tự pháp luật trong thế kỷ XXI” cho biết, “…chỉ trong tháng 3 năm nay số người bị giết trong tay cảnh sát Hoa Kỳ nhiều hơn số người bị cảnh sát Anh giết chết trong hơn 100 năm qua”.
Nhóm công tác được thành lập theo lệnh của ông Obama vào tháng 12 năm 2014 thừa nhận, trong tháng 3, cảnh sát Mỹ đã giết chết 111 người, điều đó nói lên việc sử dụng vũ lực của nhân viên các cơ quan thực thi pháp luật xảy ra quá thường xuyên và tùy tiện.
Video đang HOT
Dưới thời chính quyền Obama, ở hàng chục thành phố thuộc tất cả các tiểu bang của Hoa Kỳ đã xảy ra tình trạng bất ổn, các cuộc biểu tình phản đối việc đối xử bất công với người da đen ngày càng gia tăng, số người Mỹ da màu bị giết, bị bắt bớ đang tăng lên chóng mặt.
Rõ ràng là điều này đã bác bỏ những tuyên bố chính thức của Nhà Trắng về việc lần đầu tiên một người da đen (ông Obama) giữ ghế tổng thống, mà còn tại vị 2 nhiệm kỳ đã chứng tỏ rằng, Hoa Kỳ đã giải quyết thành công vấn đề phân biệt chủng tộc. Những tuyên bố như vậy không phù hợp với thực trạng đời sống kinh tế- xã hội Mỹ hiện nay.
Người biểu tình da đen đập phá xe cảnh sát Baltimore
Báo cáo nhân quyền Mỹ bị chỉ trích dữ dội
Vị Tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ Jimmy Carter cũng thừa nhận điều đó. Ông công khai bày tỏ sự lo ngại: “Ở đất nước chúng ta, nạn phân biệt chủng tộc hay sự căm ghét người da đen đang gia tăng với tốc độ đáng báo động”.
Nhà khoa học Mỹ nổi tiếng John Dovidio cũng nêu lên thực trạng tương tự. Trong cuốn sách xuất bản gần đây ở Mỹ, ông viết rằng, “…nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ đang liên tục biến đổi và đột biến một cách nhanh chóng như một virus, có những biểu hiện hoàn toàn mới mẻ”.
Hiện nay, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc dù công khai hay ẩn giấu cũng đã tác động mạnh mẽ đến đường lối chính trị và hoạt động kinh doanh của Mỹ.
Theo báo cáo của tổ chức Mỹ có ảnh hưởng rất lớn là “National League of Cities” (Liên đoàn quốc gia của các thành phố), hiện nay số gia đình da đen sống dưới chuẩn nghèo nhiều gấp ba lần số gia đình người Mỹ da trắng.
Báo cáo còn nêu một thực tế đáng buồn rằng, 70% người Mỹ da đen bị phân biệt đối xử khi đi xin việc làm. “Người da đen bị đuổi việc đầu tiên và là người cuối cùng được thuê” – báo cáo của National League of Cities viết.
Một vấn đề khác gây đau đầu cho quan chức Washington là hội chứng “Chicano” (thuật ngữ dùng để chỉ những người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha). Số người thuộc nhóm “Chicano” đang tăng lên nhanh chóng. Ví dụ, hơn 1/3 cư dân của bang California là những người nói tiếng Tây Ban Nha, tình hình ở các tiểu bang gần biên giới với Mexico cũng tương tự như vậy.
Lính cứu hỏa Mỹ dập tắt những đám cháy do người biểu tình đốt phá
Dù không có số liệu chính xác, nhưng ở đó có tới hàng triệu người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha đang chịu cảnh tương tự như người da đen. Và những “công dân mới của Mỹ” ngày càng tích cực phản đối sự bất bình đẳng và phân biệt đối xử, bằng việc tổ chức các cuộc biểu tình quần chúng.
Hôm 11-5, Hoa Kỳ đã đệ trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc bản báo cáo định kỳ lần thứ hai về tình hình nhân quyền ở trong nước. Tài liệu này đã bị chỉ trích mạnh mẽ bởi 47 nước thành viên tham gia Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Đã có nhiều câu hỏi được những nhà phân tích chính trị và nhân quyền trên thế giới đặt ra câu hỏi là tại sao bạo loạn chủng tộc lại bùng phát tại Mỹ? Tại sao Hoa Kỳ luôn rao giảng về nhân quyền đối với các nước khác mà tình hình kỳ thị chủng tộc, bạo loạn chủng tộc lại xảy ra nhiều thế?
Các đảng viên Cộng hòa nói thẳng: “Người Mỹ gốc Phi đầu tiên trong Nhà Trắng đã tạo ra, thờ ơ và làm trầm trọng thêm khối lượng lớn các vấn đề đối nội cũng như đối ngoại của Mỹ”. Xung đột xảy ra là kết quả của sự bất bình đẳng kinh tế và sự hiện diện “vài thế hệ thanh thiếu niên bị mắc kẹt trong các ngôi trường chất lượng sa sút, các khu phố bị bỏ hoang…”.
