Có tới 20 phương thức xét tuyển, Bộ Giáo dục cần xem xét đã hợp lý chưa
Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ bày tỏ, xét tuyển bằng học bạ hay tuyển bằng chứng chỉ quốc tế là điều kiện cần nhưng chưa đủ.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2022 có tới 20 phương thức tuyển sinh đại học, nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào các phương thức như xét kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, xét học bạ, xét tuyển thẳng,… Đặc biệt, các trường đại học lớn đều đưa ra từ 4 tới 6 phương thức xét tuyển.
Trao đổi nội dung này với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện đang là Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, hiện nay, xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông vẫn là phương thức chính.
20 phương thức xét tuyển năm 2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo thống kê
Tuy nhiên, để có thể tuyển được các đối tượng phù hợp với trường, với ngành thì sứ mệnh và mục đích của mỗi cơ sở giáo dục đại học là khác nhau. Chính vì vậy, có một số nhóm trường muốn kiểm tra năng lực của người học bằng kỳ thi đánh giá năng lực, kỳ thi năng khiếu.
“Việc sử dụng nhiều phương thức xét tuyển hay kết hợp 2 phương thức với nhau đều nhằm tìm ra được đầu vào chất lượng, thích hợp. Tôi lấy ví dụ như muốn vào Trường Đại học Kiến trúc thì phải có năng khiếu về vẽ, các khối ngành Âm nhạc thì phải có năng khiếu về thẩm âm, tiết tấu,…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nhiều trường tổ chức kỳ thi riêng như kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, kỳ thi đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội,…Một số trường liên kết với nhau để sử dụng kết quả của kỳ thi này, không tổ chức riêng từng trường thì đây cũng là một cách tiết kiệm chi phí cho học sinh và gia đình.
Nếu thí sinh thực sự yêu thích trường, ngành thì việc tham gia các kỳ thi riêng của trường là cơ hội tốt để thí sinh thể hiện bản thân”, Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho hay.
Cũng theo Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ, việc trường đưa ra nhiều phương thức xét tuyển đúng với tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW đó là chọn đúng đối tượng, dạy sát đối tượng để đào tạo ra nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng.
Khi xuất hiện tới 20 phương thức xét tuyển như vậy, vấn đề đặt ra là “liệu các em học sinh có kịp thời nắm bắt thông tin để tăng thêm cơ hội vào đại học của mình không?”.
Nói về vấn đề này, Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho rằng, trách nhiệm của trường trung học phổ thông nơi các em đang theo học rất quan trọng. Các trường phải làm tốt công tác hướng nghiệp để học sinh chọn được đúng ngành nghề, trường mình yêu thích. Từ đó, nhiệm vụ của trường là phổ biến cho học sinh hiểu rõ phương thức xét tuyển của trường các em lựa chọn để không em nào bỏ lỡ cơ hội trúng tuyển.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công tác hướng nghiệp của nhiều trường vẫn còn hạn chế. Do đó, Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xem xét các phương thức xét tuyển đã hợp lý chưa.
Bên cạnh phương thức chính là lấy kết quả của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thì có những trường xét tuyển bằng điểm học bạ hoặc chứng chỉ quốc tế.
Đánh giá vấn đề trên, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bày tỏ, xét tuyển bằng học bạ hay tuyển bằng chứng chỉ quốc tế là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Đây chỉ là yếu tố để các trường đại học xem xét thêm và nên tích hợp nó với phương thức xét tuyển khác để đảm bảo tính công bằng cho các thí sinh.
“Xét học bạ là một yếu tố, tuy nhiên tôi không tin tưởng hoàn toàn. Vì có nơi chấm chặt, có nơi chấm lỏng thậm chí có nơi xuất hiện tiêu cực do đó chỉ nên xem phương thức xét học bạ để tham khảo
Kết quả của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông mang tính công bằng hơn. Vì nó là đề chung, nghiêm ngặt, năng lực của các em như thế nào nó thể hiện ở đấy. Vì vậy, tôi cho rằng, nên tích hợp việc xét học bạ với thi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc các phương thức khác để thấy rõ năng lực của thí sinh”.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, Phó Giáo sư Bùi Thị An – Chủ tịch Hội nữ trí thức Thành phố Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng, ngoài những nguyên tắc chung để kiểm tra kiến thức thì các trường có quyền, từ đặc thù riêng để đưa ra các phương thức xét tuyển nhằm chọn được thí sinh phù hợp.
