Có thừa nhận việc dạy học trực tuyến ?

Theo dõi VGT trên

Nhiều ý kiến cho rằng việc thừa nhận dạy học trực tuyến không có nghĩa là phủ nhận cách dạy truyền thống, mà sẽ là động lực để các trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, giúp học sinh có nhiều hình thức học tập hơn.

Có thừa nhận việc dạy học trực tuyến ? - Hình 1

Một giờ học trực tuyến của học sinh tại TP.HCM trong những ngày nghỉ dịch Covid-19 – Ngọc Dương

Đòi hỏi của thực tế

Tình hình dịch bệnh và nghỉ học kéo dài khiến các nhà trường và mỗi địa phương không thể “ngồi yên” chờ ngày trở lại trường, mỗi nơi đều cố gắng để học “trực tuyến” theo một cách nào đó nhằm duy trì kết nối giữa nhà trường, giáo viên (GV) và học sinh (HS) trong thời gian này. Tuy nhiên, vì đây là hình thức dạy học chưa được công nhận chính thức và điều kiện còn quá khác nhau ở mỗi trường nên mức độ áp dụng cũng rất khác nhau.

Với các trường quốc tế và một số trường tư thục vốn có nền tảng công nghệ thông tin tốt và lâu nay vẫn áp dụng việc dạy học trực tuyến thì việc áp dụng hình thức này trong thời gian HS nghỉ học vì dịch bệnh khá thuận lợi và bài bản.

Ví dụ, lãnh đạo Trường quốc tế Anh (BIS) Hà Nội cho biết việc dạy học e-learning được áp dụng khác nhau ở từng cấp học trong thời gian nghỉ học. Với khối tiểu họctrung học, GV chủ yếu sử dụng những ứng dụng của Google, các nền tảng trực tuyến giúp HS học độc lập cũng như làm việc nhóm. Với các nền tảng này, GV đưa ra bài tập dễ dàng (qua những tập tin và video gửi lên), đồng thời HS có thể trao đổi liên tục với GV để được hướng dẫn và nhận xét về bài tập. Nhờ sự trợ giúp của công nghệ, GV cũng có thể đo lường mức độ tương tác cũng như theo dõi sự tiến bộ của từng HS nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy tương tự như khi các em học tại trường học.

Có thừa nhận việc dạy học trực tuyến ? - Hình 2

Học sinh tham gia một buổi học trực tuyến – Ngọc Dương

Tại Trường Marie Curie (Hà Nội), trước khi triển khai dạy học trực tuyến, nhà trường đã mời chuyên gia tập huấn khá kỹ cho GV. Cô Phạm Thủy, GV dạy tiếng Anh khối THCS của trường này, cho biết ban đầu cô cũng gặp chút bỡ ngỡ khi làm quen với phương pháp dạy trực tuyến. Tuy nhiên, phương pháp này là cách thay thế hữu ích cho việc dạy và học truyền thống trong giai đoạn HS nghỉ học bất đắc dĩ. “Có HS đáp ứng yêu cầu của thầy cô khá nhanh nhưng có bạn chưa sử dụng thành thạo ứng dụng nên cần thêm thời gian. Do vậy, GV phải có những biện pháp kiểm tra, tăng cường tương tác với HS tránh tình trạng có em bật máy tính, vào lớp nhưng lại không học”, cô Phạm Thủy chia sẻ.

Lượng truy cập vào kho học liệu số tăng đột biến

Tuy nhiên, ở phần lớn các nhà trường thì dù thông báo dạy học “trực tuyến” nhưng trên thực tế chỉ là giao bài, chấm bài qua internet cho HS mà chưa thực sự tổ chức được một lớp học từ xa đúng nghĩa.

Ông Nguyễn Hải Sơn, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD-ĐT, cho biết: Cách đây mấy năm, Bộ cũng đã tổ chức các cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng điện tử e-learning cho GV nhằm nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin của GV, đồng thời xây dựng kho học liệu dùng chung toàn ngành, đóng góp hệ tri thức Việt số hóa và giúp HS có thể tự học thông qua mạng internet. Một trong những mục tiêu mà Bộ mong muốn là HS ở vùng khó khăn nhất cũng có thể được học (qua mạng) bài học của những GV dạy giỏi nhất. “Tới nay, kho học liệu số của ngành đã thu thập được khoảng 5.000 bài giảng điện tử để chia sẻ miễn phí trên mạng internet. Qua theo dõi của chúng tôi, trong những ngày vừa qua lượng truy cập vào kho học liệu số của ngành tăng đột biến so với trước đây”, ông Sơn cho biết.

Nếu được thừa nhận sẽ làm tốt hơn

Sở GD-ĐT Hà Nội cũng tổ chức hình thức ôn thi trực tuyến cho HS lớp 8, 9 để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia mới đạt khoảng hơn 50% do đa số vẫn quen và trông chờ vào những giờ học truyền thống.

Bà Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), cho biết với lớp 12 khi nhà trường tổ chức dạy học trực tuyến thì tỷ lệ tham gia học rất cao, hầu hết các ngày đều hơn 90%. Hằng ngày các GV chủ nhiệm đều tiến hành điểm danh, theo dõi chặt chẽ sĩ số lớp học và tương tác giữa thầy và trò.

Video đang HOT

“Dạy học trực tuyến thời điểm này thực sự là “cứu cánh” cho HS cuối cấp khi mà toàn bộ trường học và cả các lớp dạy thêm đều đóng cửa dù so với lớp học trực tiếp thì vẫn chưa sát sao bằng vì còn phụ thuộc rất nhiều vào sự tự giác của mỗi HS”, bà Quỳnh cho biết.

Ông Nguyễn Việt Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An, Q.Tây Hồ (Hà Nội), cũng cho biết việc áp dụng dạy trực tuyến mới được ưu tiên đầu tư ở khối lớp 9. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận HS không tham gia với nhiều lý do khác nhau, trong đó có những em về quê “trốn dịch” nên việc kết nối không tốt; có những em vì không bắt buộc nên cho rằng bao giờ trở lại trường mới học…

Do vậy, theo ông Hà, việc dạy học trực tuyến mới dừng ở việc củng cố, ôn luyện kiến thức đã học là chủ yếu để tránh thiệt thòi cho những HS không tham gia vào hình thức này. Theo ông Hà, khi nền tảng công nghệ thông tin tốt hơn, GV được tập huấn bài bản và việc dạy học trực tuyến được thừa nhận như một hình thức thay thế thì chắc chắn các trường sẽ có động lực làm tốt hơn. ( còn tiếp)

Ý kiến

Thời điểm vàng

Đây là “thời điểm vàng” để nhìn nhận hình thức học tập trực tuyến. Bởi không phải lúc nào cũng có thể tổ chức một lớp học truyền thống với phấn trắng bảng đen cùng sự tương tác trực tiếp giữa thầy và trò. Thêm vào đó, hình thức này cũng đã được thế giới công nhận thì chúng ta cũng nên đi theo xu hướng để HS Việt Nam không bị ngỡ ngàng trong xu thế toàn cầu hóa.

Tuy nhiên, thực tế cơ sở vật chất của các trường phổ thông chưa thực sự đồng bộ. Có những trường hiện nay còn tồn tại những phòng máy tính khá lạc hậu hoặc HS vùng sâu vùng xa chưa có điều kiện tiếp xúc với thiết bị hiện đại và có một bộ phận giáo viên chưa tiếp cận, chưa chủ động trong việc dạy nhưng chúng ta không thể chờ đến khi đồng bộ mới thực hiện. Địa phương nào, trường nào thỏa mãn điều kiện cần thì cho thực hiện, chỉ cần chúng ta nhìn nhận nó là hình thức học có tính pháp lý. Đưa ra quan điểm, mục tiêu rõ ràng thì đều có thể triển khai, bước đầu là thí điểm, vận dụng theo giai đoạn…

Nguyễn Thị Liễu (Trưởng chương trình giáo dục phổ thông cơ sở Ba Tháng Hai và Hoàng Văn Thụ Hệ thống Trường quốc tế Việt Úc VAS)

Xu hướng của giáo dục hiện đại

Nếu học trực tuyến đã có tính pháp lý thì thời gian vừa qua Bộ GD-ĐT không phải đi lo chuyện thay đổi, điều chỉnh thời gian năm học. Đó là chưa kể đây là xu hướng của các nền giáo dục hiện đại thì hà cớ gì chúng ta không cập nhật. Trong thực tế hiện nay có một số cơ sở giáo dục đã thực hiện phương thức này, vì vậy cơ quan quản lý giáo dục cần có sự ghi nhận để kiểm soát, thẩm định. Chất lượng sẽ do người sử dụng đ.ánh giá và người tiêu dùng sẽ đào thải nếu chương trình nào đó không chất lượng. Ai có gì xài nấy. Dạy học trực tuyến, yếu tố quyết định sự thành công là phương pháp chứ không phải là nền tảng công nghệ. Nền tảng công nghệ là yếu tố hỗ trợ thuận lợi để tiếp cận, triển khai, đ.ánh giá còn phương pháp của người thầy thể hiện việc chia đơn vị kiến thức, tạo động lực cho người học”.

Tô Thụy Diễm Quyên (chuyên gia giáo dục của Microsoft)

Bích Thanh (ghi)

Theo Thanh niên

Giáo viên đề xuất cắt bớt chương trình học, không kéo dài lịch học sang tháng 7

"Việc học là cả đời,cắt bớt một số bài không trọng tâm cũng không ảnh hưởng đến sự học của học sinh. Không nên chỉ dạy cho đủ tiết mà bỏ qua chất lượng".

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, cô Phạm Thái Lê - giáo viên Trường Marie Curie (Hà Nội) đề xuất tới Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Nên chấm dứt thực trạng manh mún bị động bằng cách chủ động cắt bớt chương trình học ở tất cả các môn và khối lớp từ lớp 1 đến lớp 12.

Hiện nay, giải pháp chủ yếu được thực hiện để đối phó với dịch Covid-19 là cho học sinh nghỉ học và dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình.

Tuy nhiên với góc nhìn của người trong cuộc, cô giáo Phạm Thái Lê cho rằng những biện pháp như trên chỉ có tính chất tạm thời và không có hiệu quả trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục.

Cô Phạm Thái Lê phân tích: "Hình thức học trực tuyến có những ưu điểm của nó được phát huy trong tình trạng dịch Covid-19 như hiện nay.Đánh giá về hình thức học trực tuyến cô Lê cho rằng: Hình thức này hiệu quả nhưng cũng kèm theo nhiều thiếu sót.

Tuy nhiên hình thức học trực tuyến cũng có những nhược điểm của nó.

Thứ nhất: Để đảm bảo việc học trực tuyến có kết quả thì trang thiết bị, hạ tầng phải đáp ứng. Thế nhưng không phải gia đình nào cũng có máy tính cho con học trực tuyến.

Cho nên việc học trực tuyến không thể đồng bộ trong cả nước nhất là ở những tỉnh vùng sâu,vùng xa.

Thứ hai: Đối với giáo viên như chúng tôi việc dạy trực tuyến rất vất vả. Khác với phương pháp dạy truyền thống, việc dạy trực tuyến giáo viên phải soạn bài, soạn giáo án sao cho phù hợp. Rồi đến việc truyền tải kiến thức như thế nào? Thêm chỗ này bỏ chỗ kia. Trong khi có rất nhiều giáo viên chưa tiếp cận với phương pháp dạy học trực tuyến nhất là ở những tỉnh vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

Thứ ba: Việc quản lý học sinh rất khó. Việc học trực tuyến vốn dĩ chỉ là hình thức cho phụ huynh yên tâm, học sinh có việc mà làm. Lấy ví dụ các em đi học trên lớp có thầy cô nhiều khi còn không tập trung, không quản nổi chứ nói gì đến việc học trực tuyến không có giáo viên kèm cặp.

Về hình thức học thông qua truyền hình có nhiều ưu điểm hơn. Nhưng nhìn chung đây cũng chỉ là tình thế đối phó. Dưới cương vị giáo viên tôi cho rằng học trực tuyến rất khó để đảm bảo chất lượng".

Giáo viên đề xuất cắt bớt chương trình học, không kéo dài lịch học sang tháng 7 - Hình 1

Cô Phạm Thái Lê đề xuất cắt giảm chương trình học và không kéo dài lịch học sang tháng 7 (Ảnh:NVCC)

Từ thực tiễn trên, cô Phạm Thái Lê đề xuất: Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có phương án tổng thể giúp giải quyết tình trạng manh mún, không đồng bộ ở các địa phương. Theo đó Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể chủ động cắt bớt chương trình học và năm học vẫn sẽ kết thúc ở thời điểm cuối tháng 6 như dự kiến.

Việc kéo dài năm học sang tháng 7 trong điều kiện thời tiết nắng nóng (nhất là ở những tỉnh miền Trung) sẽ ảnh hưởng đến tâm lý,sức khỏe của học sinh, dẫn đến đảo lộn diễn biến của các kỳ thi, kỳ tuyển sinh và gây ảnh hưởng đến năm học 2021-2022.

Căn cứ để cô Phạm Thái Lê đề xuất ý kiến trên bao gồm mấy ý sau:

Thứ nhất: Việc kết thúc năm học vào thời điểm 30/6/2020 là hợp lý cho cả giáo viên, nhà trường và nhất là học sinh. Nếu năm học không đủ thời gian thì phải buộc giảm bớt chương trình học.

Thứ hai: Việc cắt bớt chương trình học (bao gồm một số bài không trọng tâm) cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình học tập lâu dài của học sinh. Ngoài ra đây cũng chỉ là giải pháp để đối phó trong trường hợp có thiên tai, dịch bệnh, học sinh phải nghỉ dài ngày. Bên cạnh đó nhiều chuyên gia và các nhà giáo dục cũng đã chỉ ra rằng chương trình học hiện nay ôm đồn và quá nặng nề, có nhiều kiến thức không cần thiết.

Thứ ba: Việc cho học sinh nghỉ học dài ngày nhưng vẫn giữ nguyên chương trình sẽ đẩy thầy - trò vào tình trạng co kéo cho đủ tiết, đủ bài. Như vậy chỉ đảm bảo về lượng mà không đảm bảo về chất.

Thứ tư: Về lâu dài cần xây dựng một khung chương trình có độ co - giãn, linh hoạt hơn để có thể chủ động trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, học sinh phải nghỉ dài ngày.

Giáo viên đề xuất cắt bớt chương trình học, không kéo dài lịch học sang tháng 7 - Hình 2

Theo cô Lê: Việc học là việc cả đời, cắt giảm một số bài không quan trọng không ảnh hưởng nhiều đến việc học của học sinh (Ảnh:NVCC)

Cô Phạm Thái Lê cho biết: "Mỗi năm học đều có 2 tuần dự trữ, 2 tuần này sẽ không ảnh hưởng đến việc giảm bớt 1 số tiết học, giảm thời lượng dạy.

Trên thực tế học sinh đang nghỉ học 1 tháng, nếu đi học từ 2/3/2020 thì chỉ cần đến 15/5/2020 là cũng có thể hoàn thành chương trình rồi.

Như thường lệ năm học kết thúc vào ngày 31/5 nhưng từ 15/5 học sinh đã thi xong. Khoảng thời gian 2 tuần sau đó là để hoàn thiện hồ sơ, hoàn thiện điểm, học sinh lên lớp hiệu quả học tập không cao, học theo kiểu đối phó.

Chúng ta có thể tận dụng 2 tuần này để bù vào thời gian nghỉ cho hợp lý, như vậy sẽ chỉ cần thêm 2 tuần nữa là đủ thời gian đã nghỉ chứ không cần đến 4 tuần và kéo dài sang tháng 7".

Giáo viên đề xuất cắt bớt chương trình học, không kéo dài lịch học sang tháng 7 - Hình 3

Đề xuất này cũng giúp ổn định tâm lý học sinh, phụ huynh và giáo viên khi không kéo dài năm học sang tháng 7 (Ảnh:NVCC)

Cô Lê bày tỏ: "Việc học là việc cả đời, do vậy cắt bớt một số nội dung, bài giảng không quan trọng không ảnh hưởng quá nhiều đến việc các em tích lũy kiến thức.

Nếu chỉ chăm chăm chạy tiết, chạy bài cho đủ số lượng mà bỏ qua chất lượng cũng sẽ không đem đến hiệu quả nhiều.

Bộ có thể nghiên cứu và coi đây là một phương án B trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh".

Một bài toán nữa được cô Lê đặt ra đó là việc Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có các chính sách hỗ trợ như thế nào dành cho giáo viên hợp đồng khi không có t.iền lương dạy, không chủ động được công việc.

Vì thế nữ giáo viên mong muốn Bộ sẽ có một chính sách dài hơi và chủ động hơn để đối phó dịch Covid-19, chấm dứt tình trạng manh mún, mỗi nơi một phách như hiện nay.

