Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười: Giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội
Sinh thời, cố Tổng Bí thư Đỗ Mười luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho sự nghiệp GD-ĐT. Trong nhiều bài viết, bài phát biểu, bài nói chuyện của mình về GD, cố Tổng Bí thư đã có những nhận định cũng như những định hướng mục tiêu đổi mới và phát triển cho sự nghiệp GD của nước nhà.
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười thời kỳ làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng gặp gỡ thiếu nhi Hà Nội và Thái Bình nhân dịp các cháu vào viếng lăng Bác và thăm Bảo tàng Hồ Chí Minh, ngày 19/5/1990. (Ảnh: tư liệu)
GD là của dân, do dân và vì dân
Tại lễ Kỷ niệm 50 năm thành lập ngành GD Việt Nam, ngày 20/11/1995, cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã có bài phát biểu “Chăm lo đến sự nghiệp GD là chăm lo thiết thực nhất đến sự phát triển của con người, chủ thể của mọi sáng tạo”. Trong bài phát biểu này, cố Tổng Bí thư nhấn mạnh: “GD là sự nghiệp của toàn xã hội, của tất cả các ngành, các cấp, các đoàn thể, của mọi gia đình và của mỗi người dân”.
Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười khẳng định: Chăm lo đến sự nghiệp GD là chăm lo thiết thực nhất đến sự phát triển của con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá của đất nước. Thời đại hiện nay là thời đại của trí tuệ, nguồn gốc trực tiếp làm ra của cải; càng đi sâu vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, càng đòi hỏi trình độ trí tuệ cao. Dù ở thành thị hay nông thôn, đồng bằng, miền núi hay hải đảo, trong công nghiệp hay nông nghiệp, dịch vụ, phải có trí tuệ cao thì mới đủ khả năng thanh toán lạc hậu, nghèo nàn, mới có thể làm nên giàu có.
“Lâu nay, kể cả lương và các khoản trợ cấp, đời sống giáo viên vẫn khó khăn, phải làm thêm nhiều việc khác, thậm chí đến mức không ít thầy cô giáo coi dạy học chỉ là nghề phụ. Tình trạng này đã kéo dài, nay phải có biện pháp tích cực tháo gỡ, phấn đấu để “thầy ra thầy” thì “trò mới ra trò” được” – trích bài phát biểu của cố Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, ngày 4/1/1993.
Hơn nữa, sự phát triển của con người đã trở thành tiêu chí ngày càng quan trọng trong việc đánh giá trình độ tiến bộ kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia, với ba chỉ tiêu cơ bản: Thu nhập, trình độ GD và tuổi thọ.
“Như vậy, rõ ràng GD là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao trí tuệ của dân tộc ta để có đủ khả năng đưa đất nước phát triển đến một tầm vóc mới” – Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười nhấn mạnh, đồng thời lưu ý: Các cấp uỷ Đảng và chính quyền phải nhận thức sâu sắc tầm quan trọng đó, quán triệt những quan điểm của Đảng về vai trò và vị trí của GD. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước đối với sự nghiệp GD. Mặt trận, các đoàn thể, các tổ chức xã hội phải chăm lo đến sự nghiệp GD, tham gia, phối hợp với chính quyền đẩy mạnh xã hội hoá GD, mở rộng đi đôi với nâng cao chất lượng và hiệu quả, làm cho GD thực sự là của dân, do dân và vì dân.
Trong lần dự Đại hội Đảng bộ Trường ĐH Sư phạm (khi ấy còn thuộc ĐHQG Hà Nội), cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã phát biểu rõ: Chăm lo sự nghiệp “trồng người”, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là trách nhiệm của toàn xã hội. Song, ngành GD-ĐT bao giờ cũng giữ vai trò chủ yếu.
Trong thời đại ngày nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhất thiết phải đặt trên nền tảng dân trí ngày càng được nâng cao thông qua phát triển mạnh mẽ GD-ĐT; lấy GD-ĐT làm quốc sách hàng đầu như Đảng ta đã đề ra.
Video đang HOT
Để làm được việc đó, phải có một chiến lược GD-ĐT nhằm nâng cao cả mặt bằng dân trí và đỉnh cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trên tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội và khoa học nhân văn, vừa tạo điều kiện thuận lợi tiếp thu khoa học và công nghệ của thế giới để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, xây dựng một xã hội giàu về của cải, phong phú về tinh thần, công bằng, văn minh trong cuộc sống. Đó chính là lý tưởng và mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta quyết tâm biến thành hiện thực.
GD song hành cùng đất nước
Đầu tư cho GD là đầu tư cơ bản quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đất nước. Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nhấn mạnh điều này khi phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, ngày 16/12/1996. Cố Tổng Bí thư gợi mở: Gắn chiến lược phát triển GD với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Đổi mới nền GD với cách làm thích hợp, trên các mặt tổ chức và quản lý, dạy và học, nghiên cứu và ứng dụng.
