Cơ thể xuất hiện “1 tím, 2 yếu, 3 nhiều”: Tim bạn có thể đang gặp vấn đề, nên áp dụng ngay 3 nguyên tắc giúp nuôi dưỡng trái tim
Tổn thương tim thường có thể theo dõi, đặc biệt nếu có sự thay đổi theo chiều hướng “1 tím, 2 yếu, 3 nhiều”, hãy cẩn thận!
Trái tim có thể coi là bộ phận quan trọng nhất, giúp bơm máu đi nuôi dưỡng khắp cơ thể. Do đó, những thay đổi đối với trái tim luôn có các biểu hiện ra bên ngoài rất rõ rệt. Nếu có các biểu hiện “1 tím, 2 yếu, 3 nhiều” dưới đây, bạn nên cẩn thận với sức khỏe tìm mạch của mình.
1 tím, 2 yếu, 3 nhiều – dấu hiệu cho thấy tim có vấn đề
1 tím: môi tím
Môi bình thường và khỏe mạnh thường có màu đỏ nhạt. Điều này là do môi có rất nhiều mao mạch, màu của mỗi cũng thể hiện màu và chất lượng của máu. Nếu không đủ cung cấp máu cho tim, sẽ có sự thiếu máu cục bộ ở môi và màu sắc phản chiếu trên môi là màu tím và xanh.
2 yếu: Mạch yếu, cơ dưới ngón tay cái yếu
Tim khỏe mạnh thì nhịp đập sẽ đều đặn, không nhanh hay chậm, giữ ở mức 60-100 nhịp/phút. Nếu mạch yếu, khó cảm nhận thấy mạch hoặc số lượng nhịp mạch thấp hơn bình thường, đó có thể là do nhịp tim chậm. Đó là dấu hiệu quan trọng của bệnh tim như: Nhồi máu cơ tim cấp, viêm cơ tim, bệnh thiếu máu cơ tim mãn tính…
Phần cơ dưới ngón tay cái là nơi ngón tay cái và lòng bàn tay của chúng ta được kết nối. Trong trường hợp bình thường, nó rất linh hoạt và đàn hồi nhanh chóng sau khi nhấn xuống bằng ngón tay.
Nhưng đối với những người có trái tim không khỏe, phần này sẽ thiếu đi độ đàn hồi. Nếu bạn nhấn nó xuống mà sự đàn hồi chậm, điều này cho thấy tim bạn đang có vấn đề.
3 nhiều hơn: Tức ngực nhiều hơn, đổ mồ hôi nhiều hơn, đau nhiều hơn
Bệnh tim thường có các triệu chứng khó chịu như tức ngực, khó thở, thở kém. Ngoài ra, bệnh tim có thể gây ra sự hưng phấn bất thường với các dây thần kinh giao cảm của cơ thể khiến bạn đổ mồ hôi bất thường. Đặc biệt là ở vùng cổ, lòng bàn tay, da đầu, lưng, bàn chân và bàn chân, đột nhiên đổ mồ hôi nhiều, hãy cẩn thận.
Các vấn đề về tim cũng có thể gây đau ở nhiều vị trí khác nhau, không phải ở tim. Chẳng hạn, bạn bị đau răng nghiêm trọng nhưng vị trí đau lại không rõ ràng, việc dùng thuốc giảm đau cũng vô ích, nó có khả năng là đau răng do tim.
Đôi khi, cơn đau do nhồi máu cơ tim cũng khiến đau quanh ngực, cổ, hầu họng, vai, lưng và bụng. Nếu các triệu chứng trên xuất hiện, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra tim và cần phải bắt đầu chú ý đến việc duy trì sức khỏe của trái tim!
3 quy tắc nuôi dưỡng trái tim: Ăn 5, ngủ 8, hành động 10
Video đang HOT
Ăn 5 loại rau: Thay đổi chế độ ăn uống
Những người có nguy cơ về sức khỏe tim cần phải thay đổi chế độ ăn uống. Đầu tiên là giảm khẩu phần ăn nhiều muối, chất béo và đường cao. Đồng thời, chú ý đến tỷ lệ ăn trái cây và rau trong chế độ ăn. Ăn đủ 5 loại rau và trái cây khác nhau mỗi ngày có lợi cho việc duy trì sức khỏe tim mạch.