Tuy nhiên xét tuyển theo phương thức gì cũng được nhưng phải công bố trước một thời gian hợp lý để học sinh còn chuẩn bị kịp. Nhiều phương thức nhưng không nên quá mới lạ.
“Bộ Giáo dục và Đào tạo phải vào cuộc làm rõ một số phương thức xét tuyển được các trường ưu tiên đã thực sự phù hợp và công bằng. Có như vậy mới làm rõ được thế nào là nguyên tắc, thế nào là công bằng, thích hợp.”, Phó Giáo sư Bùi Thị An nhấn mạnh.
20 phương thức xét tuyển đại học: Bất lợi cho thí sinh?
20 phương thức xét tuyển mùa tuyển sinh 2022 sẽ gây khó khăn cho thí sinh khi lựa chọn cách xét tuyển phù hợp với năng lực?
PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, theo thống kê, hiện khoảng 20 phương thức xét để tuyển sinh đầu vào đại học, nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào các phương thức như xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, xét tuyển thẳng,... Sự đa dạng này phần nào cũng gây ra sự khó khăn cho thí sinh trong việc nắm bắt thông tin.
Theo bà Thủy, các trường bổ sung nhiều phương thức xét tuyển kéo theo việc phân bổ chỉ tiêu không hợp lý, có sự tăng giảm mạnh qua các năm. Mặt khác, việc gia tăng nhiều phương thức xét cũng khiến thí sinh không có sự chuẩn bị kịp thời.
20 phương thức xét tuyển vào đại học, cao đẳng. (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
Nhiều trường thậm chí tuyển sinh không đúng với chỉ tiêu đã công bố với từng phương thức xét tuyển, dẫn đến thiếu đảm bảo công bằng đối với thí sinh, gây hệ quả không tốt trong dư luận xã hội. Ví dụ, năm trước, điểm trúng tuyển theo kết quả THPT quá cao bất thường, không ít thí sinh 30 điểm vẫn trượt vào đại học.
Bên cạnh đó, một số trường cũng tăng giảm, thêm bớt tổ hợp thi nhưng chưa đưa ra được căn cứ cụ thể để giải trình cho sự lựa chọn đó để xã hội đồng lòng.
Các trường áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau mà không có biện pháp bảo đảm công bằng giữa các thí sinh, gọi thí sinh nhập học sớm mà không cập nhật dữ liệu lên hệ thống chung, dẫn tới số lượng thí sinh ảo lớn.
Từ thực trạng trên, Vụ trưởng đề nghị mùa tuyển sinh năm nay, các trường cần giữ đảm bảo ổn định. Với các phương thức tuyển sinh đang được sử dụng, nếu muốn giảm chỉ tiêu hoặc bỏ thì cần có lộ trình giảm, ví dụ không được giảm quá 30% tổng chỉ tiêu của ngành mỗi năm, tránh gây xáo trộn cho việc học tập, ôn luyện của thí sinh. Các trường cũng cần phải phân tích rủi ro và phương án giải quyết, phối hợp giải quyết trong quá trình tuyển sinh.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cũng cho rằng, các trường không nên chạy đua "nở rộ" nhiều phương thức. Việc lựa chọn phương thức mới, một tổ hợp mới cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. "Không nên thêm quá nhiều phương thức thi. Khi tất cả các trường đưa thêm nhiều phương thức tuyển sinh, cuối cùng vẫn chỉ chọn trong từng đó thí sinh, do đó không hẳn các trường sẽ có lợi trong việc này", Thứ trưởng nói.
Đa dạng phương thức tuyển sinh đại học năm 2022 Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Văn bản hợp nhất Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Điểm đáng chú ý của Quy chế tuyển sinh là cho phép các trường đại học được đa dạng phương thức tuyển sinh như dựa vào...