Cô Tổng phụ trách trường người ta: Thay đổi giờ chào cờ và biến tiết thể dục thành vũ hội, đi khắp nơi làm tủ sách, xây trường cho trẻ vùng cao

Theo dõi VGT trên

Khởi xướng để giờ chào cờ không còn nêu tên phê bình học sinh, tiết thể dục trở thành màn nhảy flashmob sôi động – đó là một phần rất nhỏ trong sự nghiệp giáo dục đầy màu sắc của cô Dương Lệ Nga, cô giáo dạy thể dục, phụ trách đoàn độiThái Bình.

Cô Nga vừa trở về nhà sau chuyến đi kéo dài 1 tuần tại Sơn La. Chuyến đi vừa để bàn giao lớp học mới tại hàng loạt điểm trường vùng cao thuộc huyện Mai Sơn, vừa để trao tặng tủ sách cho tr.ẻ e.m dân tộc thiểu số. Tính đến ngày 14/11/2019, nhóm tình nguyện “Kết nối trái tim” do cô Nga đại diện đã kết nối xây dựng được 20 lớp học như thế này.

Về hưu đã 6 năm, song cô Dương Lệ Nga còn bận rộn hơn cả lúc đang công tác vì lịch trình hoạt động xã hội dày đặc của mình. Những chuyến xe khách đường dài triền miên, dong duổi hành trình Tây Bắc, đi vào những bản sâu hun hút như Chiềng Kheo Chiềng Dong, những tháng dài ở miền Tây sống trên ghe nhiều hơn trên đất liền để khảo sát hàng trăm trường học, trong chiếc vali của mình, cô Nga không bao giờ quên mang theo sách.

Ngay cả lúc nằm viện, cô cũng cầm sách bên mình để đọc cho bệnh nhân, tặng cho bác sĩ. Ở bất kỳ đâu, cái duyên lành cũng đến với cô, khiến cô dễ dàng tìm kiếm và kết nối được những con người cùng tâm nguyện, cùng chung tấm lòng thao thiết với sự học của con trẻ.

“Càng làm càng mê em ạ”, cô Nga thủ thỉ. Niềm đam mê ấy có lẽ được tiếp lửa bởi chính những cuộc đời thay đổi nhờ trang sách do chính cô chứng kiến trong đời dạy học của mình.

Cô Tổng phụ trách trường người ta: Thay đổi giờ chào cờ và biến tiết thể dục thành vũ hội, đi khắp nơi làm tủ sách, xây trường cho trẻ vùng cao - Hình 1

Cô Dương Lệ Nga tốt nghiệp giáo dục tiểu học tại trường sư phạm Sơn La và có 8 năm dạy học ở tỉnh miền núi trước khi theo chồng về xã An Dục, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Vì chỉ tiêu biên chế, cô được phân công dạy môn thể dục tại trường THCS An Dục, phụ trách công tác Đoàn đội. Công việc dạy thể dục, làm Tổng phụ trách gắn bó với cô từ đó đến tận lúc về hưu. Trong năm cuối cùng công tác, cô Dương Lệ Nga là giáo viên duy nhất không có bất kỳ chức vị quan trọng nào được nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú của tỉnh Thái Bình.

Cô Tổng phụ trách trường người ta: Thay đổi giờ chào cờ và biến tiết thể dục thành vũ hội, đi khắp nơi làm tủ sách, xây trường cho trẻ vùng cao - Hình 2

Nhưng tất cả những người biết cô giáo Dương Lệ Nga đều không thắc mắc về điều đặc biệt ấy. Bởi ở Thái Bình, cô là người nổi tiếng với những sáng kiến phá bỏ mọi quy tắc và định kiến truyền thống về giáo dục. Nhiều sáng kiến của cô còn được nhân rộng ra toàn quốc, trở nên quen thuộc với thế hệ học sinh ngày nay.