Vũ Ninh

Theo giaoduc.net.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đám cưới Anh Đức và vợ kém 12 t.uổi có 1 quy định gây tranh cãi giống hôn lễ hào môn của Midu
06:59:02 18/07/2024
Tài tử Kwon Sang Woo "gây bão" với ánh mắt si tình dành cho bà xã sau gần 2 thập kỷ chung sống
06:43:48 18/07/2024
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp điều tra vụ 4 người Việt t.ử v.ong ở Thái Lan
08:25:13 18/07/2024
Đến thăm con gái, lúc ra về thì thông gia dúi cho giỏ thức ăn, tức mình, tôi bỏ lại ngoài cổng, ngờ đâu lại gây ra rắc rối lớn
08:08:15 18/07/2024
Cháu đưa miếng mít lên miệng, mẹ chồng tôi lườm cháy mặt
07:45:37 18/07/2024
Mỹ nam U50 vẫn cả gan "cưa sừng làm nghé" đóng học sinh, đẹp đâu không thấy chỉ thấy kệch cỡm
06:03:07 18/07/2024
Lee Bo Young gây sốt khi chia sẻ ảnh gia đình
07:32:22 18/07/2024
Hari Won gây tranh cãi khi ngồi ghế nóng show hot nhất Hàn Quốc được Việt hoá, Trấn Thành nói gì?
07:06:01 18/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

11 loại cây phong thủy tốt cho người mệnh Thổ

Trắc nghiệm

10:39:22 18/07/2024
Đâu là cây phong thủy hợp mệnh Thổ? Người mệnh Thổ nên chọn những cây cảnh có màu như đỏ, hồng, được cho là hợp mệnh, giúp đem lại may mắn.

Bộ trưởng Nông nghiệp Angola tới tận nơi mua gạo của team châu Phi (Quang Linh Vlogs), giá bán ở châu Phi đáng kinh ngạc

Netizen

10:29:41 18/07/2024
Trong nỗ lực khai hoang và tìm hướng đi mới trong lĩnh vực nông nghiệp, team châu Phi của Quang Linh Vlogs đã ghi nhận một thành tựu đáng kinh ngạc

Các nhà khoa học lần đầu phát hiện hang động bí ẩn dưới bề mặt Mặt Trăng: Nơi trú ẩn mới cho con người là đây?

Lạ vui

10:27:36 18/07/2024
Sự tồn tại của các đường hầm trên Mặt Trăng, một phát hiện chấn động giới khoa học, có thể là chìa khóa cho giấc mơ định cư của loài người.

Công an thành phố Tây Ninh: Bắt đối tượng trốn truy nã về tội sử dụng giấy tờ giả

Pháp luật

10:26:54 18/07/2024
Ngày 17.7, Công an thành phố Tây Ninh cho biết đã bắt được đối tượng Nguyễn Ngọc Trí, sinh năm 1999, ngụ ấp An Hòa B, xã Mỹ An, huyện Thanh Phú, tỉnh Bến Tre về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan .

Phối đồ đẹp với quần ống rộng màu đen

Thời trang

10:19:16 18/07/2024
Quần ống rộng đen làm món thời trang phổ biến vì có thể giúp người mặc che được nhiều khuyết điểm của cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phối đồ với quần ống rộng đen sao cho phù hợp.

Tượng ngà voi hơn 800 năm: 'Báu vật' của nước Anh

Thế giới

10:11:57 18/07/2024
Đây là một kiệt tác trong bộ sưu tập của vợ chồng nhà sưu tập kiêm kinh doanh nghệ thuật John và Gertrude Hunt, rồi được truyền lại cho những người thừa kế sau khi họ qua đời.

Nâng cấp "Độc Cô Cầu Bại" trong DTCL Mùa 12

Mọt game

10:04:12 18/07/2024
Đấu Trường Chân Lý Mùa 12 - Hỗn Loạn Huyền Diệu sẽ được ra mắt vào ngày 31/07/2024. Ở thời điểm hiện tại, các thông tin về mùa mới đang dần được Riot Games hé lộ.

5 cách dùng toner đa năng giúp làm đẹp từ đầu đến chân

Làm đẹp

10:04:09 18/07/2024
Nhiều người chỉ sử dụng toner để làm sạch da sau khi rửa mặt, nhưng ít ai biết rằng toner có thể được ứng dụng đa dạng để chăm sóc toàn diện từ đầu đến chân.

Độc đáo kiểu du lịch Trekking

Du lịch

09:57:16 18/07/2024
Trekking tiếng Anh có nghĩa là leo núi , tuy nhiên thuật ngữ này không chỉ dừng lại ở nét nghĩa đó mà lại được dùng để gọi tên một loại hình du lịch mạo hiểm mà phương tiện di chuyển chủ yếu là đôi chân của mình.

Bữa chiều với món sườn rim đậm vị, thịt mềm, ăn ngon không thể ngừng đũa

Ẩm thực

09:11:18 18/07/2024
Sườn non rim là một món ăn hấp dẫn, bổ dưỡng và được nhiều người yêu thích.Dưới đây là 3 công thức làm sườn rim đặc biệt để bạn có thể chiêu đãi gia đình