Ngủ 8 tiếng: Điều chỉnh giấc ngủ
Nếu bị rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, mơ màng và dễ thức dậy, bạn phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ để lấy lại giấc ngủ bình thường. Duy trì khoảng 8 giờ ngủ mỗi ngày (bao gồm cả ngủ trưa đúng cách) không chỉ có lợi cho việc nghỉ ngơi và thư giãn của cơ thể, mà còn giúp điều hòa cảm xúc và sức khỏe của tim.
Hoạt động 10′: Tập luyện nhẹ nhàng
Chỉ cần đứng dậy sau khi ngồi trong thời gian dài thực sự là không đủ. Ít nhất 10 phút tập thể dục mỗi ngày có thể giúp máu của chúng ta hoạt động trơn tru hơn và chức năng tim mạnh mẽ hơn. Bạn có thể chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, leo cầu thang, bơi lội…
Sticker xanh - đỏ trên ngực áo ê-kíp phẫu thuật tách rời cặp song sinh dính liền và những kỳ tích làm từ trái tim
Hai trái tim nhỏ bé vừa được đập những nhịp đầu tiên của hai cá thể độc lập, nhờ sự kiên cường của cha mẹ hai em, và nhịp rung của những trái tim thuần khiết, bàn tay hòa ái của hơn 100 y bác sĩ hôm nay.
" Các bác sĩ sẽ xin phép đấng tạo hóa để khai sinh ra 2 con một lần nữa với nguyên vẹn hình hài. Tâm nguyện của chúng tôi là trả lại cho 2 bé một cuộc đời lành lặn như bao trẻ khác", TS.BS. Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã chia sẻ như thế trên trang cá nhân, trước ca mổ tách rời cặp song sinh dính nhau Diệu Nhi, Trúc Nhi. Và tối 15/7, hành trình "chỉnh lại tạo hóa" được hàng triệu người Việt Nam hồi hộp theo dõi đã thành công bước đầu.
18h40, bé Trúc Nhi đã được đưa ra khỏi phòng mổ sau khi các bác sĩ hoàn tất khâu tạo hình cuối cùng, khâu vết mổ, bó bột cho bé. Bé Diệu Nhi cũng được đưa ra sau đó. Trước đó, 14h07, ê-kíp đã tách rời xong 2 bé và chia thành 2 nhóm tiếp tục phẫu thuật tạo hình, chỉnh hình, đưa các cơ quan nội tạng về vị trí bình thường.
Quyết định táo bạo nhưng đầy nhân văn ấy được đưa ra sau hơn 1 năm trời trăn trở, hàng chục cuộc hội chẩn, tham vấn và làm việc nghiêm túc của hàng trăm y bác sĩ từ các bệnh viện và trung tâm lớn trên cả nước. Để rồi ngày 15/7, họ dán lên trán Trúc Nhi sticker màu đỏ, Diệu Nhi màu xanh.
Những chấm xanh đỏ ấy cũng được dán lên ngực áo các bác sĩ, để đánh dấu hai ê-kíp sẽ làm việc với em bé, sau khi tách rời thành công. Nó cũng giống như khi người ta chia team để thi đấu, chỉ có điều đặc biệt là, những sticker dán gần trái tim các bác sĩ báo hiệu rằng, họ đang bước vào một cuộc đua mà ai cũng muốn cả mình và team kia cùng thắng lợi giòn giã.
Chia ra để cùng thắng, và cùng ở bên nhau, như tạo hóa đã tính toán trong cuộc vuông tròn, như cả hai sticker xanh - đỏ tách biệt mà gần gũi dán trên ngực áo giáo sư, bác sĩ Trần Đông A (79 tuổi), 1 trong 9 bác sĩ ngoại viện chủ chốt, tham vấn cho kíp mổ.