Một trong những sáng kiến làm nên thương hiệu “cô tổng phụ trách trường người ta” của cô Nga chính là giờ chào cờ. Cô Nga kể, cứ mỗi lần đến tiết chào cờ, cô lại cảm thấy bứt rứt khó chịu bởi trên sân khấu thầy cô cứ thao thao bất tuyệt, cô nói cô nghe, trò ở dưới cứ nói chuyện. Rồi điểm danh sĩ số bao giờ cũng thiếu vì nhiều em trốn. Ngay cả các cô chủ nhiệm cũng không thích thú gì vì sẽ phải đối mặt với chuyện bị phê bình. “Cứ mãi như thế thì không được”. Vậy là cô bắt tay vào việc thay đổi.

Cô Tổng phụ trách trường người ta: Thay đổi giờ chào cờ và biến tiết thể dục thành vũ hội, đi khắp nơi làm tủ sách, xây trường cho trẻ vùng cao - Hình 3

Thời gian đầu, cô Nga cắt từ từ các phần báo cáo của chính cô và Liên đội trưởng, đồng thời thay đổi nội dung của bản báo cáo. Nếu như trước đó, báo cáo nêu tên cả học sinh tiêu biểu và học sinh yếu kém, phê bình công khai những học sinh mắc lỗi thì báo cáo mới chỉ nêu hiện tượng và sự việc mà không nêu tên học sinh. Việc trao cờ tuyên dương cũng vậy, trước đó chỉ trao cho một tập thể lớp duy nhất và đương nhiên luôn là lớp chọn. Cô Nga thấy thế không ổn, sẽ khiến các lớp khác mặc định rằng chúng có cố gắng cũng chẳng được gì. Cô bèn làm thêm một chiếc cờ nữa dành cho lớp vượt trội. “Các em ấy có thể không bao giờ vượt qua lớp chọn, nhưng nếu tháng này đứng thứ 12 mà tháng sau lên thứ 9 thì cũng đáng được tuyên dương chứ. Khi có thêm cờ dành cho lớp vượt trội, tinh thần thi đua của các em phấn chấn hẳn lên”.

Tiếp đó, cô thêm vào giờ chào cờ tiết mục kể chuyện theo sách và diễn kịch. Những vở kịch có khi được lấy từ sách, có khi được cô tự biên tự diễn. Ngày ngày quan sát học sinh, thấy em nào có hành vi xấu, nói bậy, nghỉ học, trốn học, nghiệ.n game…, cô đưa vào kịch rồi cho các học sinh nhập vai.

“Chúng nó xem mà đứa nào cũng bảo thấy có mình trong đó. Thế là chúng nó sợ, chúng nó hiểu là cô biết hết, chỉ là cô không bêu tên, không phê bình, không đưa ra trước toàn trường để khiển trách thôi. Sau này cô cũng không viết kịch bản nữa mà giao hết cho học sinh làm. Bọn trẻ nó viết những câu chuyện của chính chúng nó, rất sinh động. Nhờ thế mình mới hiểu được tâm tư, suy nghĩ của học trò.”

Cô Tổng phụ trách trường người ta: Thay đổi giờ chào cờ và biến tiết thể dục thành vũ hội, đi khắp nơi làm tủ sách, xây trường cho trẻ vùng cao - Hình 4

Nhưng không chỉ có giờ chào cờ, tiết thể dục và sinh hoạt giữa giờ của học sinh trường An Dục cũng đã khác lạ từ những năm 2000. Cô Nga kể, câu chuyện xuất phát từ những bản nhạc phát ra từ phòng đoàn đội.

Video đang HOT

Ở trường An Dục, cô không quy định ngày nào học sinh dọn vệ sinh. Thay vào đó, mỗi khi học sinh nghe thấy giai điệu “Tổ quốc Việt Nam xanh ngát, có sạch đẹp mãi được không…”, là tất cả ùa ra sân trường quét dọn, nhặt lá cây, nhổ cỏ. “Cô để ý thấy học sinh vừa làm vừa lắc lư nhảy nhót theo điệu nhạc. Cô nghĩ tại sao mình lại không biến sinh hoạt giữa giờ thành thời gian cho bọn trẻ được xả năng lượng, được nhảy nhót thoải mái nhất?”, cô Nga kể.

Thế là, cô tìm những bản nhạc sôi động, biên đạo một vài điệu Cha Cha Cha và Tango đơn giản rồi dạy học sinh. “Chúng hưởng ứng quá, thi đua để giành giải đôi nhảy đẹp nhất. Nhưng cô không quan tâm chuyện nhảy đẹp, nhảy đều mà quan trọng là 100% các con tham gia một cách tự nguyện.

Giờ ra chơi, giờ thể dục là để vui để khỏe thì phải làm sao giúp chúng sảng khoái, vui vẻ, phấn khích chứ. Bây giờ các cô giáo trẻ rất giỏi, làm tốt hơn cô nhiều. Có cô còn đưa cả yoga đồng diễn vào giờ thể dục và rất thành công.”, cô Nga chia sẻ, ánh mắt ngời lên như thể bao tâm huyết của thời dạy học vẫn hôi hổi như ngày nào.

Cô Tổng phụ trách trường người ta: Thay đổi giờ chào cờ và biến tiết thể dục thành vũ hội, đi khắp nơi làm tủ sách, xây trường cho trẻ vùng cao - Hình 5

Dù làm chủ nhiều sáng kiến có sức ảnh hưởng lớn, cô Nga vẫn thủ thỉ rằng nhờ học trò mà cô và những người làm thầy làm cô khác phải thay đổi, hiểu biết hơn, độ lượng hơn, hoàn thiện hơn.

Một trong những tài sản quý giá nhất được cô Nga gìn giữ rất kỹ là những trang viết ghi lời nhắn nhủ, tâm sự, thậm chí là chất vấn của học trò. Khi còn công tác, cô Nga có làm một chiếc tủ kính nhỏ giống như hòm thư gắn ở hành lang trường học. Hòm thư đó có tên “Điều em muốn nói”. Cô dụ học sinh nói ra tất cả những suy nghĩ, cảm xúc của chúng, mà rất nhiều trong số đó là những bức xúc, bất bình của lũ trẻ, mà không cần để lại tên tuổ.i. Những mẫu giấy đó được cô đọc hết, và giấu kỹ để không ai đọc được, sau đó khéo léo xử lý để đáp ứng nguyện vọng của các em.

Cô Tổng phụ trách trường người ta: Thay đổi giờ chào cờ và biến tiết thể dục thành vũ hội, đi khắp nơi làm tủ sách, xây trường cho trẻ vùng cao - Hình 6

Ấn tượng nhất là những tập sổ viết dày với hàng trăm trang giấy ghi dòng chữ “Nét bút tri ân”. Cuốn sổ đó cũng là một sáng kiến thay thế báo tường của cô Nga sau nhiều năm cô nhận ra việc làm báo tường rất phí phạm, mỗi năm thi đua rồi cuộn lại và không bao giờ được đụng tới nữa. Cô dừng việc làm báo tường lại, trao cho mỗi lớp một cuốn sổ và khuyến khích các con viết ra những lời cảm ơn, tri ân cha mẹ, bạn bè, thầy cô hay bất cứ ai mà con muốn tâm sự, giãi bày.

Cô bảo học trò là các con không cần viết hay, không cần khen ngợi ai, không cần tung hô ai cả. Các con cứ viết những gì các con muốn nói, muốn giãi bày ra. Cô giao cho các em học sinh giỏi tự thành lập một hội đồng giám khảo để chấm bài vở của các bạn. Những câu chuyện xúc động nhất được các em chọn lựa để đọc trong buổi chào cờ.

Cô Tổng phụ trách trường người ta: Thay đổi giờ chào cờ và biến tiết thể dục thành vũ hội, đi khắp nơi làm tủ sách, xây trường cho trẻ vùng cao - Hình 7

Nhưng có những câu chuyện không được đọc trong buổi chào cờ đã làm thay đổi cô rất nhiều”, cô Nga nói, đôi mắt ngân ngấn nước.

Hôm đó do mệt nên cô vào phòng đội ngồi nghỉ, tiện tay mở một cuốn Nét bút tri ân đọc, bỗng nhìn thấy cái tiêu đề lạ lạ “Giá như cô biết”. Cô đọc, thì ra là viết cho cô.

Em học sinh đó viết rằng: “Hôm đó con đi học muộn, cô không cho con vào lớp. Lớp con bị hạ điểm thi đua. Nhưng cô ơi, giá như cô biết, hôm đó là ngày giỗ của bố con…”, cô Nga nghẹn giọng, “Lúc cô đọc được những dòng đó thì bài viết đã được một năm rồi. Cô bé học sinh đã lên lớp 10. Ngay chiều hôm ấy, cô lấy xe phóng xuống nhà em. Cô khóc, cô xin lỗi, xin lỗi con vì cô đã không dành thời gian để hỏi vì sao con đi học muộn.”

Cô Nga sau đó đem bài viết của em học sinh cũ ra trước cuộc họp chuyên môn nhà trường. Kể từ đó, tất cả học sinh đi học muộn, không thuộc bài, không làm bài tập về nhà đều không bị nêu tên hay khiển trách nặng nề. Cô bảo: “Dù rằng học sinh rất nghịch và không phải em nào cũng có lý do chính đáng, nhưng mình cứ bao dung một chút, chậm lại một chút để nghe chúng nói, mình sẽ thay đổi tập quán chỉ nhìn vào hình thức mà không quan tâm đến bản chất, khiến nhiều học sinh phải mang sự ấm ức, tổn thương.”

Cô Tổng phụ trách trường người ta: Thay đổi giờ chào cờ và biến tiết thể dục thành vũ hội, đi khắp nơi làm tủ sách, xây trường cho trẻ vùng cao - Hình 8

Cũng vì chịu khó đọc tâm sự của học trò mà nhiều học trò tìm đến cô mỗi khi có chuyện không biết chia sẻ với ai. Cô bảo, nhìn lũ trẻ hoạt bát vui vẻ là vậy, nhưng có gần gũi chúng mới biết những bi kịch mà chúng phải gánh vác. Và cũng nhờ cách lũ trẻ xử lý với bi kịch của chúng mà cô lại tích lũy cho mình những bài học cuộc đời.

“Có cô bé phát hiện ra bố đi lấy vợ hai, thuê toàn bộ xe ôm làm họ hàng để đi đón dâu. Mẹ thì đi làm xa. Cô bé học lớp 8 không làm được gì cả ngoài một nỗi căm hận. Cô bé đến đây trò chuyện, nhưng bất ngờ là khi trút tâm sự xong, cô bé ấy bảo: “Nhưng con nghĩ rồi, con sẽ bỏ qua cho bố con, dù bố con có làm gì sai thì con cũng sẽ bỏ qua, sớm muộn bố con sẽ nhận ra cái sai của mình.”

Cô Tổng phụ trách trường người ta: Thay đổi giờ chào cờ và biến tiết thể dục thành vũ hội, đi khắp nơi làm tủ sách, xây trường cho trẻ vùng cao - Hình 9

Một lần khác, có cậu học trò nổi tiếng nghịch ngợm trong trường. Cậu có hai người anh trai học rất giỏi nên luôn bị xem là “đứa con thừa” trong nhà. Năm ấy bố cậu bé bị ung thư, cậu viết một bài trong cuốn “Nét bút tri ân” để gửi cho bố, hứa với bố rằng nếu bố có ra đi thì cậu sẽ cố gắng sống thật tốt.

“Bình thường cậu bé đó viết văn dở lắm, nhưng không hiểu sao viết cho bố lại hay thế. Đến ngày bố cậu bé mất, cô đến nhà viếng, mang theo cuốn sổ và thưa với gia đình xin phép đọc bài viết của cậu bé như một lời tiễn biệt. Đọc xong, tất cả mọi người đến viếng đều khóc như mưa. Đáng nói là, cậu bé đó thay đổi 180 độ, từ học sinh cá biệt thành học sinh xuất sắc. Con người kỳ lạ không? Chỉ cần một động lực, một niềm an ủi đúng lúc, họ sẽ thay đổi đến kinh ngạc. Không có ai là đáng vứt đi cả”.

6 năm qua, dù đã nghỉ hưu, cô Dương Lệ Nga vẫn đứng trên sân khấu trong các giờ chào cờ ở nhiều ngôi trường khác nhau để kết nối làm tủ sách lớp học. Cô vẫn khuấy động sân trường bằng những điệu nhảy tập thể đầy phấn khích. Tủ sách nhà cô – nơi cô đặt tên là Không gian đọc An Dục – vẫn mở rộng cửa đón lũ trẻ đến đọc sách miễn phí vào mỗi buổi chiều và cuối tuần. Ngay cả khi cả nhà đi vắng, cô vẫn gửi chìa khóa cho hàng xóm để học sinh nào đến mượn sách lúc nào cũng được. Về trường cũ, cô hỏi học sinh “Ai đến đọc sách nhà cô Nga rồi?”, tất cả đều đứng hết lên reo “con, con”.

Sau nhà cô, cây vả đến mùa đơm quả sai trĩu trịt. Cô bảo để dành cho lũ trẻ đến nhà đọc sách thì hái vả chấm muối ớt ăn. Cô làm đủ cách để chúng ra vào nhà cô với tất cả niềm thích thú. Còn cô lại đi khắp nơi để gieo niềm thích thú với những đứ.a tr.ẻ khác, những học sinh thiệt thòi hơn nơi rẻo cao, nơi mà có khi cô phải dùng tiếng Thái để bắt quen với chúng và để chúng háo hức đọc cuốn sách mà cô mang tới. Trên hành trình đó, cô nhắc về những người đồng nghiệp “tuyệt vời lắm” của mình, cả những người chỉ nhìn nhau trên mạng xã hội mà nắm tay nhau vì chung một tâm nguyện cống hiến và sẻ chia. “Sắp tới đi cùng cô nhé”, cô dặn dò trước lúc chia tay, tha thiết và chân thật.

Theo Trí Thức Trẻ

Câu chuyện về nữ giáo viên, từ hoa hậu "vạn người mê", rời xa ánh đèn sân khấu làm nghề "trồng người" và cái kết không thể tuyệt vời hơn

Là một hoa hậu nổi tiếng đồng thời là một người mẫu sáng giá nhưng người phụ nữ ấy đã từ bỏ tất cả để dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục khiến nhiều người kính trọng và ngưỡng mộ.

Bà Swaroop Sampat sinh năm 1958, đăng quang trong cuộc thi Hoa hậu Ấn Độ vào năm 1979. Bà cũng là đại diện cho Ấn Độ tham gia cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 1979 và được báo giới săn đón lúc bấy giờ.

Vào thời điểm ấy, Swaroop Sampat là cái tên đắt giá trong giới showbiz. Sở hữu nhan sắc hoàn hảo cùng thân hình quyến rũ, Swaroop Sampat là một người mẫu nổi tiếng và là diễn viên đầy triển vọng, từng góp mặt trong một số bộ phim Bollywood.

Giữa lúc đỉnh cao của sự nghiệp, Swaroop Sampat bất ngờ kết hôn ở tuổ.i 29 với mối tình kéo dài 13 năm. Đám cưới diễn ra ấm cúng và trang trọng ở Mumbai vào năm 1987. Chồng bà là Paresh Rawal, nam diễn viên danh giá đồng thời là một chính trị gia có tiếng nói.

