Cô thủ khoa quê Lạng Sơn ước mơ được về xây dựng quê hương
Bí quyết để trở thành thủ khoa xuất sắc của cô gái Lạng Sơn đó là không ngừng cố gắng, phấn đấu, luôn cầu tiến để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Tôi có dịp gặp em Chu Thị Thương, sinh năm 1996 (người dân tộc Tày), quê ở xã Thái Bình, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn tại lễ vinh danh Thủ khoa xuất sắc do thành phố Hà Nội tổ chức.
Được biết, Thương là sinh viên lớp 59D – Quản lý đất đai, Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn, trường Đại học Lâm nghiệp. Tất cả các năm học, cô gái đều xếp loại học lực và điểm rèn luyện xuất sắc.
Đặc biệt, em từng đạt danh hiệu “ Sinh viên 5 tốt” và “ Sao tháng giêng”. Điểm tích lũy toàn khóa 3.89/4 và giành ngôi vị Thủ khoa xuất sắc.
Chu Thị Thương (đứng thứ 2 từ trái qua phải) tham gia nghiên cứu khoa học sinh viên (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Sinh ra trong một gia đình thuần nông ở vùng núi tỉnh Lạng Sơn. Bố mẹ đã rất vất vả để nuôi em và anh trai ăn học. Sớm thấu hiểu sự nhọc nhằn của cha mẹ, Thương luôn cố gắng học tập, phấn đấu giành học bổng để trang trải phần nào cuộc sống.
Ở mái trường đại học, Thương từng vinh dự nhận được học bổng Kova lần thứ 13, hạng mục nghị lực dành cho sinh viên vượt khó, học giỏi.
Chu Thị Thương là một nữ lớp trưởng năng động, kết nạp Đảng năm 2017 tại Chi bộ Phòng Chính trị và Công tác sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp.
Video đang HOT
Đó chính là phần thưởng quý giá cho trí tuệ, tài năng, năng lực và phẩm chất đạo đức của cô gái trẻ.
Ngoài ra, Thương còn tham gia nghiên cứu khoa học sinh viên các năm học từ 2016 đến 2018 và đoạt giải Nhất nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Viện; giành giải Ba cấp trường. Tất cả các năm học đại học cô đều được xếp loại học lực và điểm rèn luyện xuất sắc.
Thương chia sẻ, để đạt được điểm cao trong các môn học, cô đã kết hợp giữa việc học trên lớp, nhóm và tự học.
Trong đó tự học là phương pháp mà nữ thủ khoa nhận thấy hiệu quả nhất.
“Với việc tự học, bản thân có thể sắp xếp thời gian phù hợp với bản thân, học bất cứ lúc nào cảm thấy hứng thú, bất cứ điều gì chưa rõ để có thể nắm vững kiến thức một cách lâu bền.
Đối với em, bí quyết để trở thành thủ khoa đó là không ngừng cố gắng, không ngừng phấn đấu, luôn cầu tiến để có thể đạt được kết quả tốt nhất”, Thương nói.
Đạt danh hiệu thủ khoa, Chu Thị Thương lấy làm vinh dự, tự hào và cũng tự ý thức được trọng trách nhiều hơn đối với đất nước. Nữ thủ khoa muốn gửi đến các bạn trẻ thông điệp rằng, hãy luôn cố gắng, phấn đấu hết mình để hiện thực hóa ước mơ của bản thân.
Chia sẻ về dự định của bản thân, Thương tâm sự, từ khi học trung học cơ sở em đã sống xa gia đình vì học trường nội trú huyện; đến bậc trung học phổ thông em theo học Trường phổ thông vùng cao Việt Bắc tại Thái Nguyên và học đại học ở Hà Nội nên sau khi tốt nghiệp em muốn về Lạng Sơn để làm việc vì gần gia đình và em mong muốn được góp sức xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp hơn.
Qua trao đổi được biết, tân thủ khoa của Đại học Lâm nghiệp Hà Nội mong muốn công tác tại Văn phòng Đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn.
Em nằm trong danh sách xét tuyển đặc cách do tốt nghiệp Đại học loại xuất sắc.
Ngày 15/10 em đã tham gia phỏng vấn và đang trong quá trình chờ kết quả.
“Trong thời gian chờ đợi kết quả, em tranh thủ giúp đỡ bố mẹ hái chè, làm việc nhà, đọc thêm các văn bản pháp luật chuyên ngành đồng thời nhận việc làm tại nhà để không làm mất đi quãng thời gian một cách vô ích”, Thương tâm sự.
Theo giaoduc.net.vn
Vẽ những ước mơ về khu vườn trường của mình
Ngày 14.10, tại Trường THCS Lê Hồng Phong, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Hội đồng Đội T.Ư phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long cùng tổ chức Lễ hưởng ứng hoạt động "Ngày hội sắc màu" và hoạt động vẽ tranh dành cho thiếu nhi với chủ đề "Vườn trường mơ ước của em".
Vẽ ước mơ về khu vườn trường của mình - C.T.V
"Ngày hội sắc màu" có sự tham dự của ông Nguyễn Phi Long, Phó Chủ tịch tỉnh Bình Định, chị Hoàng Tú Anh, Phó Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư, đại diện Tập đoàn Thiên Long và 500 học sinh.
"Ngày hội sắc màu" là hoạt động dành cho thiếu nhi có độ tuổi từ 6 đến 15 (từ lớp 1 đến lớp 9). Cuộc thi là cơ hội để các em thiếu nhi khắp cả nước vẽ nên những ước mơ về khu vườn trường của riêng mình.
Ban tổ chức tặng quà cho học sinh tham gia ngày hội
Lễ hưởng ứng cuộc thi vẽ tranh với chủ đề "Vườn trường mơ ước của em" tại khu vực Miền Trung là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động của hành trình của Ngày hội sắc màu. Trước đó, lễ phát động cuộc thi đã được tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn vào cuối tháng 5.2018 và Lễ hưởng ứng ngày hội diễn ra tại Hà Nội ngày 5.9.
"Ngày hội sắc màu" tại Quy Nhơn, Bình Định và hoạt động vẽ tranh cuộc thi "Vườn trường mơ ước của em" thu hút sự tham gia của gần 500 học sinh. Trong khuôn khổ chương trình Ban Tổ chức đã trao tặng 500 suất quà của nhãn hàng dụng cụ mỹ thuật Colokit cho học sinh tham gia tại ngày hội.
Sôi nổi các trò chơi của thiếu nhi
Bên cạnh hoạt động vẽ tranh về khu vườn trường mơ ước, học sinh còn được tham gia nhiều trò chơi liên quan đến màu sắc như: "Bịt mắt vẽ tranh", "Ném bóng đúng rổ màu", "Bong bóng sắc màu"... Vì các trò chơi quá hấp dẫn nên nhiều học sinh hăng hái tham gia tất cả các trò chơi. Phan Thành Dũng, học sinh Trường THCS Lê Hồng Phong. TP.Quy Nhơn, Bình Định, cho biết: "Em rất vui vì được tham gia Ngày hội sắc màu hôm nay. Em và các bạn đã có những giờ hoạt động sôi nổi cùng các trò chơi sắc màu. Em mong rằng chương trình này sẽ được tổ chức một tháng một lần để chúng em có thể gặp nhau và có những phút giây bổ ích với sắc màu".
Các em thiếu thi hào hứng với ngày hội sắc màu
Theo thông tin của ban tổ chức, đến nay, chương trình đã nhận được hàng ngàn tác phẩm dự thi vẽ vườn trường của học sinh khắp cả nước và không ngừng gia tăng qua từng ngày. Thời hạn nộp bài dự thi sẽ kéo dài đến hết ngày 30.10. Thông tin chi tiết dự thi xem tại: http://ngayhoisacmau.colokit.com/
Theo thanhnien
Chuyện bao gạo và cái chữ vùng cao Nhắc đến Lạng Sơn ngày nay, người ta thường nhắc đến những con đường cao tốc láng mượt, những cửa khẩu tấp nập hay những địa điểm du lịch hấp dẫn. Ít ai biết rằng, ở đâu đó trên vùng đất ấy, một vài bao gạo lại chính là bậc thang "nâng bước" cho những đứa trẻ đến gần hơn với "cái chữ"....