Một số quốc gia đã đề nghị Hoa Kỳ xem xét và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến những cái chết bi thảm tại Ferguson và Baltimore, chứ không phải là vài biện pháp mang tính hình thức như cách chức vài viên cảnh sát, giải tán công lực hay vỗ về xoa dịu người dân bằng các khẩu hiệu mị dân.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ: Bùng phát biểu tình phản đối cảnh sát bắn chết người da màu
Các cuộc biểu tình hôm qua đã nổ ra tại bang Nam Carolina, Mỹ sau khi một đoạn video quay cảnh một cảnh sát bắn chết một người da đen bằng 8 phát đạn được công bố rộng rãi.
Người biểu tình tại Nam Carolina. (Ảnh: AP)
Theo BBC, đoạn video ghi lại cảnh một người đàn ông da đen đang bỏ chạy thì bị một viên cảnh sát da trắng bắn chết bằng 8 phát đạn đã gây phẫn nộ tại Nam Carolina.
Biểu tình đã bắt đầu nổ ra tại Hội trường thành phố ở Bắc Charleston, Nam Carolina vào sáng 7/4 với khoảng hơn 50 người tham gia. "Chúng rôi không thể ngồi yên và im lặng nữa. Đây là lúc cần phải lên tiếng", một người biểu tình nói.
Gần đây, nhiều vụ việc cảnh sát da trắng dùng vũ lực làm chết người da đen không vũ trang dẫn đến sự phản đối gay gắt trong dư luận. Điển hình là vụ thanh niên da đen Michael Brown, 18 tuổi, người đã bị một cảnh sát da trắng bắn chết hồi năm ngoái tại Ferguson, bang Missouri, làm dấy lên các cuộc biểu tình trên toàn quốc.
Một người biểu tình giương cao tấm biển ngụ ý vụ việc này chỉ là một trong nhiều trường hợp cảnh sát bắn chết người da màu. (Ảnh: AP)
BBC nhận định cuộc biểu tình tại Nam Carolina này không diễn ra trên quy mô lớn như các cuộc biểu tình hồi năm ngoái tại Missouri. Nhưng cũng tương tự, những người da đen gốc Phi lên tiếng về việc cảnh sát Mỹ phân biệt chủng tộc.
Lần này, dù viên cảnh sát đã bị bắt giữ, nhưng những người biểu tình hôm qua cáo buộc rằng anh ta sẽ không bị bắt nếu không xuất hiện đoạn video bằng chứng.
Thị trưởng thành phố Bắc Charleston Keith Summey cho biết đoạn video mới được công bố cho thấy cảnh sát Michael Slager, 33 tuổi, đã bắn ông Walter Scott, 50 tuổi, và các nhân viên điều tra quyết định bắt giữ và buộc Slager tội giết người.
Vụ việc bắt đầu khi ông Scott bị cảnh sát yêu cầu tấp xe vào lề vì đèn hậu bị hỏng. Sau đó, cả hai đã có cuộc ẩu đả ngay trước khi ông Scott bỏ chạy. Đoạn video được một người đi đường quay lại cho thấy sau đó cảnh sát đã nổ súng vào ông Scott khiến nạn nhân ngã xuống đất. Nạn nhân dường như không có vũ khí khi đang bỏ chạy.
Cảnh sát Michael Slager. (Ảnh: BBC)
Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) và Bộ Tư pháp thông báo sẽ tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về trường hợp này. Hôm 7/4 viên cảnh sát này đã bị buộc tội giết người sau khi một đoạn video quay được cảnh tượng trên được công bố.
Slager có thể sẽ phải đối mặt với mức án tù chung thân hoặc tử hình nếu bị kết tội giết người. Theo báo New York Times, luật sư David Aylor, người trước đó đại diện cho cảnh sát Slager và biện hộ rằng sỹ quan này "tự vệ", đã bỏ rơi thân chủ của mình sau khi đoạn video xuất hiện. "Tôi chẳng còn liên quan gì đến vụ án này nữa", luật sư Aylor tuyên bố.
Các quan chức thành phố Bắc Charleston cũng lên tiếng chỉ trích cảnh sát Slager. "Nếu anh thực hiện một quyết định tồi tệ thì dù anh là thường dân hay có phù hiệu cảnh sát thì anh cũng sẽ phải chịu trách nhiệm với quyết định đó", Thị trưởng Bắc Charleston Keith Summey tuyên bố.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ BBC
Mỹ: Biểu tình lại bùng phát tại Ferguson, 2 cảnh sát bị bắn Hai sĩ quan cảnh sát đã bị bắn và bị thương nặng trong cuộc biểu tình tại Ferguson, thành phố thuộc bang Missouri từng vấp phải làn sóng bạo động vì vụ sát hại một thiếu niên da màu không mang vũ khí hồi năm ngoái, báo chí Mỹ ngày 12/3 đưa tin. Vụ nổ súng xảy ra ngay bên ngoài trụ sở...