Câu chuyện về nữ giáo viên, từ hoa hậu vạn người mê, rời xa ánh đèn sân khấu làm nghề trồng người và cái kết không thể tuyệt vời hơn - Hình 1

Bà Swaroop Sampat vào thời điểm đăng quang ngôi vị Hoa hậu Ấn Độ năm 1979.

Câu chuyện về nữ giáo viên, từ hoa hậu vạn người mê, rời xa ánh đèn sân khấu làm nghề trồng người và cái kết không thể tuyệt vời hơn - Hình 2

Gia đình hạnh phúc của bà Swaroop Sampat.

Bà sinh được hai người con trai là Aniruddh và Aditya. Kể từ đây, người phụ nữ xinh đẹp này cũng tình nguyện rời xa ánh đèn sân khấu, toàn tâm toàn ý lo cho tổ ấm nhỏ của riêng mình. Bà muốn dành thời gian để nuôi dạy và quan tâm đến hai người con trai. Và người phụ nữ này không ngờ rằng có một ngày mình sẽ rẽ hướng trở thành một giáo viên.

Nhân thấy một số phương pháp giảng dạy hiên tai gây căng thẳng cho tr.ẻ e.m cung như các hệ lụy trong đời sống gia đình, bà Swaroop đã quyết định trở thành giáo viên. Bà theo đuổi ngành nghề hoàn toàn xa lạ với mình với hai mục tiêu chính được đề ra đó là giúp tr.ẻ e.m thêm tự tin, vững vàng thông qua giáo dục kỹ năng sống và ứng dụng các phương pháp giảng dạy mới mẻ.

Phương pháp giáo dục mà bà hương tơi thương giúp học sinh và giáo viên cùng suy ngẫm, tưởng tượng nhăm xây dựng ý thức về sự tự lâp và khám phá, khẳng định giá trị ban thân. Người phụ nữ này cũng quyết tâm đi học trở lại, theo đuôi con đương tiên si đê co thê hiên thưc hoa muc tiêu cua minh.

Trong qua trinh lam tiên si, bà danh thơi gian nghiên cứu vê các kỹ năng sống giúp nâng cao tiềm năng con người, giáo dục giáo viên và ứng dụng nghệ thuật vào giảng dạy. Đê giup đơ đươc nhiều tr.ẻ e.m tại các môi trường học tập khác nhau, bà Swaroop đã phát triển một phương pháp giảng dạy có tính phổ quát.

Câu chuyện về nữ giáo viên, từ hoa hậu vạn người mê, rời xa ánh đèn sân khấu làm nghề trồng người và cái kết không thể tuyệt vời hơn - Hình 3

Bà Swaroop quyết theo chinh phục con đường học vấn của mình để làm tiề.n đề phát triển sự nghiệp trồng người.

Vơi phương phap nay, bà co thê giúp được hoc sinh vơi các hoàn cảnh đời sống khác nhau, từ tr.ẻ e.m đường phố, nông thôn, trẻ lao động sớm, tr.ẻ e.m có hoàn cảnh kinh tế, xã hội khó khăn, cho đến cac em tại trường chuyên hoc tâp hiêu qua nhât.

Thưc tê, đối tượng học trò nào cũng đi cung nhưng thach thưc nhât đinh. Tuy nhiên, bà Swaroop đa co thê giai quyêt nhưng kho khăn đo thông qua viêc tô chưc diễn kịch trong lớp học. Đo la môt phương pháp học tập chủ động, lấy người học làm trung tâm, bao gồm thảo luận nhóm, đề xuất sáng kiến, tranh luận, trò chơi, hát và vẽ.

Quá trình thảo luận sẽ giúp các em thêm hiểu biết về thế giới và năng lực của mỗi người. Co thê noi răng phương pháp này đã có ảnh hưởng quan trọng nhất định đến học trò của bà. Trong đo la hai ví dụ điên hinh: Sau khóa học với bà Swaroop tại Bhadbhediya, các giáo viên tại đây đã thảo luận vấn đề tảo hôn với ủy ban làng và đưa ra các biện pháp ngăn chặn cần thiết. Còn ở Sodvadra, học sinh của bà đã giúp ngăn chặn nạn lao động tr.ẻ e.m trong ngành công nghiệp đán.h bóng kim cương và đưa cac em hoc sinh trở lại trường học.

Bà Swaroop đã có nhiều cống hiến cho tri thức sư phạm của xã hội Ấn Độ hiện đại. Bà trở thành chuyên gia đào tạo giáo viên, diễn giả tại hơn 40 hội nghị trong nươc, quốc tế. Bà còn tổ chức rất nhiều hội thảo cho học sinh, giáo viên, nhân viên công tac xã hội và nhưng nha tâm thần học.

Câu chuyện về nữ giáo viên, từ hoa hậu vạn người mê, rời xa ánh đèn sân khấu làm nghề trồng người và cái kết không thể tuyệt vời hơn - Hình 4

Bà Swaroop luôn hết lòng với sự nghiệp trồng người.

Vơi tâm long va kiên thưc cua minh, tiên sy, diên viên, hoa hâu Ân Đô Swaroop đa co nhưng đong gop y nghia cho giao duc Ân Đô, như đưa 450 tre em dân tôc thiêu sô đi hoc trơ lai. Năm 2014, bà thực hiện các buổi đào tạo giảng dạy từ xa theo yêu cầu của chính phủ, một chương trình cực kỳ thành công, mang lại những thay đổi to lớn trong cộng đồng giáo viên ở vùng nông thôn Gujarat.

Bà Swaroop còn là thành viên phi chính phủ đặc biệt trong Ban Cố vấn Giáo dục Trung ương. Năm 2016, bà được trao giả.i thưởn.g Cống hiến Giáo dục Cộng đồng của năm tại Hội nghị Mầm non Quốc tế lần thứ 4 của Hiệp hội Mầm non. Năm 2019, bà năm trong top 10 chung kêt Giai thương giao viên toan câu. Bà cũng là ngươi Ân Đô duy nhât đươc chon tư hơn 10.000 đê cư va ưng viên đên tư 179 quôc gia.

Bà chia se răng nếu đạt Giả.i thưởn.g Giáo viên Toàn cầu, bà sẽ thành lập một viện nghiên cứu để thiết kế và phát triển chương trình giảng dạy dự bị đặc biệt (PVE) tại các trường tiểu học. Mục tiêu của chương trình là nhằm trang bị cho học sinh kiến thức về tất cả các ngành nghề khác nhau tại Ấn Độ. Viện sẽ chia sẻ thành quả nghiên cứu với nhiều quốc gia trên thế giới có liên quan trực tiếp đến các Mục tiêu Phát triển Bền vững năm 2030.

Câu chuyện về nữ giáo viên, từ hoa hậu vạn người mê, rời xa ánh đèn sân khấu làm nghề trồng người và cái kết không thể tuyệt vời hơn - Hình 5

Bà là ứng cử viên sáng giá cho Giả.i thưởn.g Giáo viên Toàn cầu.