Quan tâm thích đáng đến cả mặt bằng lẫn đỉnh cao dân trí, coi trọng GD nhân cách, lý tưởng và đạo đức, trí lực và thể lực; gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn. Ra sức phấn đấu xây dựng một nền GD tiên tiến có quy mô, trình độ và cơ cấu ngành nghề hợp lý. Đó là nền GD thấm nhuần sâu sắc tính nhân dân, tính dân tộc và tính hiện đại. Đi đôi với truyền thụ kiến thức, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao năng lực tư duy sáng tạo, cần đặc biệt quan tâm bồi dưỡng phẩm chất, đạo đức cho HS, sinh viên; khắc phục tiêu cực, yếu kém trong nhà trường. GD-ĐT phải theo hướng cân đối giữa “dạy người”, dạy chữ, dạy nghề, trong đó “dạy người” là mục tiêu cao nhất.
Sinh thời, cố Tổng Bí thư là người rất quan tâm đến đội ngũ thầy, cô giáo. Ông từng nhắc nhở, cần quan tâm đầy đủ hơn tới xây dựng đội ngũ giáo viên; Chăm lo đời sống của thầy, cô giáo; Đặc biệt chú trọng bồi dưỡng giáo viên về đạo đức, nêu tấm gương sáng cho HS và cho xã hội, hết lòng vì sự nghiệp “trồng người” với lương tâm và trách nhiệm cao, trở thành những người thầy mẫu mực của chế độ mới, của dân tộc Việt Nam anh hùng, được nhân dân yêu mến và kính trọng.
Để đảm bảo chất lượng của GD-ĐT, phải giải quyết tốt vấn đề thầy giáo, kế thừa và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Phải đổi mới hệ thống sư phạm, đào tạo lại và đào tạo mới một đội ngũ giáo viên giỏi, có trách nhiệm, có lương tâm, có lòng tự hào về nghề nghiệp. Đó là điều kiện quyết định để nâng cao chất lượng GD. Có những giải pháp thích đáng để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhà giáo.
Minh Hải
Theo giaoducthoidai
Học sinh, giáo viên khóc nức nở chia tay thầy hiệu trưởng
Trên sân trường ướt đẫm nước mưa, hàng trăm giáo viên và học sinh Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) lặng lẽ gạt nước mắt khi nhìn bóng thầy hiệu trưởng xa dần.
Thầy hiệu trưởng bắt tay và chào tạm biệt các giáo viên, học sinh - THÙY TRANG
Sáng nay, 4.10, Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM tổ chức buổi lễ tạm biệt thầy hiệu trưởng Lâm Triều Nghi, khi thầy chính thức chia tay mái trường này để chuyển công tác về Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền.
"Thầy đã đến và đem lại cho chúng em sự tận tâm vô bờ bến"
Khi bài phát biểu của một học sinh còn chưa dứt, dưới sân trường, nhiều học sinh, giáo viên đã lấy tay lau nước mắt. Thầy Lâm Triều Nghi bước xuống sân trường, bắt tay từng giáo viên, chúc mọi người ở lại làm thật tốt công việc của mình. Nhiều học trò chạy theo thầy, níu tay và bật khóc nức nở.
Trên trang TĐN Confessions (lời bộc bạch của học sinh Trần Đại Nghĩa) những ngày qua tràn ngập những tâm tư, tình cảm của các học trò dành cho người thầy đáng kính của mình. Chẳng han như: "Mấy ngày nay, Sài Gòn mưa rất nhiều, sân trường lúc nào cũng ướt đẫm. Và rồi hôm nay, mưa rơi ở Trường Chuyên Trần Đại Nghĩa - cơn mưa ngoài trời, cơn mưa trong lòng tất cả những học sinh, cựu học sinh, giáo viên, công nhân viên dưới mái trường, khi người thầy hiệu trưởng đáng kính Lâm Triều Nghi chính thức chuyển công tác..."
Nhiều giọt nước mắt chia tay thầy hiệu trưởng - THÙY TRANG
"Chắc hẳn ai đã từng gặp thầy dù chỉ một lần, đều sẽ nhớ mãi dáng người chân chất, giản dị của Thầy. Mỗi khi thầy đi qua, các em học sinh đều đồng thanh: "Chúng em chào thầy ạ" để rồi đáp lại là một nụ cười rất tươi từ thầy. Liệu có ai nghĩ rằng, một vị hiệu trưởng lại cảm giác thân thương, gần gũi đến thế?...