Bàn tay của vị bác sĩ già ấy hôm nay đã không còn cầm được dao mổ, nhưng tuệ ái - bản lĩnh nghề nghiệp, tri thức và cả trái tim của ông vẫn hướng về hai em bé đang bước vào ca đại phẫu được đánh giá là thách thức nhất cho ngành nhi Việt Nam tính đến thời điểm này.
Bàn tay ấy, năm 1988, đã trực tiếp điều phối, chỉ huy, phẫu thuật chính trong ca mổ tách cặp song sinh trai dính liền Nguyễn Việt - Nguyễn Đức hiếm gặp, thành công vang danh thế giới và ghi tên vào sách kỷ lục Guinness Thế giới năm 1991.
Trí tuệ ấy luôn có mặt trong những ca bệnh hiểm nghèo hiếm gặp nhất ở Việt Nam, bao gồm hầu hết các ca tách dính song sinh, ca ghép gan đầu tiên cho trẻ dưới 2 tuổi từ người sống, bởi một khát vọng ngạo nghễ là chỉnh lại những sai lệch trớ trêu của tạo hóa.
Và đôi mắt ấy, chiều nay đã dõi theo chứng kiến thế hệ học trò mình tiếp nối khát vọng trong một ca mổ mà họ tự tin thành công đến 74%, như lời ông: "Nếu đóng được xương mu, khép xương chậu tốt, các cơ quan nội tạng sẽ vào đúng vị trí, các cháu sẽ đứng dậy và đi lại được".
Trước cuộc đại phẫu thuật tách dính ca song sinh phức tạp bậc nhất Việt Nam cho đến thời điểm này, ngành y của chúng ta từng khiến cả thế giới sửng sốt khi tách dính thành công những ca chưa từng có trong y văn thế giới. Như ca Việt - Đức năm 1988 với sự tham gia của ê-kíp bao gồm 70 giáo sư, bác sĩ đầu ngành của Việt Nam, Nhật Bản và một số quốc gia khác.
Hoặc như ca mổ tách rời hai bé Phi Long, Phi Phụng dính nhau phần ngực và bụng, trong đó toàn bộ xương ức bị dính, phần tiêu hóa, bộ phận nhu mô gan, đường mật dính nhau. Phần tim mạch có khả năng dính ở màng tim, tâm nhĩ hoặc thành tâm thất.
Hay như ca mổ tách thành công cặp song sinh dính liền bụng vào đầu tháng 10/2019 tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. Hồ Chí Minh) khi 2 bé gái mới 1,5 tháng tuổi.
Hai cuộc phẫu thuật tách dính của Việt - Đức và Phi Long - Phi Phụng.
Những kỳ tích ấy không chỉ làm từ trí tuệ và tài năng của đội ngũ y bác sĩ, không chỉ từ sự tiến bộ của khoa học, hỗ trợ của công nghệ, mà còn từ những trái tim luôn sôi sục khát vọng giành lấy một sự sống bình thường cho những em bé có phần thiệt thòi. Đó là một câu đố xoắn não mà tạo hóa gửi đến những thiên thần áo trắng, để trái tim luôn thúc giục họ đi tìm lời giải đáp, vì một sự sống cũng là đáng quý.
Trúc Nhi và Diệu Nhi được phát hiện dính nhau vùng bụng chậu với 4 chân tách rời, có chung một dây rốn từ tuần thai thứ 16. Đây là một trong những trường hợp song thai dính nhau cực kỳ hiếm gặp. Theo ước tính trên thế giới, tỉ lệ song thai dính nhau là 1/200.000 trẻ sống sót. Trong số đó, chỉ có 6% là dính nhau theo kiểu ischiopagus tetrapus như của Trúc Nhi và Diệu Nhi.
Sau khi Hội chẩn tiền sản Bệnh Viện Nhi Đồng Thành phố tư vấn, tiên lượng những rủi ro sau sinh và lên phương án đón bé bài bản sau sinh, cha mẹ vẫn quyết tâm giữ thai để hai con được có cơ hội nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Bằng một nội lực phi thường, hai em bé đã chào đời bình an, cho dù đã phải mổ cấp cứu vì được các bác sĩ của bệnh viện chẩn đoán: "Thai chậm tăng trưởng nặng và có dấu hiệu đe dọa tử vong" ở tuần thai thứ 33.
Sinh ra với một hình hài không nguyên vẹn, nương tựa nhau bằng những cơ quan, nội tạng duy nhất cho cả hai cá thể, Trúc Nhi và Diệu Nhi đã chào đời bởi sự dũng cảm phi thường, tình yêu thương và cả nghị lực từ trái tim của cha mẹ hai em. Cũng có những ngày, Diệu Nhi có đôi phần yếu ớt, nhưng thật diệu kỳ, đã tự vực dậy mạnh mẽ, vượt qua hành trình đầy sóng gió trong thời kỳ sơ sinh thiếu tháng ấy để bảo toàn sự sống cho cả hai chị em.
Hơn 1 năm chung sống trong cùng một cơ thể với muôn vàn những điều bất tiện, cả Trúc Nhi và Diệu Nhi đã học được cách yêu thương nhau, phối hợp và nhượng bộ đối phương đến mức gần như tuyệt đối, để chung sống và chia sẻ cơ thể với nhau. Vì hai nhóc đều hiếu động, tinh nghịch và không thể cùng nhau ngồi dậy cùng lúc, có những khi di chuyển không ăn ý, 2 bé đã vô tình làm tổn thương, cụng đầu và va chạm liên tục trong chiếc nôi được thiết kế riêng cho mình.
Nhưng rồi, hai trái tim bé nhỏ và kiên cường ấy khi 6 tháng tuổi đã biết ngồi dậy, bò chồm, học cách thay nhau bước lùi để tập di chuyển. Cha mẹ đã cùng các chuyên gia vật lý trị liệu, các y bác sĩ phối hợp từ những việc nhỏ nhặt nhất trong sinh hoạt thường ngày như thay tã chung, mớm sữa qua lại, hay vệ sinh đặc biệt phần thân dính liền... Để đến hơn 1 năm sau, hai bé đã đủ sức khỏe bước đến cánh cửa chào một quãng đời mới, nơi chúng có cơ hội phát triển độc lập, bình thường như những đứa trẻ khác.
Thật khó có thể hình dung những nỗi đau, căng thẳng, những giọt nước mắt đã đi qua cuộc đời của cha mẹ hai cô bé ấy suốt hơn 1 năm qua. Tôi vẫn tin rằng, đó là một sự lựa chọn dũng cảm của trái tim người mẹ, mà như chị từng chia sẻ, không có mảy may ý định lùi bước. " Tôi nghĩ các con đã dũng cảm để có mặt trên cuộc đời này, các con sẽ dũng cảm vượt qua tất cả. Các bác sĩ đã không ngại khó khăn, dũng cảm thực hiện ca phẫu thuật, là một người mẹ, tôi không cho phép mình chùn chân".
Phải chăng, sự dũng cảm phi thường, mà cũng rất bình thường của trái tim ấy đã truyền đến cho cặp song sinh mới tròn tuổi, để chúng tiếp tục hành trình đáng kinh ngạc của mình?
Ngày 15/7 sẽ là một ngày đặc biệt đáng nhớ của hai em. Dù hành trình phía trước còn nhiều khó khăn, nhưng ai cũng tin rằng, điều lành sẽ đến với Diệu Nhi và Trúc Nhi. Bởi các em nhận được tình yêu không chỉ của bố mẹ mà còn là sự nỗ lực của hàng trăm bác sĩ, nhân viên y tế cũng như lời chúc tốt lành của hàng triệu trái tim biết yêu thương.
Ảnh: BV Nhi đồng TP
Bình Định: Cứu sống cháu bé bị sốc sốt xuất huyết nặng Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định vừa điều trị thành công cho 1 cháu bé 7 tuổi bị sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo kèm viêm phổi, sốc, tái sốc, tổn thương tim, tổn thương gan... Điều trị bệnh nhân tại Khoa Nhi của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định - ẢNH: TỪ ĐẠT Ngày 29.6, Bệnh viện...