Nguồn: Masala, The Hindu/Helino

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chồng Phương Lan khui 3 diễn viên rủ rê sinh viên nữ, tổ chức tiệc như Diddy
13:39:19 01/10/2024
Minh Dự: được yêu mến vì miếng hài duyên, sắp 'ngã ngựa' vì phốt 'sống lỗi'?
16:15:30 01/10/2024
The Simpsons về "tiệc Trắng" Diddy có phần 2, sốc với người đóng vai ông trùm?
14:53:54 01/10/2024
NSƯT Hữu Châu: U50 độc thân, nửa đời vì nghệ thuật, bị học trò 'sống lỗi' báo?
15:44:58 01/10/2024
Phát hiện nam rapper mang tiếng "phông bạt" nhất Việt Nam đi "quẩy" sau khi có phát ngôn bỏ học gây tranh cãi khắp MXH
13:09:49 01/10/2024
Phùng Thiệu Phong bị tình cũ 'nắm cán', khui chuyện hôn phối làm CĐM choáng
14:32:12 01/10/2024
Lý Nhã Kỳ tỏ thái độ với Negav, khác xa Trường Giang, CĐM phát hiện điều sốc
16:59:57 01/10/2024
Vụ GV 'xin hỗ trợ mua laptop': lấy lại danh dự, trường làm công tác 'động viên'
15:15:57 01/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Em họ của chồng xin ở nhờ, nửa đêm tôi chế.t sững trước cảnh 'nóng mắt' của hai người

Góc tâm tình

19:09:42 01/10/2024
Tôi chế.t lặng khi thấy anh rón rén về nhà rồi đi thẳng vào phòng của cô ta. Tôi đợi một hồi lâu không thấy anh ra thì hùng hổ chạy đến đậ.p cửa, mới mở cửa.

Bất ngờ với quốc gia Phật giáo nhỏ bé trở thành cường quốc tiề.n điện tử

Thế giới

18:35:47 01/10/2024
Việc Bhutan đang "bay bổng" trong vũ trụ tiề.n điện tử gây nhiều bất ngờ, bởi vì đất nước này vốn có truyền thống tập trung nhiều hơn vào các vấn đề tâm linh hơn là thứ "phù phiếm" như tiề.n bạc.

Chuyện thú vị đằng sau bom tấn "Joker" được chờ đợi nhất cuối năm 2024

Hậu trường phim

18:22:57 01/10/2024
Năm 2024 đán.h dấu sự trở lại của bom tấn Joker sau nửa thập kỷ, với đội ngũ từng làm nên thành công vang dội của phần phim đầu tiên.

'Đi giữa trời rực rỡ' tập 45: Chải có tình mới, từ chối đi ăn với Pu?

Phim việt

18:17:57 01/10/2024
Đi giữa trời rực rỡ tập 45: Pu gọi điện mời Chải đi ăn; Ông Chiểu muốn về lại bản làng; Chải làm anh hùng cứu mỹ nhân .

Mỹ nhân Gen Z Việt gây "chao đảo" khi đứng với Cardi B là ai?

Netizen

18:09:38 01/10/2024
Mới đây, cộng đồng mạng bất ngờ khi thấy Thạch Trang xuất hiện tại một show thời trang của Vivienne Westwood - thương hiệu thời trang quốc tế nổi đình đám.

Kết hợp Genshin Impact và Elden Ring, bom tấn game chưa ra mắt đã bị phản đối mạnh mẽ

Mọt game

17:18:07 01/10/2024
Chưa có gì được công bố chính thức, nhưng các báo cáo gần đây cho thấy Tencent có thể đang tạo ra một trò chơi di động theo phong cách của Genshin Impact nhưng lại được kết hợp với Elden Ring

Miss Cosmo 2024: đại diện Indonesia khiến Xuân Hạnh 'khiếp vía', visual sinh đôi

Sao châu á

17:07:58 01/10/2024
Sau Miss Universe thì Miss Cosmo 2024 đang là một trong những chương trình nhận được sự quan tâm của cộng đồng fan sắc đẹp. Đặc biệt, ngoài Bùi Xuân Hạnh thì năm nay, có rất nhiều đại diện các nước nhận được sự yêu thích của đông đảo fa...

Nhạc sĩ 'Mắt nai cha cha cha': Tôi sống lạc quan sau biến cố ta.i nạ.n

Tv show

17:05:35 01/10/2024
Sau biến cố ta.i nạ.n, Sỹ Luân nhìn nhận cuộc sống theo hướng tích cực, lạc quan hơn. Ngoài nghệ thuật, anh còn tất bật với công việc giảng dạy, truyền lửa cho các học trò.