Thầy đã đến và đem lại cho chúng em sự tận tâm vô bờ bến. Có ai đã từng bắt gặp những ngày, dù nắng gay gắt hay mưa nặng hạt, đều có hình bóng người thầy đứng ở xa xa, nhìn ngắm từng lớp học sinh đang sinh hoạt dưới sân trường? Và nếu đã một lần trông thấy khoảnh khắc đó, liệu có ai quên được?". Những dòng tâm sự trên là của một học sinh viết trên trang TĐN Confessions.
Học trò Nguyễn Hoàng Nam Anh cũng bồi hồi viết trên TĐN Confessions : "Con nhớ ngày con gặp thầy dưới sân bóng rổ của trường, con xin thầy quay phỏng vấn cho một dự án của lớp. Thầy cười hiền, mời con vào văn phòng thầy, trả lời từng câu hỏi một nghiêm túc và trọn vẹn, dù con biết thầy rất bận. Nhớ những ngày con gặp và cúi chào thầy, thầy luôn cười và bảo con ráng chăm học học tốt".
Thầy Lê Hoàng Sơn Châu, giáo viên dạy thể dục Trường THPT Trần Đại Nghĩa, chia sẻ: "Thầy Lâm Triều Nghi về đây công tác 6 năm 7 tháng. Chúng tôi luôn cảm nhận được, thầy như một người anh trong gia đình, một người đồng nghiệp và lãnh đạo luôn biết đồng cảm, quan tâm chia sẻ với mọi người. Lúc nào thầy cũng coi trường Trần Đại Nghĩa như một mái nhà, một gia đình của mình".
Nhiều học trò khóc và ôm thầy hiệu trưởng trướckhi thầy bước đi Ảnh - THÙY TRANG
Điều gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim
Trước đó, ngày 3.10, thầy hiệu trưởng Lâm Triều Nghi đã có buổi chia tay với hội đồng sư phạm Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa. Sau những lời chia sẻ với các thầy cô, thầy Nghi mang tới cây đàn ghi-ta và vừa đàn, vừa hát ca khúc Bằng lòng đi em tặng tất cả mọi người.
Cô Nguyễn Phạm Thùy Trang, giáo viên tiếng Anh, xúc động nói với chúng tôi: "Cũng hình ảnh quen thuộc bên cây đàn ghi-ta, nhưng đây là bài hát chia tay cuối cùng của thầy với Hội đồng sư phạm Trường Chuyên Trần Đại Nghĩa. Hôm nay Facebook của anh chị em đồng nghiệp bạn bè tôi chỉ nhuốm một màu buồn bã. Điều gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim. Ấn tượng với giây phút chia tay cuối, cả trường đứng dậy, im phăng phắc chào thầy, không ai muốn ra về mà cứ đứng chết lặng, đâu đó chỉ còn nghe tiếng sụt sịt, tiếng nấc, tiếng nghẹn nhè nhẹ, nhìn quanh, có những đôi mắt đỏ hoe, những bàn tay quẹt vội dòng nước mắt. Còn thầy, lặng lẽ bước đi...".
Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, thầy Lâm Triều Nghi nói: "Tôi rất bất ngờ và xúc động với những tình cảm mà các học trò, các thầy cô giáo đã dành cho tôi ngày hôm nay. Tôi có quyết định về ngôi trường mới từ ngày 1.10. Hôm nay, tôi rất ngại với các học trò khi đã lấy đi của các em 15 phút học bài, nhưng tôi không còn lúc nào để nói với các em lời tạm biệt. Tuần tới, tôi sẽ không được dự tiết chào cờ cùng các em ở mái trường này nữa...".
Một nhà giáo mẫu mực, luôn yêu thương và gần gũi với học trò
Thầy Lâm Triều Nghi, 51 tuổi, chính thức về công tác tại Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa tháng 3.2012. Trước đó, thầy làm việc tại Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, quận Thủ Đức.
Thầy Nghi được đánh giá là một nhà giáo mẫu mực, luôn yêu thương và gần gũi với các học trò. Thầy lắng nghe và đồng ý với ý kiến của học sinh xin phép được mang ba lô tới trường, sẽ tiện hơn là mang cặp. Gặp trò nào, thầy cũng vẫy tay chào. Nhiều người đã quen thuộc với hình ảnh thầy giản dị với cây đàn ghi ta, hát tặng học sinh và các đồng nghiệp trong nhiều ngày kỷ niệm...
Theo thanhnien
Nữ giám đốc Nhật Bản chia sẻ về phát triển giáo dục bền vững tại Việt Nam Với những đóng góp và thành tích nổi bật trong suốt hơn 8 năm qua, trung tâm vui chơi khoa học công nghệ cao Panasonic Risupia do tập đoàn Panasonic xây dựng tại Hà Nội vừa được Bộ GD&ĐT trao tặng Bằng khen Bộ trưởng. Bà Yoshiko Hamazaki - đại diện Tập đoàn Panasonic được trao Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo...